Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

"Việc thử nghiệm cho Rước Lễ bằng Tay đã đưa đến Thảm Họa.. ."

Filled under:

Cha Benedict Groeschel, C.F.R (Sinh 23/7/33 - Tử 3/10/14) là một linh mục quen thuộc với nhiều người Công Giáo tại Hoa kỳ cũng như trên thế giới.  Cha là một trong những vị đồng sáng lập ra Hội Dòng Tu Sĩ Phanxico Tái Tân (The Franciscan Friars of the Renewal), cũng như là một bậc thầy tĩnh tâm và là tác giả của nhiều tập sách, hầu hết Cha Benedict Groeschel được biết đến qua các chương trình trường kỳ trực tiếp truyền hình hằng đêm Chúa Nhật tại đài truyền hình Công Giáo EWTN của Mẹ Angelica (Mẹ Angelica mới qua đời cách đây không lâu).  Có thể những điều cha nhận xét coi bộ cũng không được rõ lắm việc thực hành rước lễ bằng tay hiện thời.  Xin coi khúc phim Cha Groeschel nhận xét sau đây:


 
Vậy những ai muốn cố gắng để có được một buổi lễ cung kính hơn, họ là bạn của tôi. Và tôi cũng muốn nói rất rõ ràng là tôi gẫm việc thử nghiệm cho rước lễ bằng tay đã đưa đến thảm họa. Thử nghiệm chỉ là cho làm thử, và sự thử làm (thử cho rước lễ kiểu) này đã thất bại - không hữu hiệu .”
Đang khi Giáo Hội cho phép giáo hữu được rước lễ bằng tay, thì quy chuẩn chung (universal norm) vẫn là phải rước lễ bằng lưỡi. Tất nhiên, việc rước lễ bằng tay chỉ là một Kiểu chọn Tầm Thường trong Thánh Lễ; cả hai Thánh Lễ Latin Truyền Thống, cũng như các nghi lễ phụng vụ đông phương, đều không cho phép điều đó.
Phụng vụ bất kính trong nhiều thập kỷ đã thiệt hại vô cùng đến đức tin.  Đức Giám Mục (ĐGM)  Athanasius Schneider, cũng gióng tiếng nhận xét tương tự như cha Groeschel đã nói, ĐGM nói rằng, “cái gọi là tân thời, mới mẻ, thói quen rước lễ trực tiếp bằng tay rất đáng sợ vì nó hạ đặt Chúa Kitô vào hạng đại tầm thường .”
Phương thuốc cấp tốc để chữa bệnh thử nghiệm sai lầm này thiệt đơn giản cho nhiều giáo hữu là hãy chọn rước lễ bằng lưỡi. Khi càng nhiều người tôn kính Thánh Thể Chúa quay về thực hành việc rước lễ truyền thống, chúng ta hy vọng sẽ có thêm nhiều linh mục, giám mục được dũng khí mạnh dạn hơn để lên tiếng bảo vệ Bí Tích Thánh Thể.
[Kẻ dịch này từng chứng kiến các vị "thừa sai cho rước lễ": 
có ông mặc quần đùi áo thun đi giày thể thao, có bà đi đôi dép hai quai lẹp bẹp - quần như chó táp cộc lốc đến đầu gối -áo hai giây hở hang hay mặc váy quá ngắn -móng tay dài thoòng ..., có cô cụ cho rước lễ xong vừa đi vừa thò tay vào Chén Thánh còn dư đếm đếm như đếm bánh quy "cookies" ..., còn có cả cô cụ mang giầy/guốc cao gót chắc đi đứng lâu mỏi chân nên trật chân làm đổ oạc Mình Thánh tung tóe xuống đất,  còn có cụ chú thì làm đổ oạc Máu Thánh Chúa ra rồi người khác chỉ lấy giấy lau tay thường lau đi, trong khi nền chưa khô thì đã đứng lên ngay chỗ đó tiếp, (xin các cụ cô và các cụ chú  thừa sai nào quá lão niên rồi, xin an phận ngồi thưởng thức Mình Thánh Chúa cầu nguyện ..., đừng lãnh việc cho rước lễ nữa, phòng ngừa truyện bất trắc xúc phạm đến Thánh Thể), và vì Mình Thánh Chúa không có đĩa hứng nên tôi thấy bị rớt xuống đất hoài, rồi bà con cô bác cứ thế thản nhiên đi tới đi lui qua lại ngay chỗ rớt Mình Thánh coi như chẳng có chuyện gì xảy ra ...ôi, Mảnh Vụn Mình Thánh Chúa?  Có cụ chú lúc cho rước lễ thì cứ bốc Mình Thánh rất nhanh bỏ vào tay giáo dân như phát kẹo kiểu cho mau, chẳng chịu giơ Mình Thánh lên tuyên xưng, "Mình Thánh Chúa Kitô", để giáo dân thưa "Amen" đặng rước lấy.  
