Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

5 Phút Cho Lời Chúa 13/10/2016

Filled under:

KHIÊM TỐN TÌM CHÚA
“Các người đã cất giấu chìa khóa của sự hiểu biết: các người đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các người lại ngăn cản.” (Lc 11,52)
Suy niệm: Chúa Giê-su gọi những người thông luật là “người giữ chìa khoá của sự hiểu biết” bởi vì họ thông thạo Thánh Kinh, nắm rõ lịch sử. Thế nhưng họ đã không tin Ngài là Đấng mà các ngôn sứ tiên báo, và lịch sử cứu độ quy hướng về. Đã vậy, họ không tin thì cũng đành; đằng này, họ lại còn xuyên tạc, ngăn cản dân chúng đến với Ngài. Không dừng lại ở đó, lòng căm giận còn thúc đẩy họ đi đến chỗ gài bẫy, bắt bẻ và cuối cùng loại trừ Ngài bằng bản án đóng đinh Ngài vào thập giá.
Mời Bạn: Khổng Tử dạy rằng: “Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã,” nghĩa là: “Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, vậy mới thật là biết” (Luận Ngữ). Điều này thật đúng khi nói về thái độ phải có đối với những chân lý đức tin. Những chân lý đức tin là những mầu nhiệm sâu xa vượt quá tầm trí hiểu của con người. Nếu khiêm tốn nhìn nhận mình không hiểu thấu và cầu xin ơn Chúa soi sáng, Chúa sẽ ban ơn giúp sức cho chúng ta. Còn ai kiêu căng, tự mãn, cho mình biết tất cả, không cần ơn Chúa dạy dỗ thì người đó sẽ sống mãi trong tăm tối mù lòa của mình mà thôi.
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày tôi dành ít nhất năm phút cho Lời Chúa. Tôi chọn một câu lời Chúa để suy niệm rồi từ đó rút ra điều Chúa muốn dạy bảo, và muốn tôi đem ra thực hành.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa là nguồn bình an, là niềm hạnh phúc cho tâm hồn. Xin Chúa cho chúng ta biết say mê tìm kiếm Chúa, biết dùng những khả năng Chúa ban để phụng sự Chúa và hăng say làm cho nhiều người khác hiểu biết và yêu mến Chúa.

Thánh Margaret Mary Alacoque
(1647-1690)
Thánh Margaret Mary được Chúa chọn để dấy động trong Giáo Hội một nhận thức về tình yêu Thiên Chúa được biểu tượng qua trái tim Chúa Giêsu.

Ngài sinh trưởng ở L'Hautecour, Burgundy, nước Pháp. Sau khi cha chết vào lúc tám tuổi, ngài được gửi vào trường Nữ Tu Thánh Clara Khó Nghèo ở Charolles. Ngài phải nằm liệt giường vì bệnh thấp khớp cho đến năm mười lăm tuổi, và lúc ấy ngài đã có lòng sùng kính Thánh Thể đặc biệt.

Ngài từ chối việc lập gia đình và gia nhập dòng Thăm Viếng ở Paray-le-Monial và khấn trọn vào năm tiếp đó. Một nữ tu dòng Thăm Viếng "không cần phải trở nên phi thường," nhưng người nữ tu trẻ tuổi này thật khác lạ. Một chị đệ tử sinh (thích chỉ trích) cũng phải công nhận Margaret là người khiêm tốn, đơn sơ và thành thật, nhưng trên tất cả Margaret hiền lành và kiên nhẫn khi bị sửa sai và chỉ trích.

Khi hai mươi tuổi, ngài được thị kiến Đức Kitô, và từ ngày 27 tháng Mười Hai 1673, cho đến một năm rưỡi sau đó, ngài nhận được một chuỗi những thụ khải. Qua đó, Đức Kitô cho biết thánh nữ được chọn là khí cụ của Người để lan truyền việc sùng kính Thánh Tâm Chúa, và qua tình yêu của chính mình, thánh nữ sẽ đền bù cho sự lạnh nhạt và vô ơn của thế gian -- qua sự thường xuyên và quý trọng việc Rước Lễ, nhất là trong các thứ Sáu đầu tháng, và qua một giờ cầu nguyện mỗi tối thứ Năm để tưởng nhớ sự thống khổ và cô đơn của Chúa khi trong vườn Cây Dầu. Chúa cũng yêu cầu thiết lập một ngày lễ để kính Thánh Tâm Chúa.

