Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

Đức Thánh Cha bế mạc năm kỷ niệm 800 năm lập dòng Đa Minh

Filled under:


ROMA. Lúc 4 giờ chiều thứ bẩy 21-1-2017, ĐTC đã chủ sự thánh lễ trọng thể tại Đền thờ Thánh Gioan Laterano ở Roma nhân dịp bế mạc năm kỷ niệm 800 năm DGH Onorio III phê chuẩn dòng Đa Minh.
PopeFrancis-21Jan2017-01.jpg

Thánh lễ này cũng kết thúc 4 ngày hội nghị quốc tế (17-21/1/2017) tại Đại học Thánh Tômaso Aquino (Angelicum) ở Roma về các khía cạnh trong sứ vụ của dòng Đa Minh. Hơn 600 tu sĩ và giáo dân Đa Minh từ nhiều nước đã tham dự sinh hoạt này.

 Đồng tế với ĐTC trong thánh lễ tạ ơn có 20 Hồng Y, Giám Mục và khoảng 100 LM, đặc biệt là ĐHY Dominik Duka OP, TGM Praha thuộc Cộng hòa Tiệp, Đức TGM Carlos Azpiros OP, người Argentina, nguyên Bề trên Tổng quyền dòng Đa Minh và Cha đương kim Tổng quyền Bruno Cadoré, O.P. Hiện diện trong thánh đường có khoảng hơn 3 ngàn người, trong đó có đông đảo các tu sĩ nam nữ và giáo dân Đa Minh đến từ các nước. Phần thánh ca do ca đoàn Ba Lan từ Cracovia đảm trách.

 Trong bài giảng, ĐTC đã quảng diễn hai bài đọc (2 Tm 4,1-8 và Mt 5,13-19) trong đó thánh Phaolô nhắn nhủ môn đệ Timothê hãy kiên trì rao giảng rao giảng, dù con người chỉ thích tìm kiếm những điều mới mẻ, không chịu nghe chân lý, nhưng chỉ thích những huyền thoại; tiếp đến là lời Chúa Giêsu nhắn nhủ các môn đệ hãy trở thành muối đất và ánh sáng thế gian, hãy tôn vinh Chúa Cha bằng những công việc lành, và nhờ đó, làm cho những người chứng kiến ngợi khen Chúa Cha trên trời.

 Toàn văn bài giảng của ĐTC

 ”Lời Chúa hôm nay trình bày cho chúng ta hai cảnh tượng của con người trái ngược nhau: một bên là ”hội hóa trang” (carnevale) của sự hiếu kỳ trần tục, và bên kia là sự tôn vinh Chúa Cha qua các công việc lành. Và đời sống chúng ta cũng luôn tiến qua hai cảnh tượng ấy. Thực vậy, những cảnh tượng này ở mọi thời đại đều có, như lời thánh Phaolô nói với Timothê (Xc 2 Tm 4,1-5). Và cả thánh Đa Minh với các anh em đầu tiên của Người, cách đây 800 năm, cũng trải qua hai cảnh tượng ấy.
 Thánh Phaolô cảnh giác Timôthê hãy loan báo Tin Mừng giữa một bối cảnh trong đó người ta luôn tìm kiếm những ”thầy mới”, ”những huyền thoại”, các đạo lý khác, các ý thức hệ.. họ ”ngứa tai” (2 Tm 4,3). Đó là ”hội hóa trang” theo sự hiếu kỳ trần tục, quyến rũ. Vì thế thánh Phaolô dạy môn đệ Ngài với những động từ mạnh mẽ, như ”hãy nhấn mạnh”, ”hãy khuyên nhủ”, ”khiển trách”, ”khuyên bảo” rồi ”cảnh thức”, ”chịu đựng đau khổ' (vv.2.5)

 Thật là hay khi thấy rằng hồi đó, 2 ngàn năm về trước, các tông đồ của Tin Mừng đã đứng trước quang cảnh đó, và ngày nay, cảnh tượng ấy đã phát triển nhiều và được hoàn cầu hóa vì sự thu hút của trào lưu duy tương đối chủ quan. Xu hướng tìm kiếm điều mới mẻ của con người tìm được một môi trường lý tưởng trong xã hội trọng bề ngoài, xã hội tiêu thụ, trong đó nhiều khi người ta ”xào lại' những thứ cũ kỹ, nhưng điều quan trọng là làm cho chúng có vẻ tân kỳ, có sức thu hút, hấp dẫn. Cả chân lý cũng bị giả mạo. Chúng ta bước đi trong ”xã hội gọi là lỏng”, không có những điểm cố định, không dựa vào căn bản nào, thiếu những điểm tham chiếu vững chắc và bền vững; chúng ta sống trong thứ văn hóa phù du, ”dùng rồi vứt bỏ”.

