ĐỔI MỚI THEO CÁCH CỦA CHÚA
“Rượu mới đổ vào bầu da mới.” (Lc 5,38)
Suy niệm: Đức Hồng Y Lustiger, tổng giám mục Paris (+2007), được ca ngợi như là “người của truyền thống và của canh tân… Ngài đã thành công lớn trong việc tổ chức ngày Quốc Tế Giới Trẻ năm 1997, biểu tượng cho sự đổi mới không mặc cảm trong Giáo Hội...” (x. Vietcatholic 8.8.2007). Những nhận xét trên về Đức Hồng Y Lustiger như một minh hoạ cho sứ điệp Tin Mừng hôm nay. Đổi mới để thích nghi và đáp ứng cho hoàn cảnh mới là qui luật tất yếu của cuộc sống và mọi cơ chế, nếu ta không muốn phá hư cả ‘rượu’ lẫn ‘bầu da’. Đức Giê-su xuất hiện trong tôn giáo và xã hội Do Thái như một nhà canh tân triệt để; và theo cha A. de Mello: “Người đã bị từ khước không phải vì Người mang đến tin mừng mà vì Người mang đến tin mới mẻ”.
Mời Bạn: Dĩ nhiên, khẩu hiệu “đổi mới” có thể dễ bị lạm dụng và gây ra những xáo trộn không cần thiết. ‘Nhân đức đứng giữa’, tức trung dung, có vai trò quan trọng ở đây, như câu ngạn ngữ La-tinh: “Virtus in medio stat.” Là Ki-tô hữu, ta không đứng bên lề, nhưng trong lòng xã hội. Ta cố gắng thích nghi với những dấu chỉ mới của thời đại, nhưng đồng thời cũng không tối mặt ‘vơ’ hết những trào lưu mà xã hội hôm nay ‘tọng’ cho mình (x. Thư gởi Đi-ô-nhê-tê).
Chia sẻ: Giáo xứ hay cộng đoàn bạn cần đổi mới những gì? Đâu là điểm cốt lõi của việc đổi mới? Dùng phương cách nào? Đâu là những thuận lợi và bất lợi?
Sống Lời Chúa: Dùng việc xét mình cá nhân hoặc lượng giá tập thể để nhận ra đâu là điều cần đổi mới.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin biến đổi con mỗi ngày, để con có thể góp phần biến đổi thế giới xung quanh mình trong Ánh Sáng của Chúa. Amen.
Chân Phước John Francis Burté và Đồng Bạn
(k. 1792; d.1794)
(k. 1792; d.1794)
Các linh mục này là nạn nhân của cuộc Cách Mạng Pháp. Mặc dù họ tử đạo trong thời gian khác nhau, nhưng được Giáo Hội mừng kính cùng một lúc vì tất cả đã hy sinh mạng sống với cùng một lý do. Hiến Chương Dân Sự về Tu Sĩ (1791) của nhà cầm quyền buộc tất cả các linh mục phải tuyên thệ những điều chung qui là chối bỏ đức tin. Họ đã từ chối và đã bị hành quyết.
John Francis Burté gia nhập dòng Phanxicô lúc 16 tuổi và sau khi thụ phong linh mục ngài dạy thần học cho các đệ tử sinh. Sau này ngài là giám đốc tu viện lớn ở Balê cho đến khi ngài bị bắt và bị giam trong tu viện dòng Camêlô.
Appolinaris Posat sinh năm 1739 ở Thụy Điển. Ngài gia nhập dòng Capuchin và nổi tiếng là một người thuyết giảng, một cha giải tội và nhà giáo dục các tu sĩ. Được sai sang Đông Phương để truyền giáo, ngài đến Balê để học các ngôn ngữ Đông Phương khi cuộc Cách Mạng Pháp bắt đầu. Từ chối không chịu tuyên thệ, ngài bị bắt và bị giam trong tu viện Camêlô.
