Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Đức Thánh Cha Phanxicô, Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXIV Thương Niên Ngày 11/9/2016

Filled under:

"Quên đi quá khứ - đó là nhược điểm của Thiên Chúa.
Khi Ngài ôm lấy chúng ta thì Ngài tha thứ cho chúng ta và Ngài bị mất đi ký ức.
Ngài không có trí nhớ. Ngài quên đi quá khứ".

 
Xin chào anh chị em thân mến!
Phụng vụ hôm nay đưa chúng ta tới đoạn 15 của Phúc Âm Thánh Luca, một đoạn được coi như là đoạn về lòng thương xót. Nó bao gồm 3 dụ ngôn được Chúa Giêsu sử dụng để đáp lại cái lẩm bẩm cằn nhằn của những luật sĩ và biệt phái đang phê phán hành động của Người: "Người này tiếp đón các tội nhân và ăn uống với họ" (câu 2).
Bằng ba câu chuyện này, Chúa Giêsu muốn làm cho chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa Cha là Đấng trước tiên có thái độ đón nhận và thương xót đối với tội nhân. Thiên Chúa có thái độ này.
Ở dụ ngôn thứ nhất, Thiên Chúa được trình bày như là một vị mục từ bỏ 99 con chiên lại để đi tìm một con duy nhất bị thất lạc. Ở dụ ngôn thứ hai, Ngài được so sánh với một người nữ bị mất một đồng bạc cắc và tìm kiếm cho đến khi tìm thấy nó. Ở dụ ngôn thứ ba, Thiên Chúa được diễn tả như một người cha đón nhận đứa con tự ý tách mình ra; hình ảnh về người cha cho thấy tấm lòng của một vị Thiên Chúa thương xót được tỏ hiện nơi Đức Giêsu.
Yếu tố chung trong các dụ ngôn này được diễn tả ở những động từ đều mang ý nghĩa cùng hân hoan với nhau, mừng rỡ. Ở đây không có vấn đề than khóc; chỉ có hân hoan, chỉ có vui mừng. Vị mục tử gọi bạn bè cùng hàng xóm của mình mà nói rằng: "Xin hãy hân hoan với tôi vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc" (câu 6). Người phụ nữ gọi bạn bè và hàng xóm của mình mà nói: "Hãy hân hoan với tôi vì tôi đã tìm thấy đồng bạc cắc tôi đánh mất" (câu 9). Và người cha nói cùng đứa con khác của mình rằng: "giờ đây chúng ta cần phải vui mừng và hân hoan vì em con đã chết nay sống lạc; đã lạc lại được tìm thấy" (câu 32).
Ở hai dụ ngôn đầu, điểm chính là ở niềm vui bất khả cầm nén đến độ cần phải chia sẻ với "bạn hữu và hàng xóm". Ở dụ ngôn thứ ba, điểm chính là ở niềm vui xuất phát từ lòng của người cha nhân hậu và lan tỏa cho chung cả nhà. Việc Thiên Chúa hân hoan vui mừng về những ai hối cải trở về với Ngài trở thành thích hợp hơn bao giờ hết trong Năm Thánh chúng ta đang sống đây, như chính từ ngữ này diễn tả: "jubilee" tức là hân hoan mừng rỡ. 
Với 3 dụ ngôn này, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy dung nhan chân thực của Thiên Chúa, một Vị Thiên Chúa luôn dang rộng cánh tay, một vị Thiên Chúa đối xử với các tội nhân một cách dịu dàng và cảm thương. Dụ ngôn làm cho mọi người cảm kích - vì nó bộc lộ tình yêu vô biên của Thiên Chúa - là dụ ngôn về người cha gắn bó cùng ôm lấy người con được tìm thấy. Tức cái cảm kích ở đây không phải về một câu chuyện buồn của một con người trẻ đâm đầu sống trác táng trụy lạc mà là những lời dứt khoát của nó: "Tôi sẽ đứng dậy trở về cùng cha tôi" (câu 18).
