Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 7: 11-17)
11 Sau đó, Đức Giê-su đi đến thành kia gọi là Na-in, có các môn đệ và một đám rất đông cùng đi với Người.12 Khi Đức Giê-su đến gần cửa thành, thì đang lúc người ta khiêng một người chết đi chôn, người này là con trai duy nhất, và mẹ anh ta lại là một bà goá. Có một đám đông trong thành cùng đi với bà.13 Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói: "Bà đừng khóc nữa! "14Rồi Người lại gần, sờ vào quan tài. Các người khiêng dừng lại. Đức Giê-su nói: "Này người thanh niên, tôi bảo anh: hãy trỗi dậy! "15 Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Đức Giê-su trao anh ta cho bà mẹ.16 Mọi người đều kinh sợ và tôn vinh Thiên Chúa rằng: "Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người".17 Lời này về Đức Giê-su được loan truyền khắp cả miền Giu-đê và vùng lân cận.
SUY NIỆM 1
Trông thấy bà, Chúa động lòng thương”.
Người ta đem chôn đứa con trai duy nhất của một bà góa thành Naim. Là người đàn bà góa đã là một đau khổ. Lại bị mất đứa con trai duy nhất của mình thì đau khổ gấp bội. Mất hy vọng. Mất tình thương. Không ai có thể an ủi bà. Không ai có thể giúp bà cho bà sự hy vọng bởi họ “cùng khiêng đi chôn” đứa con của bà, hy vọng của bà, tương lai của bà.
Và giữa đám đông dân chúng, Chúa Giêsu đã chú ý đến người đàn bà đau khổ này. Chúa chạnh lòng thương. Nếu như người ta đang đưa người chết đi như đi vào cõi vô vọng, thì Chúa đã động đến và dừng cuộc hành trình vô vọng đó đưa con người trở về với nguồn hy vọng vô biên: “Hỡi thanh niên, Ta truyền cho ngươi hãy trỗi dậy”, và Chúa Giêsu trao anh ta cho bà mẹ. Mọi người đều kinh sợ và tôn vinh Thiên Chúa. Không những Chúa phục sinh người chết, mà Chúa còn phục sinh nguồn hy vọng cho con người. Chúa trao lại cho con người quyền làm con Thiên Chúa và sự hạnh phúc đời đời.
Chúa đã chạnh lòng thương đối với bà góa, noi gương Chúa chúng ta cần bày tỏ lòng thương cảm đối với anh chị em, biết quan sát để nhận ra những anh chị em đang gặp đau khổ mà tiếp cận họ bằng tâm tình thông cảm qua việc thăm viếng, tặng quà, ủi an, động viên…và nhìn nhận những đau khổ của họ như là của chính mình vậy.
“Bà đừng khóc nữa”. Chúa không muốn cho bà góa này đau khổ, và Người đã giải thoát bà qua việc phục sinh đứa con trai duy nhất cho bà; vậy chúng ta cũng đừng gây đau khổ cho ai, cũng đừng muốn kẻ khác phải đau khổ, và khi thấy họ đau khổ chúng ta hãy tìm cách giúp đỡ để xoa dịu và giúp đỡ.
Lạy Chúa, xin chạnh lòng thương xót chúng con; và xin cho chúng con cũng biết chạnh lòng thương cảm đến anh chị em của mình. Amen
Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói: “Bà đừng khóc nữa”.
Đức Giê-su, Người Con Duy Nhất, cũng cảm thương thân phận phải chết của loài người chúng ta. Vì thế, trong cuộc Thương Khó, Người không chỉ « đụng vào quan tài » của người con đã chết, và của mỗi người chúng ta, nhưng còn để cho mình chịu đóng đinh và chịu chết trên Thập Giá, để cho thấy Người mạnh hơn sự chết và cả sự dữ nữa, để trao ban với tình yêu đến cùng sự sống đời đời cho loài người phải chết của chúng ta,