Kitô hữu chịu cảnh ngược đãi tàn nhẫn trong tù Bắc Triều Tiên
Kitô hữu Bắc Triều Tiên bị bắt gặp hành đạo có thể bị bỏ tù và chịu đựng những hành động cực kỳ dã man, theo báo cáo mới của tổ chức Christian Solidarity Worldwide.
Nạn nhân nhà tù Bắc Triều Tiên cho thấy những dấu vết bị tra tấntrên chân của bà. Ảnh: nkhiddengulag |
Có nạn nhân bị treo lên thập giá trên đống lửa
Kitô hữu Bắc Triều Tiên bị bắt gặp hành đạo có thể bị bỏ tù và chịu đựng những hành động cực kỳ dã man, theo báo cáo mới của tổ chức Christian Solidarity Worldwide.
“Kitô hữu bị ngược đãi khủng khiếp, bị xem là ‘thù địch’ và bị loại khỏi xã hội do bị giam trong các nhà tù chính trị cô lập”, theo báo cáo được phát hành hôm 22-9, dựa trên lời chứng do hàng ngàn người Bắc Triều Tiên cung cấp.
“Kitô hữu thường hành đạo bí mật. Nếu bị phát hiện họ bị bắt và sau đó có thể bị đưa đến các nhà tù; tội ác họ thường phải đối diện trong các trại giam này là họ bị tàn sát, buộc làm nô lệ, cưỡng bức lao động, ép buộc di dân, tra tấn, ngược đãi, ép buộc mất tích, cưỡng hiếp và bạo lực tình dục, và các hành động bất nhân khác”.
“Trong số các vụ có tài liệu chứng minh, có trường hợp các Kitô hữu bị treo lên thập giá trên một đống lửa, bị xe lăn nghiền nát, bị đẩy rớt khỏi cầu và bị dẫm đạp”, báo cáo nói thêm.
Báo cáo còn điều tra việc giam giữ người tị nạn Bắc Triều Tiên tại Trung Quốc và chính sách cho họ hồi hương về Bắc Triều Tiên của chính quyền Trung Quốc.
UCAN
Tòa Thánh lo ngại về khả năng vũ khí hạt nhân của Bắc hàn
Trong thông cáo báo chí ngày 27/9, ông Greg Burke, phát ngôn viên Tòa Thánh khẳng định lập trường của Vatican, như đã được Đức ông Antoine Camilleri, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Tòa Thánh đã giải thích trong đại hội của Cơ quan năng lượng hạt nhân quốc tế (viết tắt là IAEA) tổ chức tại Viên cùng ngày 27/9.
Đức ông Antoine Camilleri nói: “Chúng tôi theo dõi với quan tâm sâu sắc về tình hình ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều tiên”, tên chính thức của Bắc Hàn. Trong bản dịch tiếng Ý của bài phát biểu của Đức ông Camilleri được in trên báo của Vatican có viết: “Tòa Thánh ủng hộ những nỗ lực không ngừng của cộng đồng quốc tế để bắt đầu lại những thương thuyết về việc giải trừ vũ khí hạt nhân và cho phép IAEA thực hiện lại vai trò kiểm tra quan trọng tại nước này .” Đức ông nhận định là “hòa bình và sự ổn định của khu vực” và sự toàn vẹn của nghị quyết quốc tế về không phát triển vũ khí hạt nhân đang bị đe dọa.
Hồi đầu tháng 9 năm nay, Bắc hàn đã thử hạt nhân lần thứ năm và là lần mạnh nhất từ trước tới nay, và cũng ẩn ý là có thể có lần thứ sáu.
Cơ quan báo chí quốc tế ghi nhận là Bộ Quốc phòng của Nam hàn loan tin hôm 12/ 9 là Nam hàn và cơ quan tình báo Hoa kỳ tin rằng Bắc hàn có khả năng kích nổ một thiết bị hạt nhân bất cứ lúc nào tại một trong các đường hầm ở khu thử nghiệm hạt nhân chính của quốc gia này ở Punggye-ri, nơi năm vụ thử hạt nhân trước đây được thử nghiệm. Các quan chức của Bộ từ chối đưa ra những bằng chứng cụ thể về khả năng của một vụ thử hạt nhân khác.