Con đường trở về nhà là con đường hy vọng và con đường của một đời sống mới. Thiên Chúa đang chờ đợi việc chúng ta trở về con đường này, Ngài nhẫn nại đợi chờ chúng ta, Ngài nhìn thấy chúng ta khi chúng ta vẫn còn ở đằng xa, Ngài chạy đến gặp chúng ta, Ngài ôm lấy chúng ta, Ngài hôn chúng ta, Ngài tha thứ cho chúng ta. Thiên Chúa là thế đó. Cha của chúng ta là thế đó. Ơn tha thứ của Ngài xóa bỏ quá khứ và tái sinh chúng ta trong yêu thương.Quên đi quá khứ - đó là nhược điểm của Thiên Chúa. Khi Ngài ôm lấy chúng ta thì Ngài tha thứ cho chúng ta và Ngài bị mất đi ký ức. Ngài không có trí nhớ. Ngài quên đi quá khứ. Khi tội nhân chúng ta hoán cải và để mình được Thiên Chúa cho tái hội ngộ, thì chúng ta không gặp phải những trách móc và nghiêm khắc, bởi Thiên Chúa cứu độ, Ngài lại ón nhận chúng ta về nhà một cách hân hoan và mừng rỡ.
Chính Chúa Giêsu đã nói trong bài Phúc Âm hôm nay rằng "trên trời vui về một tội nhân hoán cải hơn là 99 người công chính không cần hoán cải".
Tôi xin hỏi anh chị em một câu: Anh chị em có bao giờ nghĩ rằng mỗi lần chúng ta đến toà giải tội thì trên trời hân hoan vui mừng hay chăng? Có bao giờ anh chị nghĩ đến điều ấy hay chăng? Tuyệt vời.
Điều này làm cho chúng ta tràn đầy những hy vọng vì không có một tội lỗi nào chúng ta sa phạm mà bằng ơn Chúa chúng ta lại không thể chỗi dậy được.Chẳng bao giờ có một người nào lại không thể phục hồi; không ai lại bất khả phục hồi, vì Thiên Chúa không bao giờ thôi muốn cái tốt của chúng ta - ngay cả khi chúng ta sa ngã phạm tội!
Xin Trinh Nữ Maria, Chốn Nương Náu của Tội Nhân, làm bừng lên trong lòng chúng ta niềm tin tưởng đã sáng lên trong lòng của đứa con hoang đàng: "Tôi sẽ đứng lên trở về với cha của tôi và tôi sẽ nói cùng cha rằng: 'Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha'" (câu 18). Tiến theo con đường ấy, chúng ta có thể tôn vinh Thiên Chúa, và vinh quang của Ngài có thể trở thành niềm vui của Ngài và của chúng ta.
https://zenit.org/articles/ang elus-address-on-gods-celebrati ons-over-repentant-sinners/
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chỗ nhấn mạnh tự ý
Vì công vụ xin phép được tạm nghỉ chuyển dịch huấn từ truyền tin Chúa Nhật hằng tuần cho tới CN 16/10/2016. Đa tạ.
Hôm nay, 11/9/2016, kỷ niệm 15 năm biến cố khủng bố tấn công Hoa Kỳ. Ý nghĩa sâu xa của biến cố như một "dấu chỉ thời đại" này là gì, xin mời đọc bài viết dưới đây:
Từ Ground Zero 911 ở New York Hoa Kỳ đến Bí Mật Fatima