Người Việt đa số còn ý tứ ăn mặc lịch sự đàng hoàng và cẩn thận hơn, nhưng cũng có lần ở dưới góc cuối nhà thờ nghe một cụ chú  trách bà trưởng khối thừa sai cho rước lễ là, "sao cả tháng rồi tôi chưa được cho rước lễ" ??? 
Thừa sai như đã nói trên cũng góp phần hạ Chúa Kitô xuống hạng quá xá tầm thường thêm luôn. Ơi là "những điều trông thấy mà đau đớn lòng", Đức tin vì đấy suy vong.
Ngoài đề lang thang một chút:  tôi còn nhớ khoảng thời gian năm 80-84, lúc tôi xưng tội rước lễ lần đầu và chịu Phép Thêm Sức. Gian cung thánh nhà thờ xứ tôi vẫn còn trang trọng, và có hai cái bao lơn bàn quỳ bằng đá xanh nước biển rất đẹp, chân bao lơn hình tròn, bàn hình vuông kéo dài thành bao lơn (như thể tượng trưng cho trời và đất), các sơ luôn trải áo khăn bao lơn thơm tho trắng tinh, trông rất sang trọng đẹp đẽ, và mỗi khi lễ xong, các sơ lột áo khăn bàn bao lơn mang đi giặt.  Nhưng tiếc rằng, mấy năm sau cha xứ bứng đi, không còn bàn quỳ, giáo dân phải đứng xếp hàng rước lễ ...không còn được quỳ rước lễ bằng lưỡi nữa, cha sửa gian cung thánh lại hết, làm lại Nhà Tạm, rồi gắn thêm hai con rồng rất to chầu hai bên thấy gớm, tôi rất sợ nhìn lên nhà tạm để khỏi thấy hai con rồng này. Sau này, gia đình tôi đi chỗ khác ở rồi đi Mỹ, cha xứ sang Mỹ gây quỹ vì nhu cầu mục vụ cần thiết của giáo xứ, đập nốt nhà thờ cũ vẫn còn rất đẹp để xây nhà thờ mới, tôi thấy tiếc.  Nhà thờ cũ do cha quá cố trước đó sau khi dắt dân di cư 54 về đấy lập nghiệp rồi xây nên.  Nhà thờ mới bị giáo dân than là xây theo theo kiểu mỹ (chống lạnh), trong khi vn thì nóng như đổ lửa, không thoáng đẹp như nhà thờ cũ, nó nóng ngộp và bí muốn chết được. Bây giờ cha già đã về hưu, thay cha xứ mới về, nghe đâu cha xứ mới đã có dự định và đang đi quyên góp để đục tường ra làm thêm cửa thoáng gió gì đấy, không biết tới giờ ra sao.
PS: Giáo Hội hoàn vũ thời nay, hầu hết các giáo xứ đều cho rước lễ dưới hai hình bằng tay và bằng miệng, và hiếm có nhà thờ nào vẫn còn bàn quỳ rước lễ.  Vậy chúng ta đi nhà thờ nào thì tùy cơ ứng biến theo cha quản nhiệm ở xứ đó, nếu ngài không đồng ý cho rước lễ bằng lưỡi, chúng ta cứ kính cẩn rước lễ bằng tay, xin đừng quên lấy ngón tay chấm những mảnh vụn Mình Thánh rơi rớt trên lòng bàn tay rồi rước vào miệng, tuy có người buồn, nhưng xin cứ y lệnh theo, đừng cố chấp không chịu đưa tay ra rước lễ hay chống đối chỉ trích. Chẳng hạn như vào mùa cúm, tôi thấy có người cứ giùng giằng cố chấp không chịu đưa tay ra rước lễ, và cha cho rước lễ cũng cương quyết nhất định không cho rước lễ, cho tới khi buộc họ phải chịu đưa tay ra thì mới cho rước lễ, xin đừng làm vậy.] 
Sóng Biển

Ngay 27/9/2016