Như tất cả các thánh khác, Margaret đã phải trả giá cho sự thánh thiện của mình. Một số các sơ trong dòng chống đối ra mặt. Các thần học gia được triệu tập để tuyên bố những gì ngài được thụ khải chỉ là ảo tưởng và họ đề nghị ngài ăn uống điều độ hơn. Sau này một cha giải tội của nhà dòng, Chân Phước Claude de la Colombiere, dòng Tên, nhận ra giá trị thực của điều thụ khải và đã hỗ trợ ngài. Bất kể sự chống đối mãnh liệt, Đức Kitô kêu gọi ngài hãy hy sinh để đền bù cho những thiếu sót của các sơ trong dòng, và để sứ điệp của Chúa được lan rộng.

Cho đến năm 1683, sự chống đối chấm dứt khi Mẹ Melin được chọn làm Bề Trên và bổ nhiệm Sơ Margaret Mary làm phụ tá. Sau này sơ làm Giám Đốc Đệ Tử Viện, và được mục kích lễ Thánh Tâm Chúa được nhà dòng cử mừng một cách riêng tư vào năm 1686, và hai năm sau, một nhà nguyện được xây cất ở Paray-le-Monial để kính Thánh Tâm Chúa.

Sơ Margaret Mary từ trần ngày 17-10 và được phong thánh năm 1920. Chính ngài cũng như Thánh Gioan Eudes và Chân Phước Claude La Colombiere được gọi là "Các Thánh của Thánh Tâm"; bảy mươi lăm năm sau, năm 1765, việc sùng kính Thánh Tâm được chính thức công nhận và được chấp thuận bởi Đức Giáo Hoàng Clêmentê XIII.

Lời Bàn
Thời đại vật chất-khoa học của chúng ta không thể "chứng minh" những thụ khải riêng tư. Các thần học gia, nếu bị ép buộc, cũng xác nhận là chúng ta không phải tin vào điều thụ khải. Nhưng không thể khước từ sứ điệp mà Thánh Margaret Mary đã loan báo: Thiên Chúa yêu thương chúng ta với một tình yêu nồng nàn. Thánh nữ luôn nhấn mạnh đến việc đền bù qua sự cầu nguyện, và nhắc đến sự phán xét sau cùng. Những điều ấy đủ để xoá tan tính cách dị đoan và hời hợt của việc sùng kính Thánh Tâm trong khi vẫn duy trì được ý nghĩa sâu xa của Kitô Giáo.

Lời Trích
Đức Kitô nói với Thánh Margaret Mary: "Đây là Trái Tim đã quá yêu thế gian đến nỗi không còn giữ lại chút gì, cho đến khi kiệt quệ và héo hon, để chứng minh tình yêu của trái tim Thầy. Đền đáp lại, Thầy chỉ nhận được sự vô ơn bạc nghĩa, qua sự bất kính và phạm thượng của chúng, và qua sự lạnh nhạt và khinh miệt của chúng trong bí tích tình yêu này... Thầy đến trong trái tim mà Thầy đã ban cho con để qua sự nhiệt thành của con, con sẽ đền bù cho những xúc phạm đến Thầy vì những tâm hồn thờ ơ và lười biếng đã làm ô danh Thầy trong Bí Tích Thánh Thể" (lần thụ khải thứ ba).

