PHÚC ÂM: Lc 16, 19-31
"Suốt đời con đã nhận được mọi sự may lành, còn Ladarô chỉ gặp toàn sự khốn khổ".
"Suốt đời con đã nhận được mọi sự may lành, còn Ladarô chỉ gặp toàn sự khốn khổ".
Suy niệm
Trong cuộc đời, mỗi người có một số phận khác nhau. Tuy nhiên có hai khoảnh khắc mà mọi người đều như nhau: Vào đời tay không và ra khỏi cuộc đời cũng tay không!
Cái chết đến rất vô tình: nó chẳng nhìn mặt ai, không tính tháng ngày sống của ai. Biết rằng ai cũng phải chết, nhưng chẳng ai nghĩ mình sẽ chết, nhất là đối với những người trẻ hừng hực sức sống. Đối với Kitô hữu, chết không phải là hết, và sự sống sau cái chết là thực sự nghiêm túc, là chính yếu. Nó được định hình bởi chính cuộc sống mà họ đã trải qua và thể hiện trên dương thế. Dụ ngôn tỏ bày rằng, sau khi chết, điều kiện cá nhân của người phú hộ và người nghèo Ladarô thay đổi hoàn toàn. Người phú hộ xuống hoả ngục không phải vì ông giàu có, và người nghèo lên Thiên đàng không vì sự nghèo của mình. Sứ điệp của đoạn Tin Mừng chắc chắn một điều rằng đối với người giàu có thì trách nhiệm của họ trong cuộc sống là chia sẻ cho những người có ít hơn (như sức khoẻ, kinh tế, văn hoá, kiến thức…). Đứng trước những người nghèo và không may mắn, không ai được coi những gì họ được ưu tiên lãnh nhận là điều “dĩ nhiên”. Cái họ “được hơn, có hơn” là do Thiên Chúa ban để họ có thể san sẻ cho người anh em đang thiếu thốn.
Sứ điệp
Theo lẽ thường, chúng ta cho rằng mọi thứ ta có là do công sức lao động của mình, là những thứ mình được thừa hưởng cho riêng mình. Nhưng sự thật, có gì là của ta đâu. Bạn đến trong thế gian và ra khỏi thế gian này tay không. Những thứ bạn có là do ơn trên ban cho, và bởi bạn đã được “biếu không”, thì cũng hãy biết “biếu không” cho người khác. Nếu bạn chỉ đau đáu giữ nó cho chính mình, bạn sẽ trở thành “người giàu cũng khóc” khi cái chết đến. Hãy đừng chỉ học “cầm lấy”, mà hãy tập “cho đi”.
Nguồn: Tin Mừng Chúa nhật số 10 (tháng 09.2016)
Trong cuộc đời, mỗi người có một số phận khác nhau. Tuy nhiên có hai khoảnh khắc mà mọi người đều như nhau: Vào đời tay không và ra khỏi cuộc đời cũng tay không!
Cái chết đến rất vô tình: nó chẳng nhìn mặt ai, không tính tháng ngày sống của ai. Biết rằng ai cũng phải chết, nhưng chẳng ai nghĩ mình sẽ chết, nhất là đối với những người trẻ hừng hực sức sống. Đối với Kitô hữu, chết không phải là hết, và sự sống sau cái chết là thực sự nghiêm túc, là chính yếu. Nó được định hình bởi chính cuộc sống mà họ đã trải qua và thể hiện trên dương thế. Dụ ngôn tỏ bày rằng, sau khi chết, điều kiện cá nhân của người phú hộ và người nghèo Ladarô thay đổi hoàn toàn. Người phú hộ xuống hoả ngục không phải vì ông giàu có, và người nghèo lên Thiên đàng không vì sự nghèo của mình. Sứ điệp của đoạn Tin Mừng chắc chắn một điều rằng đối với người giàu có thì trách nhiệm của họ trong cuộc sống là chia sẻ cho những người có ít hơn (như sức khoẻ, kinh tế, văn hoá, kiến thức…). Đứng trước những người nghèo và không may mắn, không ai được coi những gì họ được ưu tiên lãnh nhận là điều “dĩ nhiên”. Cái họ “được hơn, có hơn” là do Thiên Chúa ban để họ có thể san sẻ cho người anh em đang thiếu thốn.
Sứ điệp
Theo lẽ thường, chúng ta cho rằng mọi thứ ta có là do công sức lao động của mình, là những thứ mình được thừa hưởng cho riêng mình. Nhưng sự thật, có gì là của ta đâu. Bạn đến trong thế gian và ra khỏi thế gian này tay không. Những thứ bạn có là do ơn trên ban cho, và bởi bạn đã được “biếu không”, thì cũng hãy biết “biếu không” cho người khác. Nếu bạn chỉ đau đáu giữ nó cho chính mình, bạn sẽ trở thành “người giàu cũng khóc” khi cái chết đến. Hãy đừng chỉ học “cầm lấy”, mà hãy tập “cho đi”.
Nguồn: Tin Mừng Chúa nhật số 10 (tháng 09.2016)
Xem Video clip