“Chia rẽ, tiền bạc – những vũ khí của ma quỷ nhằm chống lại Giáo hội”
Bài giảng của Đức Thánh Cha ngày 12.09.2016
137
Những chia rẽ trong Giáo hội chính là một công cụ của Sa-tan. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã giảng như thế trong Thánh Lễ vào lúc sáng sớm thứ Hai vừa qua tại nguyện đường Thánh Mác-ta của Tòa Thánh Vatican. Thứ Hai vừa qua cũng là ngày Lễ Kính Thánh Danh Đức Mẹ. Sự hiệp nhất trong Giáo hội chính là việc cử hành Bí Tích Thánh Thể, và ma quỷ vẫn luôn cố gắng “tấn công” vào đó – Đức Thánh Cha giải thích.
Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha đã chú giải Bài Đọc I được trích từ thư thứ nhất của Thánh Phao-lô gửi tín hữu Cô-rin-tô, trong đó Thánh Tông Đồ đã phê phán trước những tranh chấp của cộng đoàn này. Ma quỷ có “hai vũ khí hùng mạnh” trong tay để phá hoại Giáo hội – Đức Thánh Cha nói: đó là sự chia rẽ và tiền bạc.
Và những chia rẽ trong Giáo hội sẽ dẫn tới chuyện làm cho Triều Đại Thiên Chúa không thể phát triển. Những chia rẽ ấy sẽ dẫn tới chỗ làm cho chúng ta không thể nhìn rõ Thiên Chúa như Ngài là. Những chia rẽ sẽ dẫn tới chỗ làm cho người ta chỉ nhìn thấy một phần, và làm cho người ta có cảm giác rằng, người này chống lại người kia, và người kia chống lại những người khác – luôn luôn, nhìn đâu cũng thấy đối thủ, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù! Vì đang thiếu ´dầu hiệp nhất`, mà dầu ấy chính là điều gắn kết chúng ta lại với nhau. Nhưng ma quỷ còn đi xa hơn, chúng không chỉ bận tâm tới cộng đoàn Ki-tô hữu này hay cộng đoàn Ki-tô hữu kia. Chúng còn đi vào chiều sâu và tấn công sự hiệp nhất giữa các Ki-tô hữu. Nhưng đó là điều cũng đã xảy ra ngay trong cộng đoàn Cô-rin-tô rồi. Thánh Phao-lô đã phê phán một cách thẳng thừng sự chia rẽ sâu xa ấy, mà sự chia rẽ này lại liên quan tới Bữa Tiệc của Chúa.”
Trong khi cử hành nghi Lễ Bẻ Bánh, những người Cô-rin-tô đã phân chia cộng đoàn của họ ra thành hai hạng: hạng giầu và hạng nghèo. Trái lại, Chúa Giê-su đã cầu xin Thiên Chúa Cha ban ơn hiệp nhất, còn ma quỷ thì lại thích hủy hoại sự hiệp nhất đó.
Cha xin anh chị em hãy làm tất cả để đừng hủy hoại Giáo hội bằng những chia rẽ, ngay cả khi những chia rẽ đó phát sinh từ những ý thức hệ, từ sự thèm thuồng, từ sự tham vọng hay từ sự ghen tuông. Và tiên vàn, Cha xin anh chị em hãy cầu nguyện, cũng như hãy bảo vệ gốc rễ đích thực của sự hiệp nhất trong Giáo hội – thân thể Chúa Ki-tô, Đấng mà chúng ta cử hành mỗi ngày với tính cách là hy tế trong Bí Tích Thánh Thể.”
Điều đã được đề cập tới trong bức thư gửi tín hữu Cô-rin-tô cách nay gần 2000 năm, đã không đánh mất đi tính thời sự của nó – Đức Thánh Cha bổ sung.
Điều mà Thánh Phao-lô viết hồi ấy thì ngày hôm nay Ngài cũng vẫn còn có thể viết cho tất cả chúng ta trong Giáo hội. ´Tôi chẳng khen anh chị em đâu, vì những buổi hội họp của anh chị em chẳng đem lại lợi ích gì, mà chỉ gây hại!` Đó là một Giáo hội họp nhau lại để gây hại cho mình – vì những chia rẽ, và để làm nhục thân thể Chúa Ki-tô trong Bí Tích Thánh Thể! Thánh Phao-lô sẽ viết như vậy. Và Ngài viết tiếp: ´Bất cứ ai ăn bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa… và như thế là ăn và uống án phạt cho mình!` Vì thế chúng ta hãy cầu xin Chúa ban ơn hiệp nhất cho Giáo hội. Ước chi đừng bao giờ có những chia rẽ!
Trong số những người hiện diện trong Thánh Lễ do Đức Thánh Cha cử hành tại nguyện đường Thánh Mác-ta vào sáng sớm thứ Hai vừa qua cũng có sự tham dự của Đức Nguyên Tổng Giám Mục Arturo Antonio Szymanski Ramírez của Tổng Giáo Phận San Luis Potosí, Mexiko. Ngài năm nay 95 tuổi. Ngay ở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha đã chào thăm vị Tổng Giám Mục cao niên này, và nhắc nhớ rằng, Đức Tổng Giám Mục Ramírez đã từng tham dự Công Đồng Vatican II, và giờ đây, tuy đã tuổi cao sức yếu nhưng vẫn đang làm việc trong một Giáo xứ.
Theo de.rv 12.09.2016 mg

Lm. Đa-minh Thiệu