Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Giám mục Hoa kỳ phản đối tài trợ nghiên cứu phôi nửa người nửa thú vật

Filled under:

Các Giám mục đã đưa ra những lý lẽ luân lý đạo đức và pháp luật để phản đối kế hoạch này. Các ngài nói rằng cuộc nghiên cứu như thế sản xuất ra những “cá thể” không hoàn toàn thuộc về chủng tộc loài người cũng như các chủng loại thú vật.
 
Nguyên tắc hiện tại của NIH cho việc nghiên cứu tế bào gốc của con người ngăn cấm đặc biệt việc đưa những tế bào gốc đa năng – những tế bào có khả năng sinh ra một số loại tế bào khác nhau – vào trong các phôi nang linh trưởng không phải con người, những tế bào ở giai đoạn đầu phát triển. NIH đề nghị tài trợ cho các nhà khoa học nghiên cứu những phôi như thế, được biết như các chimeras (những sinh vật bao gồm một hỗn hợp của các mô khác nhau về mặt di truyền, được hình thành bởi các quá trình như sự hợp nhất của các phôi mới hình thành, hoặc ghép, hoặc đột biến).
 
Thông cáo của các Giám mục nói rằng: trong khi kế hoạch kêu gọi xem xét lại một số đề xuất nghiên cứu của ủy ban lãnh đạo của NIH đưa ra, thì “điều căn bản là chính phủ liên bang sẽ bắt đầu mở rộng việc sử dụng tiền thuế đóng góp vào việc tạo ra và thao túng các “sinh vật mới” có sự hiện hữu mập mờ giữa con người và thú vật, như chuột và các loại”. Tài trợ cho việc nghiên cứu như vậy nghĩa là NIH phớt lờ luật cấm điều đó và cuộc nghiên cứu đó “hiển nhiên cũng phi đạo đức”.
 
Về phương diện luân lý đạo đức của vấn đề, các Giám mục quan tâm đến việc tiêu diệt các phôi thai được sử dụng như nguồn nguyên liệu cho việc nghiên cứu. Nhìn nhận lợi ích cho con người có thể đạt được qua việc dùng thú vật để nghiên cứu, tuy nhiên các Giám mục cũng nhấn mạnh rằng phẩm giá đặc biệt của con người đặt những giới hạn cho những điều có thể thực hiện trong lãnh vực nghiên cứu này một cách có đạo đức. Các Đức cha nói: “Ở đây có vấn đề luân lý chính yếu liên quan đến dự án này, bên cạnh vấn đề đã nghiêm trọng là khai thác phôi người như các xưởng chế tạo tế bào gốc để nghiên cứu. Vì nếu người ta không thể nói đến mức độ nào, các sinh vật được chế biến ra, nếu có, có tình trạng hay đặc tính của con người, người ta không thể quyết định những ràng buộc luân lý đối với sinh vật đó. Chúng tôi tin rằng việc sản sinh các sinh vật mới, mà đối với chúng, luân lý căn bản và các quy định luật pháp của chúng ta sẽ không tránh khỏi bối rối, thậm chí là mâu thuẫn, tự nó là một việc vô đạo đức. NIH nên cân nhắc kỹ lưỡng hơn vấn đề này và các vấn đề luân lý trước khi xem xét việc tài trợ cho nghiên cứu các chimera nửa người nửa thú vật .”
 
Các Đức cha cũng thêm rằng, về mặt luật pháp, tài trợ liên bang cho nghiên cứu như thế vi phạm tu chính Dickey-Wicker, là cấm việc dùng tiền thuế để sản sinh hay tiêu diệt các phôi thai người cho các thí nghiệm. Thông cáo kết luận: dự án sai lầm trầm trọng và đề nghị NIH rút lại dự án này.
 
Hồng Thủy, RadioVaticana 07.09.2016/ CNS


Trung Quốc cho thiết lập những phòng cầu nguyện tại các phi trường quốc tế



prayerroom.jpg 

Báo chí địa phương đưa tin rằng "việc mở phòng cầu nguyện này là một dấu hiệu công nhận nền văn hóa Kitô giáo, tôn trọng khách quốc tế, tạo thuận lợi cho nhu cầu đạo đức và tâm linh của họ. Là một thành phố với lượng lớn người ngoại quốc đi và đến, sáng kiến này cũng giúp có thêm sự hiểu biết về nền văn hóa Kitô giáo và đẩy mạnh Phúc Âm hóa".

Trong những năm gần đây, một số phi trường quốc tế của Trung Quốc đã thiết lập phòng cầu nguyện dành cho các Kitô hữu, người Hồi giáo và tín hữu của các tôn giáo khác. Chẳng hạn như tại phi trường quốc tế ở thủ đô Bắc Kinh (Beijng) có đến hai phòng cầu nguyện; phi trường quốc tế Song Lưu (Shuang Liu) ở Thành Đô (Cheng Du), thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên (Si Chuan); phi trường quốc tế Hàm Dương (Xian Yang) tại Tây An (Xi'an); phi trường ở Côn Minh (Kun Ming), thủ phủ của tỉnh Vân Nam (Yunnan) và phi trường quốc tế của Ordos ở khu tự trị Nội Mông.

Các Kitô hữu Trung Quốc thực sự đánh giá cao sáng kiến này, và theo một số người thì "đây là một cơ hội để loan truyền đức tin".

Chân Phương / Fides