 Đứng trước thứ ”hội hóa trang” trần tục ấy, có một quang cảnh hoàn toàn đối nghịch lại, như chúng ta thấy qua những lời Chúa Giêsu vừa nghe đọc: ”Những việc làm ấy tôn vinh Cha các con ở trên trời” (Mt 5,16). Vậy sự chuyển tiếp từ sự hời hợt của lễ hội giả tạo tiến đến sự tôn vinh diễn ra như thế nào? Thưa nó diễn ra nhờ những công việc lành của những người, khi trở thành môn đệ Chúa Giêsu, họ trở thành ”muối” và ”ánh sáng”. Chúa Giêsu nói: ”Ánh sáng của các con phải chiếu tỏa rạng ngời trước mặt loài người để người ta thấy việc lành của các con mà tôn vinh Cha các con ở trên trời” (Mt 5,16).

 Giữa thứ ”hội hóa trang” quá khứ và hiện nay, câu trả lời của Chúa Giêsu và của Giáo Hội, sự nâng đỡ vững chắc giữa môi trường ”lỏng” chính là những công việc lành chúng ta có thể thực hiện nhờ Chúa Kitô và Thánh Linh của Ngài, và những việc ấy làm nảy sinh trong tâm hồn lời cảm tạ Chúa Cha, lời chúc tụng, hoặc ít là sự ngưỡng mộ và câu hỏi: ”tại sao?”, ”tại sao người ấy cư xử như thế?”; sự băn khoăn của thế giới đứng trước chứng tá Tin Mừng.

 Nhưng để sự đánh động ấy xảy ra được, thì điều cần là muối không bị mất vị và ánh sáng không bị che giấu (Xc Mt 5,13-15). Chúa Giêsu đã nói rất rõ điều đó: nếu muối nhạt thì nó chẳng có ích gì. Khốn cho muối nếu mất vị! Khốn cho một Giáo Hội mất hương vị! Khốn cho một linh mục, một tu sĩ, một hội dòng đánh mất hương vị!

 Hôm nay, chúng ta tôn vinh Chúa Cha vì công việc mà thánh Đa Minh, đầy ánh sáng và muối của Chúa Kitô, đã thực hiện trong 800 năm qua; một công trình phục vụ Tin Mừng, được rao giảng bằng lời nói và bằng cuộc sống; một công trình, nhờ ơn của Chúa Thánh Linh, đã làm cho bao nhiêu người nam nữ được trợ giúp để không bị tản mát giữa ”thứ hội hóa trang” của sự hiếu kỳ trần tục, trái lại họ cảm thấy hương vị của đạo lý lành mạnh, của Tin Mừng, và đến lượt họ, họ trở thành ánh sáng và muối, thành những người thực hiện những công lành.. thành những anh chị em đích thực, tôn vinh Thiên Chúa và họ dạy cách tôn vinh Chúa bằng những công việc lành trong cuộc sống” (SD 21-1-2017)



Tân Tổng thống Trump đặt tay trên Kinh Thánh tuyên thệ nhận chức


WASHINGTON DC - Buổi lễ diễn ra trang nghiêm, theo đúng nghi thức. Nhiều gương mặt tiêu biểu đã hiện diện tại buổi lễ Tuyên thệ nhậm chức như các lãnh đạo đảng Cộng hòa là ông Paul Ryan và Kevin McCarthy... Có sự hiện diện của cựu tổng thống Mỹ thứ 39 Jimmy Carter và vợ, tổng thống Mỹ thứ 43 George W. Bush, vợ chồng cựu ứng viên tổng thống Mỹ đảng Dân chủ Hillary Clinton. Các thành viên trong gia đình ông Trump cũng có mặt đầy đủ.
Tân Tổng thống Trump đặt tay trên Kinh Thánh tuyên thệ nhận chức
Tân Tổng thống Trump đặt tay trên Kinh Thánh tuyên thệ nhận chức
Sau khi các quan chức chủ chốt, lãnh đạo tôn giáo phát biểu, đặc biệt có ĐHY Dolan của TGP New York, ông Mike Pence bước lên bục để tuyên thệ nhậm chức phó tổng thống. Tiếp đó, ông Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống trên cuốn Kinh thánh đặt trên tay của đệ nhất phu nhân Melina. 
Tân TT Trump nhắc lại theo lời của chánh án: "Tôi, Donald Trump, trịnh trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ đảm đương vị trí tổng thống Mỹ một cách trung thành, và sẽ làm hết khả năng để giữ gìn, duy trì và bảo vệ hiến pháp Mỹ. Chúa giúp đỡ tôi".

