Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Trau dồi sáu con đường để có được đức tính khiêm tốn

Filled under:

“Khiêm tốn là nền tảng của tất cả mọi đức hạnh khác .”Thánh Âugutinô 
Khiêm tốn 20160908
Các thánh nói rất rõ ràng, khiêm tốn là nền tảng của tất cả mọi thăng tiến thiêng liêng. Nếu chúng ta không khiêm tốn, chúng ta không là thánh. Đơn giản là như thế. Nhưng biết đơn giản là vậy, nhưng thực hành lại không dễ. Sau đây là sáu phương pháp để trau dồi đức tính này.
  1. Cầu nguyện để xin được khiêm tốn
Mọi đức tính hình thành được trong tâm hồn chúng ta là nhờ cầu nguyện sốt sắng. Nếu thật sự bạn muốn khiêm tốn thì mỗi ngày bạn phải cầu nguyện để xin ơn này. Xin Chúa giúp bạn thắng tự ái của mình. Cha xứ D’Ars dạy:
Mỗi ngày, chúng ta hết lòng xin ơn khiêm tốn, ơn để hiểu chính chúng ta, chúng ta chẳng là gì và sự khỏe mạnh về tinh thần và thể xác của chúng ta là đến từ Chúa mà thôi.
  1. Chấp nhận sỉ nhục
Có thể đó là cách đau đớn nhất nhưng cũng là hiệu quả nhau để tập đức khiêm tốn, chấp nhận chịu những hoàn cảnh sỉ nhục và khó chịu. Linh mục Gabriel Thánh Maria Mađalêna giải thích: Rất nhiều linh hồn thích được khiêm tốn nhưng ít người muốn bị sỉ nhục. Rất nhiều người cầu nguyện sốt sắng xin Chúa cho họ khiêm tốn nhưng rất hiếm người mong muốn bị sỉ nhục. Dù vậy, không thể nào có khiêm tốn mà không bị sỉ nhục; vì, cũng như qua học hành chúng ta có được hiểu biết, thì qua con đường sỉ nhục, chúng ta mới có được khiêm tốn. Cho đến khi nào chúng ta mong muốn được khiêm tốn mà không sẵn sàng chấp nhận các phương tiện dẫn đến nó, thì chúng ta chưa thật sự đi đúng đường. Dù, trong một vài trường hợp, chúng ta hành động khiêm tốn, nhưng có thể đó là kết quả của một sự khiêm tốn giả tạo, bề ngoài hơn là một lòng khiêm tốn đích thực và sâu đậm. Khiêm tốn là sự thật; và vì, chúng ta không tự mình chiếm giữ một cái gì ngoài tội, nên chúng ta nhận sỉ nhục và khinh khi là đúng lý.
  1. Vâng lời bề trên
Một trong những thể hiện hiển nhiên nhất của tính kiêu ngạo là không vâng lời. Nghịch lý là, không vâng lời và phản loạn là những đức tính lớn mà xã hội Phương Tây hiện đại cao rao nhất. Sự sa ngã của Satan là do tính kiêu ngạo của nó: “Tôi sẽ không phục vụ” (Non serviam).
Mặt khác, tính khiêm tốn luôn thể hiện bằng sự vâng lời bề trên, dù bề trên đó là ông chủ của mình hay chính quyền. Như Thánh Bênêđictô đã nói:
Mức độ khiêm tốn đầu tiên là vâng lời không chậm trễ.
  1. Coi chừng chính mình
Các thánh nói cho chúng ta biết, nếu chúng ta coi chừng chính mình và chỉ đặt lòng tin vào chỉ một mình Chúa thì chúng ta sẽ không bao giờ phạm một tội nào. Thậm chí Cha Lorenzo còn nói:
Coi chừng mình là thiết yếu trong cuộc chiến đấu thiêng liêng. Không có đức tính này, chúng ta không hy vọng thắng được các đam mê dù yếu nhất và lại càng khó mang về chiến thắng.
  1. Nhận biết chúng ta chẳng là gì
Một phương pháp rất hiệu quả khác là vun trồng đức tính khiêm tốn, chiêm niệm tầm cao cả và huy hoàng của Chúa, cùng một lúc nhận biết sự hư không của chúng ta đối với Ngài. Cha xứ d’Ars khẳng định rằng:
Ai có thể chiêm ngưỡng sự bao la vô tận của Chúa mà không khiêm tốn trong cát bụi, rằng Chúa tạo dựng trời đất từ không có gì? Và Ngài có thể biến trời đất thành hư không qua chỉ một lời? Thiên Chúa cao cả; sự toàn năng của Ngài là vô tận. Ngài là sự toàn hảo và sự vĩnh cửu của Ngài là vô cùng. Sự công chính và quan phòng của Ngài thật lớn vô cùng. Ngài cai trị với bao là khôn ngoan và chú tâm với bao là chăm lo. Đứng trước mặt Ngài, chúng ta chẳng là gì!