Severin Girault, một người Dòng Ba, là tuyên uý cho một số các nữ tu ở Balê. Bị cầm tù với những người khác, ngài là người đầu tiên bị chết trong cuộc tàn sát ở tu viện.
Ba vị này cùng với 182 người khác -- kể cả vài giám mục và nhiều linh mục dòng cũng như triều -- đã bị thảm sát tại tu viện Camêlô ở Balê ngày 2 tháng Chín, 1792. Tất cả được phong chân phước vào năm 1926.
John Baptist Triquerie, sinh năm 1737, gia nhập Đan Viện Phanxicô. Ngài là tuyên uý và là cha giải tội cho các tu sĩ dòng Thánh Clara Khó Nghèo trong ba thành phố trước khi ngài bị bắt vì không chịu tuyên thệ. Cùng với 13 linh mục triều, ngài bị chém đầu ở Laval ngày 21 tháng Giêng 1794. Ngài được phong chân phước năm 1955.
Lời Bàn
"Tự Do, Bình Đẳng, Huynh Đệ" là châm ngôn của cuộc Cách Mạng Pháp. Nếu mỗi cá nhân có "các quyền lợi không thể thay đổi", như Bản Tuyên Ngôn Độc Lập khẳng định, thì những quyền này không thể xuất phát từ những thoả ước của xã hội (có thể rất mong manh) nhưng phải được phát xuất trực tiếp từ Thiên Chúa. Chúng ta có tin điều đó không? Chúng ta có hành động theo điều đó không?
Lời Trích
"Biến động xảy ra ở Pháp vào cuối thế kỷ 18 đã tàn phá mọi sự thiêng liêng và đã xúc phạm cũng như trút sự tức giận lên Giáo Hội và các mục tử. Những người vô đạo đức lên nắm quyền đã che đậy sự giận dữ Giáo Hội dưới chiêu bài triết lý lừa bịp... Dường như thời bách hại tiên khởi đã trở lại. Giáo Hội, nàng dâu không tì vết của Đức Kitô, trở nên lộng lẫy với các triều thiên tử đạo" (Sử Liệu Tử Đạo).
Khuôn Mặt Giuđa
Một trong những giai thoại nổi tiếng nhất trong lịch sử hội họa đó là câu chuyện danh họa Leonardo da Vinci đi tìm người mẫu để họa khuôn mặt của Giuđa, kẻ phản bội.
Leonardo đang miệt mài trong bức tranh "Bữa Ăn Cuối Cùng" của Chúa Giêsu với các môn đệ. Tất cả các khuôn mặt, từ Chúa Giêsu đến các môn đệ, đều đã hiện nguyên hình trên khung vải.
Người được chọn làm người mẫu cho Giuđa nhìn nhà danh họahồi lâu.
Chúng ta thường nói: khi yêu thì trái ấu cũng tròn... Trong một lá thư tình nào đó, có lẽ hai người yêu nhau sẽ nói với nhau: không có anh, không có em, đất trời như vô nghĩa. Tình yêu có tính sáng tạo.
Tin và yêu là hai động tác gắn liền với nhau.
Tomas đã đến với Chúa Giêsu Phục Sinh bằng sự lý luận, uyên bác của một nhà khoa học: "Nếu tôi không xỏ ngón tay tôi vào lỗ đinh và vào cạnh sường của Ngàì. Tôi không tin". Thái độ này rất phù hợp với tinh thần khoa học. Trong công cuộc nghiên cứu khoa học, người ta quan sát, đưa ra giả thuyết, kiểm chứng, thí nghiệm rồi đi đến kết luận... Phương pháp này hoàn toàn vô giá trị trong tình yêu.
Trong đức tin cũng thế, Thiên Chúa yêu thương chúng ta và Ngài mời gọi chúng ta đi vào tình yêu của Ngài.
Tình yêu đó mời gọi chúng ta vượt lên trên tất cả những lý luận và ngờ vực của chúng ta.