Trong bài phát biểu ngay sau lễ tuyên thệ, Tổng thống Trump khẳng định sẽ "chiến đấu không ngừng nghỉ" để bảo vệ nước Mỹ và sẽ không để người dân Mỹ thất vọng. Ông sẽ làm cho biên cương Hoa Kỳ được an tòan, lo tu bổ đường xá gia thông, mang lại công ăn việc làm cho thợ nhà máy, tận diệt quân khủng bố... Dân chúng Hoa Kỳ sẽ không còn bĩ bỏ quên nữa, và ông tuyên bố: "Các bạn sẽ không bao giờ bị làm ngơ nữa".

Ông Trump kết thúc bài phát biểu bằng lời hứa đã trở thành thương hiệu: "Biến nước Mỹ vĩ đại trở lại". 

Tổng thống Donald Trump đọc lời thề khi đặt tay trên cuốn Kinh Thánh của gia đình ông và cuốn Kinh Thánh của cố Tổng thống Abraham Lincoln. Chánh Hoa Kỳ John Roberts chủ sự nghi lễ tuyên thệ chop tân Tổng thống Trump.

Ông Alex Stroman, Phó giám đốc truyền thông cho Ủy ban nhậm chức lần thứ 58, khẳng định cuốn Kinh Thánh của Abraham Lincoln được sử dụng trong lễ nhậm chức đầu tiên của tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, gần đây nhất là trong nghi lễ nhậm chức đầu tiên và thứ hai của Tổng thống Obama. cuốn Kinh thánh này giữ tại bộ sưu tập của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. 

Cuốn Kinh Thánh của TT Trump, là món qùa mẹ ông đã tặng ng vào năm 1955 sau khi ông tốt nghiệp Trường Tiểu học Giáo lý Chúa Nhật tại New York. Ông một đọan video trước đây ông Trump nói: “Mẹ tôi đã cho tôi Kinh Thánh này từ nhiều năm trước. Trong thực tế, đây có chữ viết của mẹ tôi ngay tại đây. Mẹ viết tên và địa chỉ của tôi, và điều này rất đặc biệt với tôi". Ông Trump một tín đồ thuộc Giáo Hội Presbyterian, đã nói rằng Kinh Thánh cuốn sách yêu thích của mình, và ông cũng thường xuyên nhắc tới sự kiện này trong các chiến dịch tranh cử. 

Việc đặt tay trên Kinh Thánh trong nghi lễ tuyên thệ không phải là đòi hỏi đối với Tổng thống Hoa Kỳ, nhưng đó là một truyền thống trong lễ nhậm chức tổng thống bắt đầu bởi TT George Washington, theo như bà Allison Brown cho biết, một nhà văn Oklahoma dựa trên và biên tập cho Bảo tàng của Kinh Thánh.

Tổng thống đầu tiên George Washington của nước này đã tuyên thệ nhậm chức trên Kinh Thánh đặt tại bàn thờ Nhà họp phái Masonic. Ít nhất bốn vị tổng thống khác đã sử dụng cuốn Kinh thánh mà thường được gọi là bản ấn hành King James, nay được gọi là Kinh Thánh Washington. "TT Washington đã rất ý thức rằng ông đã thiết lập một tiền lệ với tất cả mọi thứ ông đã làm", bà Brown nói.

Bà Brown cũng phát biểu rằng: Làm lời tuyên thệ trên Kinh Thánh hoặc trên một thứ đồ vật gì quan trọng khác là một hành động cổ xưa. Nó là biểu tượng cho quyền bính, tầm quan trọng và tính trung thực cho những lời tuyên thệ của người tuyên thệ.

Hiến pháp Hoa Kỳ chỉ nói rằng tổng thống mới đắc cử phải thề hay xác nhận lời tuyên thệ tổng thống của chức vụ mình đảm nhận. Nó không đề cập đến Kinh Thánh hay một cuốn sách khác. Vì vậy, một số Tổng thống khác cũng đã chọn một cái gì đó khác hơn là cuốn Kinh thánh Kitô giáo, và một số cũng không dùng thứ gì cả. Tổng thống thứ sáu là John Quincy Adams, một luật sư, đã tuyên thệ trên một cuốn sách pháp luật. TT Teddy Roosevelt đã không sử dụng một cuốn sách sau vụ ám sát William McKinley; và TT Lyndon B. Johnson đã tuyên thệ nhậm chức trên một cuốn sách lễ Công Giáo Roma tìm thấy trên chiếc Air Force One sau khi TT John F. Kennedy bị ám sát.

Đồng Nhân
Nguồn tin: Vietcatholic