  1. Xem người khác cao hơn mình
Khi chúng ta kiêu ngạo, không tránh được chúng ta nghĩ mình hơn người khác. Chúng ta cầu nguyện như người pharisêu: “Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa vì con không như người khác .” Sự tự thỏa mãn này thường vô cùng nguy hiểm cho tâm hồn chúng ta, và nó là một ghê tởm đối với Chúa. Các sách thánh và các thánh đều khẳng định chỉ có con đường chắc chắn là xem người khác hơn mình. “Đừng làm gì vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình “, Thánh Phaolô đã khẳng định (Pl 2, 3).
Thomas a Kempis tóm tắt lời huấn dạy này trong chương 7 của quyển sách “Bắt chước gương Chúa Giêsu”:
Bạn đừng cho mình hơn người khác; có thể dưới mắt Chúa bạn xấu hơn, ai biết cái gì trong con người. Đừng kiêu ngạo về những việc làm tốt của mình, vì phán xét của Chúa thì khác với phán xét của loài người, cái gì làm hài lòng con người thì thường không làm Chúa hài lòng. Nếu có một cái gì tốt nơi bạn, thì hãy nghĩ là nơi người khác còn có những cái tốt hơn để mình giữ lòng khiêm tốn. Bạn không liều gì khi thấp hơn tất cả các người khác, nhưng bạn sẽ rất có hại nếu bạn thích chỉ thấp hơn một người. Người khiêm tốn vui vì có bình an bền vững, giận dữ và ham muốn làm vẫn đục tâm hồn người kiêu ngạo.
Kết luận
Không nghi ngờ gì về vấn đề này: Khiêm tốn là nền tảng của mọi đời sống thiêng liêng. Không có đức tính này, chúng ta sẽ không bao giờ thăng tiến trên con đường thánh thiện. Dù vậy, khiêm tốn không phải là một khái niệm trừu tượng để chiêm ngưỡng. Đó là một đức tính cần phải học, phải trau dồi và thường là trong những hoàn cảnh đau đớn, bắt chước Chúa Giêsu Kitô “Đấng tự hạ mình, Đấng dùng hình thức nô lệ để nên giống loài người .”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch



Tự vẫn và Sức khỏe Tinh thần



Sức khỏe tinh thần
Khi còn nhỏ, tôi khát khao trở thành vận động viên chuyên nghiệp, nhưng sớm chấp nhận sự thật không dễ chịu rằng đơn giản tôi không có thân thể của một vận động viên. Tốc độ, sức mạnh, sức bền, bản năng, tầm nhìn, dần dà tôi cũng có, nhưng không đủ mạnh để làm vận động viên.
Tôi phải mất nhiều năm để bình tâm với chuyện này, nhưng tôi còn mất nhiều thời gian hơn nữa, đến tận tuổi trung niên, mới biết được và tạ ơn vì sự thật rằng, trong khi tôi không được một cơ thể như vận động viên, thì tôi lại có một sức khỏe tinh thần tráng kiện, một ơn quá lớn lao mà tôi không xứng đáng có được, một ơn còn quan trong hơn thân thể lực sỹ. Tôi thường tự hỏi nếu mình có thân thể của vận động viên sẽ thế nào, nếu mình có tốc độ, sức mạnh và uyển chuyển như thế sẽ ra sao. Nhưng tôi chưa bao giờ tự hỏi sẽ thế nào nếu như tôi có một tâm trí mạnh mẽ, vững vàng, bền bỉ biết cách trả đòn, xé toang hàng phòng ngự, không ngại va chạm, và không để sự căng thẳng của cuộc chơi khiến mình nản lòng.
Và tôi có được nhận thức này với cái giá là một số thời điểm đau đớn nhất trong đời. Khi ngày càng có tuổi, tôi bắt đầu thấy một vài bạn học cũ của mình, vài bậc thầy mà tôi tin tưởng, những người quen đủ kiểu và những người bạn thân thiết, họ đã thua trong cuộc chiến sức khỏe tinh thần, và chầm chậm hay nhanh chóng, chìm dần trong nhiều dạng trầm cảm lâm sàng, những kiểu tê liệt và đau đớn về tinh thần, mất trí nhớ đủ kiểu, những thay đổi tiêu cực về tính cách, tự sát và tệ nhất là giết người.
