Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Lời Cầu Nguyện Là Một Trong Những Món Quà Miễn Phí

Filled under:

Cuộc sống của chúng ta được Thiên Chúa dẫn dắt, hãy tin vào mầu nhiệm.
Điều này chứng minh lời cầu nguyện mãnh liệt đến độ nào.

Những lời cầu nguyện là một trong những món quà miễn phí mà chúng ta nhận được.
Ước gì bạn có được sự bình an trong tâm hồn ngày hôm nay.
Ước gì bạn có được sự xác thực rằng Thiên Chúa đặt để bạn đúng nơi bạn phải hiện hữu.

Ước gì bạn không quên những khả năng vô biên phát xuất từ đức tin.

Ước gì bạn sử dụng được những món quà mà bạn đã nhận được và truyền đạt tình yêu mà bạn đã được ban cho .

Ước gì bạn được hạnh phúc vì biết rằng bạn là một người con của Thiên Chúa.
Hãy để cho sự hiện hữu này thấm sâu vào trong con người của bạn, hãy để cho tâm hồn bạn hát lên.

Hãy nhảy múa lên, chúc tụng, yêu thương.


KHIÊN CHE THUẪN ĐỠ

“Chúa phù trì che chở, dưới cánh Người, bạn có chỗ ẩn thân: lòng Chúa tín trung là khiên che thuẫn đỡ“” (Tv 91:4).
Khi gia đình Decker xây dựng căn nhà mơ ước của họ, cũng như nhiều gia đình khác, họ cho phép con cái viết tên vào phần xi-măng còn ướt, để nhắc nhớ: “Chúng ta không bao giờ rời khỏi nơi này”. Nhưng vào một ngày đặc biệt, gia đình sẽ thay đổi mãi mãi.
Một cơn bão dữ thổi qua căn nhà của họ. Bà mẹ Stephanie kịp đưa hai đứa con – Dominic 8 tuổi và Reese 5 tuổi – vào tầng hầm để tránh bão.
Stephanie nhớ lại: “Tôi có thể thấy gió bão, thấy cánh cửa sổ bật ra và căn nhà sụp đổ”. Chị lấy thân mình che chắn các con khi căn nhà sụp đổ và những mảnh vụn rơi trên họ. Chị kể: “Tôi cảm thấy chân tôi ê ẩm. Tôi không biết thế nào, nhưng tôi biết là tồi tệ rồi. Nếu tôi không được cứu giúp ngay thì chắc là mất nhiều máu”.
Sau cơn bão, Dominic bò ra ngoài từ phía dưới thân thể người mẹ và chạy đi kêu cứu. Người ta biết Stephanie đã bảo vệ các con an toàn và đã cứu sống chúng, nhưng cái giá phải trả rất đắt. Căn nhà của họ bị tàn phá và đôi chân của người mẹ phải bị cắt bỏ – một chân cắt từ đầu gối, một chân cắt phần bàn chân.
Không có tình yêu thương nào trên thế gian như tình thương người mẹ dành cho con – Tình Mẫu Tử. Đó là loại tình yêu thương sâu xa và mạnh mẽ, tới mức có thể hy sinh mạng sống mình vì con. Nhưng như những cái tên khắc vào vách tường nhà, câu chuyện này thể hiện một nền tảng vững chắc của Gia Đình là Tình Yêu Thương.
Lạy Thiên Chúa là Pháo Đài kiên vững, con biết có quá nhiều lần Ngài đã che chở con để bảo vệ con bằng những cách mà con không biết. Xin giúp con yêu thương không mệt mỏi, giống như người mẹ yêu thương con cái vậy.


ĐIỀU CAO CẢ VĨ ĐẠI NHẤT LÀ GÌ ?

“Hãy nhiệt thành, đừng trễ nải, hãy lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa” – Rm 12:11).
Khi chữa cháy một tòa nhà ở Brooklyn, Timothy Stackpole biết rằng có một phụ nữ đang mắc kẹt trong đó. Không chần chừ, anh và hai người khác băng qua ngọn lửa, và tầng nhà sập xuống.
Timothy nói: “Toàn thân tôi mắc kẹt tới cổ. Lửa vẫn cháy xung quanh tôi. Tôi nhớ là đã cầu xin Chúa cho tôi can đảm chết”. Timothy và các đồng nghiệp bị mắc kẹt gần 30 phút.
Lính cứu hỏa Michael Brady lên xe cứu thương cùng với Timothy. Brady nói về Timothy: “Anh ấy an ủi và động viên: ‘Cảm ơn người anh em. Cảm ơn bạn đã giúp tôi’. Sự nhiệt thành của anh ấy không bao giờ bị đè nén”.
Bị phỏng 30%, Timothy gần như sẽ chết, nhưng sau 66 ngày được điều trị, anh xuất viện và được chào đón là một anh hùng. Mặc dù có thể nghỉ hưu, nhưng Timothy không nghỉ. Vợ anh nói: “Đó là cuộc sống và ơn gọi của anh ấy. Anh không làm như vậy. Anh cảm  thấy anh được coi là có bổn phận làm điều đó”.
Timothy được thăng cấp đội trưởng, là một trong hằng trăm lính cứu hỏa đã đến tòa tháp đôi WTC (Trung tâm Thương mại Thế giới) ngay sau khi bị tấn công ngày 11-9-2001. Timothy là một trong 343 lính cứu hỏa bị tử vong khi tòa tháp đôi sụp xuống.
Theo đoạn băng thu âm trước khi Timothy chết, anh nói: “Điều cao cả vĩ đại nhất người ta có được là nhờ giúp đỡ người khác”. Mười ngàn người đã tham dự lễ tang Timothy Stackpole, trong đó có thị trưởng Rudolph Giuliani, người đã gọi Timothy là “một trong những người đặc biệt nhất”.
Hãy để chuyện đời của Timothy gợi hứng bạn thúc đẩy và đừng bao giờ thoái thác.
Thật vậy, Timothy là tấm gương sáng về sự quên mình, dấn thân vì người khác. Dấn thân phục vụ là điều đã được Chúa Giêsu khen ngợi:
“Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15:13).
Lạy Đấng Chữa Lành toàn năng, đau khổ là điều khó hiểu – nhất là khi nó xảy ra với những con người kỳ diệu. Nhưng qua bi kịch đó, thường có sự chiến thắng lạ lùng. Sau đau khổ là niềm đam mê được đổi mới. Ước gì con biết phục vụ với cả lòng hăng hái và nhiệt huyết.

TRẦM THIÊN THU