Mặt Trời Múa

Hôm nay 13 tháng 10, là kỷ niệm Ðức Mẹ hiện ra lần thứ sáu cho ba em Lucia, Phanxicô và Giacinta tại làng Fatima bên Bồ Ðào Nha.
Ðây là lần hiện ra có đông đảo dân chúng chứng kiến nhất. Mặc dù thời tiết xấu, ngay từ ngày 12, có trên mười ngàn người Bồ Ðào Nha từ khắp nơi trong nước đổ xô về Fatima để chờ đợi phép lạ như Ðức Mẹ đã hứa trong các lần hiện ra trước. Người lo lắng nhất trong suốt mấy ngày hôm đó chính là bà mẹ của Luciạ Bà khuyên cô con gái hãy đi xưng tội để nhỡ nếu không có phép lạ xảy ra, thì khi bị giết chết, họ cũng an tâm vì đã xưng tộị Cô Lucia trả lời: con sẽ đi xưng tội, nhưng không phải vì sợ phép lạ không xảy rẫ. Ðức Mẹ sẽ giữ lời hứa.
Buổi sáng sớm ngày 13/10, người ta đã thấy đám đông đứng phủ đầy ngọn đồi Cova da Iria, nơi Ðức Mẹ hứa sẽ hiện đến. Dưới cơn mưa lất phất của những ngày đầu mùa thu, ai cũng cảm thấy lạnh cóng, nhưng đều hiệp ý với nhau trong lời kinh Mân Côi kính Mẹ. Mọi người đều chăm chú hướng nhìn về ba em bé mục đồng, trong y phục rách rưới và bê bết những bùn.
Lucia bắt đầu đọc kinh Mân Côi, bỗng cô hô lớn: "Xin mọi người hãy xếp dù lại". Với hai em Phanxicô và Giacinta, cô ra lệnh: "Hai em hãy quỳ xuống, vì Ðức Mẹ đang hiện đến".
Cùng với ba em, nhiều người đã nhìn thấy vệt sáng trên nền trờị Trong một cái nhìn vừa cảm thông và u buồn, Ðức Mẹ nói với ba em bé: "Ta là Ðức Mẹ Mân Côõ. Ta muốn người ta xây một nhà nguyện tại đây để kính nhớ Tạ Các con hãy tiếp tục lần hạt mỗi ngày". Và Ðức Mẹ đã hứa sẽ nhận lời cầu xin của một số người mà Lucia đại diện trình lên Mẹ. Nhưng Mẹ cảnh cáo: "Ðừng xúc phạm đến Chúa nữa, người ta đã xúc phạm quá đỗi rồi". Nói xong những điều đó, Ðức Mẹ chỉ tay về hướng mặt trờõ. Trong cơn ngây ngất, Lucia đã thốt lên: "Xin mọi người hãy nhìn về mặt trời".
Lạ lùng thay, ai cũng có thể nhìn về mặt trời mà không bị lóa mắt. Như một bánh xe cuồn cuộn lửa đỏ, ánh thái dương bỗng quay lượn, nhảy múa và toát ra những tia sáng muôn màu sắc. Rồi thình lình, từ trời cao, mặt trời bỗng đổ xuống như một trái bóng da khổng lồ. Trong cơn hốt hoảng, mọi người cảm thấy như mặt trời sắp rơi xuống, ai ai cũng nằm rạp xuống trên bãi cỏ và đấm ngực ăn năn như để chờ đợi giây phút cuối cùng của vũ trụ... Hiện tượng mặt trời nhảy múa và sa xuống mặt đất kéo dài trong vòng hai phút. Khi mặt trời đã trở lại trạng thái bình thường, mọi người đều nhận thấy rằng, bãi cỏ ướt đẫm trong cơn mưa bỗng trở nên khô ráo.
Việc Ðức Mẹ hiện ra và hiện tượng mặt trời nhảy múa đi kèm như được mô tả trên đây, mang nhiều ý nghĩa.
Chính phủ cách mạng tại Bồ Ðào Nha vào năm 1917 muốn đánh đổ những thứ mà họ gọi là huyền thoại tôn giáo, cũng như dẹp bỏ mọi thứ cuồng tín. Buổi sáng ngày 13/10 hôm đó, cả một lực lượng vũ trang hùng hậu đã được gửi đến đồi Cova da Iria để ngăn cản mọi cuộc tập họp của dân chúng. Báo chí thì tung ra lời tuyên đoán rằng phép lạ sẽ không bao giờ xảy ra và huyền thoại tôn giáo sẽ cáo chung từ hôm đó.
Thế nhưng tất cả những sức ép trên đây đã không đánh đổ được lòng tin của người tín hữu.
Phép lạ mặt trời múa vừa là một thể hiện của quyền năng của Thiên Chúa vừa là một lời mời gọi sám hốị Ðệ nhất chiến tranh đã phát sinh nhiều làn sóng vô thần chủ trương tiêu diệt tôn giáo bằng bạo lực. Bên cạnh những chế độ độc tài chối bỏ quyền sống của con người, nhiều người cũng buông thả trong đời sống luân lý.
Thế giới chỉ có thể cứu vãn được nếu con người biết hoán cải: đó là sứ điệp mà Ðức Maria đã không ngừng lặp đi lặp lại tai Fatimạ Và phương tiện để giúp con người hoán cải trước tiên đó là cầu nguyện. Cầu nguyện không những là quay trở lại với Chúa, nhưng còn là một cải đổi tương quan đối với người anh em.
Lịch sử đang lập lại không ngừng. Quyền sống của con người đang bị chối bỏ nhiều nơi trên thế giớị Con người cũng chối bỏ và chà đạp chính Thiên Chúa trong những sa đọa về luân lý. Ðức Maria đang tha thiết kêu mời chúng ta hãy sám hối, siêng năng cầu nguyện với kinh Mân Côõ. Ðó là phương thế duy nhất để cứu vãn thế giới của chúng ta.