Dần dần trong đau đớn và ngập ngừng, tôi dần biết rằng không phải ai cũng có năng lực đủ để giữ mình vững vàng và hăng hái. Tôi cũng biết rằng sức khỏe tinh thần thực sự tương đương với sức khỏe thể lý, nó mỏng manh và không hoàn toàn trong tầm kiểm soát của chúng ta. Hơn nữa, cũng như các chứng tiểu đường, viêm khớp, ung thư, đột quỵ, xơ cứng teo cơ một bên, và đủ loại xơ cứng khác, có thể gây suy nhược và cả cái chết, thì những chứng bệnh tinh thần cũng gieo tàn phá trong tâm trí, cũng gây nên đủ loại suy nhược, và dù không thường có, nhưng vẫn dẫn đến cái chết, đến tự vẫn.
Làm sao để định nghĩa một sức khỏe tinh thần tráng kiện? Sức khỏe tinh thần tráng kiện không nên nhầm lẫn với hiểu biết hay lỗi lạc. Cả hai đều không phải. Đúng hơn, đó là một sự vững vàng, năng lực luôn luôn có mỏ neo giằng giữ, cân bằng, ngoi lên và bền bỉ, trước tất cả những chuyện tốt xấu mà cuộc đời giáng xuống bạn. Thật vậy, đôi khi nó có thể là một khối chặn đường tích cực đối với sáng tạo và xuất chúng. Có vẻ như, vài người quá điềm đạm và ôn hòa, đến nỗi không thể xuất chúng được. Và những người xuất chúng, những họa sỹ, thi sỹ, nhạc sỹ tài năng, thường không cố gắng giữ mình điềm đạm vững vàng. Sự xuất chúng và vững vàng thường là hai thiên tư khác biệt. Qua nhiều năm viết về tự vẫn, tôi đã nhận được nhiều lá thư, email, và cuộc gọi, với những bận tâm thống khổ mong muốn hiểu được sức khỏe tinh thần.  Có một lá thư của một nhà tâm thần học xuất chúng, bà lo lắng về sự ổn định của riêng mình và về gia đình mình. Bà viết, ‘Mọi người trong gia đình tôi đều xuất chúng, nhưng không một ai quá ổn định cả!’ Tất nhiên, chúng ta đều biết nhiều gia đình khác ngược lại thế.
Nói ngắn gọn, chúng ta cần hiểu rõ hơn về sức khỏe tinh thần. Có lẽ nhu cầu này không phải cho các bác sỹ, nhà tâm lý học, và chuyên gia sức khỏe tinh thần, hay cho những người đã có hiểu biết đáng kể về sức khỏe tinh thần cũng như đã có nhiều nghiên cứu đáng giá về nó. Tôi đang nói đến nhu cầu trong nền văn hóa chung, nhất là về những chuyện liên quan đến tự vẫn.
Khi thấy ai đó bị khuyết tật thể lý hay mang bệnh thân xác, thật dễ để chúng ta hiểu những hạn chế của họ và rồi động lòng cảm thông. Nhưng điều này là bởi chúng ta có thể thấy, thấy bằng con mắt thể xác, những khuyết tật hay bệnh tật đó. Chúng ta có thể sẽ thấy nản lòng, bất lực, thậm chí là giận dữ trước những gì chúng ta thấy, nhưng nhìn chung, chúng ta đều hiểu. Chúng ta hiểu điều này! Tự nhiên đã chia cho người này những quân bài như thế, và chẳng đổ lỗi cho ai về chuyện này được!
Nhưng về sức khỏe tinh thần thì không như vậy.  Khuyết tật và bệnh tật của tinh thần không quá công khai hay dễ hiểu. Điều này đặc biệt đúng với những suy sụp sức khỏe tinh thần dẫn đến tự vẫn. Trong nhiều thế kỷ, người ta đã chẩn đoán sai trầm trọng về tự vẫn, không chỉ là về mặt luân lý và tôn giáo. Thời nay, chúng ta ngày càng tự nhận mình hiểu chuyện, ngay cả khi không thực sự hiểu. Vẫn luôn cần có một cái nhìn sâu sắc hơn, trực giác hơn. Chúng ta không thực sự hiểu sự mỏng manh của tinh thần.
Sức khỏe thể lý của chúng ta có thể tráng kiện hay mỏng manh, và sức khỏe tinh thần cũng thế.  Trong cả hai trường hợp, chúng ta sẽ mạnh mẽ đến độ nào, dựa vào những quân bài chúng ta có trong tay, năng lực bẩm tại, và môi trường hình thành nên chúng ta. Chúng ta không đặt hàng thân thể và tâm trí mình, và tự nhiên không phải lúc nào cũng chia bài đều tay.
Chúng ta cần nhận thức rõ hơn về sức khỏe và suy sụp tinh thần.  Chúng ta không miễn nhiễm với đủ loại ung thư, đột quỵ, tiểu đường, và xơ hóa về tâm lý và cảm xúc. Và chúng cũng có thể trở nên nan y, như trong trường hợp một người tự vẫn.
J.B. Thái Hòa chuyển dịch