Nam hàn không có vũ khí hạt nhân và dựa vào Hoa kỳ để ngăn cản Bắc hàn. Hoa kỳ có hơn 28 ngàn quân đồn trú tại Hoa kỳ và hàng chục ngàn quân ở Nhật bản.
Đáp trả những cuộc thử hạt nhân của Bắc hàn, hải quân Hoa kỳ và Nam hàn đã tập trận chung và các cuộc tập trận này được xem như biểu dương lực lượng. (CNS 27/09/2016)
Hồng Thủy
Đức Phanxicô vinh danh cựu Tổng thống Israel Shimon Peres và các cố gắng “không mệt mỏi” của ông cho hòa bình
Lời phân ưu của Đức Phanxicô
Đức Phanxicô đã vinh danh các cố gắng “không mệt mỏi” của cựu Tổng thống Israel Shimon Peres từ trần ngày 28 tháng 9-2016 vì tai biến mạch máu não, thọ 93 tuổi. Ông được Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1994.
Trong một điện văn gởi Tổng thống Israel Reuven Rivlin, Đức Phanxicô đã diễn tả sự đau buồn sâu đậm và gởi đến dân tộc Israel lời phân ưu của mình trước sự ra đi của Tổng thống Shimon Peres.
Đức Giáo hoàng viết: “Tôi giữ những kỷ niệm tốt đẹp trong những lúc tôi ở bên cạnh Tổng thống Peres ở Vatican. Tôi rất biết ơn cho những cố gắng không mệt mỏi của cố Tổng thống trong các nỗ lực tìm kiếm hòa bình của ông.
Ngài cũng hy vọng ký ức về người được Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1994 và “những năm tháng phục vụ của ông sẽ cho chúng ta cảm hứng để làm việc một cách khẩn cấp hơn bao giờ hết cho hòa bình và cho hòa giải giữa các dân tộc. Qua cách này, di sản của ông thật sự được vinh danh và lợi ích chung mà ông đã kiên trì làm không mệt mỏi sẽ tìm được những cách diễn tả mới, khi nhân loại cảm hứng để tiến trên con đường hòa bình lâu dài”.
Ngài kết thúc với lời cầu nguyện cho tất cả những ai để tang ông và “đặc biệt cho gia đình ông Peres”, nguyện xin “Chúa an ủi và ban sức mạnh cho quốc gia”.
Trả lời báo chí sáng thứ tư 28 tháng 9, ông Greg Burke, giám đốc Văn phòng báo chí Vatican cho biết Đức Phanxicô sẽ không có mặt trong tang lễ của cố Tổng thống Israel ngày 30 tháng 9. Thời gian này, Đức Phanxicô đi vùng Caucase trong ngày đầu tiên ngài đi Georgia và Azerbaidjan.
Đức Phanxicô và Tổng thống Shimon Peres đã gặp nhau nhiều lần ở Đất Thánh và ở Vatican, gần đây, ngày 20 tháng 6-2016, ngài đã tiếp kiến riêng cựu Tổng thống Peres. Hai người tái khẳng định ước muốn của họ là cùng nhau có “một tiếng nói cho hòa bình”.
Đức Phanxicô cũng tiếp Tổng thống Peres ở Vatican ngày 4 tháng 9-2014. Dịp này Tổng thống Peres đã đề nghị thành lập một Liên Hiệp Quốc các tôn giáo.
Ba tháng sau, ngày 8 tháng 6, trước khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông đã tham dự một buổi cầu nguyện cho hòa bình ở Vườn Vatican với Tổng thống Palestina Mahmoud Abbas và Thượng phụ đại kết Báctôlômêô I.
Tổng thống Peres đã đón Đức Phanxicô trong lần ngài đến Đất Thánh tháng 5-2014 và đón Đức Bênêđictô XVI cũng tại Đất Thánh năm 2009.
Tổng thống Shimon Peres là Tổng thống Israel từ năm 2007 đến 2014. Ôâng đã thành lập một Trung tâm cho hòa bình “Peres center for Peace”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch