Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

5 Phút cho Lời Chúa 31/01/2017

Filled under:

VỚI NIỀM TIN, MỌI SỰ THAY ĐỔI
“Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh.” (Mc 5,34)
Suy niệm: Bánh mì xăng uých gồm có hai miếng bánh mì kẹp bên ngoài, bên trong có nhân là rau, thịt hay cá. Khi ta thưởng thức bánh xăng uých, ta thường không phân biệt miếng này là bánh mì, miếng kia là nhân thịt, nhân cá. Tất cả tạo thành một hương vị riêng của loại thức ăn nhanh phổ biến hiện nay. Bài Tin Mừng hôm nay cũng được sắp xếp tựa như kiểu bánh xăng uých. Khởi đầu là câu chuyện con gái ông trưởng hội đường Giai-rô bị đau nặng, “nhân” ở giữa là câu chuyện người đàn bà bị bệnh loạn huyết được chữa lành, rồi tiếp đến câu chuyện cô con gái ấy được Đức Giê-su cho chỗi dậy từ cõi chết. Toàn bộ bài Tin Mừng cho ta thấy những điều kỳ diệu xảy ra trong cuộc sống phát xuất từ niềm tin của con người cùng với quyền năng yêu thương của Thiên Chúa.
Mời Bạn: Cả hai bệnh nhân này đều trong tình cảnh hầu như tuyệt vọng: bé gái đã chết, người đàn bà bị bệnh 12 năm chữa trị mãi không khỏi. Thế nhưng, đụng chạm đến con người Chúa Giê-su với lòng tin, mọi sự đã thay đổi. Cũng vậy, hãy để Thánh Thể Chúa, Lời Chúa “đụng chạm” đến bạn mỗi ngày để giúp linh hồn bạn mạnh khỏe hơn.
Sống Lời Chúa: Tôi sẽ điều chỉnh lại việc rước lễ của mình: chuẩn bị trước kỹ lưỡng hơn, cám ơn Chúa sốt sắng hơn khi Chúa đang ngự trong tâm hồn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa Chúa là nguồn sống và là chủ của sự sống. Con xác tín rằng hễ khi nào được tiếp xúc, gần gũi Chúa là con nhận được sự sống thần linh của Chúa. Xin giúp con siêng năng đến với Chúa, “đụng chạm” đến Mình Thánh Chúa và Lời hằng sống của Chúa. Amen.


 THÁNH GIOAN BOSCO HIỂN TU
(1815-1888)
Ngày lễ Đức Mẹ lên trời năm 1815 cũng là ngày thánh Gioan Bosco ra đời. Sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo khó, lại mồ côi cha từ lúc lên hai, Bosco không được may mắn hưởng những ngày thơ ấu êm đềm như các trẻ cùng tuổi. Mẹ cậu là bà Margarita phải làm lụng vất vả mới kiếm đủ tiền nuôi con. Bà rất tiết kiệm, yêu việc lao động và ham thích cầu nguyện. Cậu Bosco có nhiều đức tính cao quý, một trí tuệ thông minh sắc sảo, một trí nhớ như nhựa. Cậu rất ham thích học hỏi, nhưng không có đủ tiền học, cậu đến nhà cha sở để học. Nhưng rủi thay ít lâu sau cha sở lại qua đời.
Đã đến lúc phải chọn hướng đi cho cuộc đời, Bosco tỏ ý muốn làm linh mục. Từ trước Bosco vẫn có ý định muốn vào tu
dòng thánh Phanxicô, nhưng đến sau, theo lời chỉ dẫn của cha linh hướng, Bosco đã bỏ ý định trên.

Thiên Chúa quan phòng muốn tuyển trạch chàng để sau này sáng lập dòng mới theo ý hướng của Chúa.
Ngày 30-10-1835 Gioan Bosco vào đại chủng viện Turinô. Thầy Bosco học hành rất chăm chỉ và rất giỏi. Thời gian thấm thoát trôi qua, ngày mong ước đã tới: ngày 5-6-1841, Gioan Bosco được chịu chức linh mục. Trong ngày Gioan Bosco thụ phong linh mục, mẹ ngài đã nói một câu mà ngài ghi nhớ và suy niệm suốt đời: "Con ơi, ngày nào con bắt đầu uống Máu Thánh, là ngày con bắt đầu đau khổ". Làm linh mục rồi, ngoài việc coi xứ, ngày ngày linh mục Bosco đi thăm viếng các người nghèo khó và các bệnh nhân trong bệnh viện và cả các tù nhân trong các đề cao ở Turinô.
Từ ngày 08-12-1841, linh mục Bosco dồn hết tâm lực vào việc lựa nhân viên để thiết lập dòng Salêdiêng tương lai. Ngài nhận một em bé vô thừa nhận bị người coi nhà thờ đánh đập thậm tệ và xua đuổi đi rất tàn nhẫn: cậu bé đó tên là Carelli. Vì chưa xây được nhà, thánh nhân đành cho cậu trú ngụ trong nhà mặc áo nhà thờ thánh Phanxicô. Ngài cho cậu học chữ và giáo lý để chuẩn bị rước lễ lần đầu. Dần dà không những ngoài Carelli trong nhà ngài còn rất nhiều trẻ em khác.
Ngày 2-2-1842, trong nhà mặc áo thánh đường Phanxicô, người ta thấy có đến hai mươi em bé mồ côi. Rồi dần dà con
số đó tăng lên tới 100 em. Năm 1844, cha Gioan Bosco được cử làm Giám đốc viện dưỡng lão Phônêma, đồng thời ngài
kiêm thêm việc quản trị một cô nhi viện do bà hầu tước Barôlô sáng lập.

Không bao lâu, cô nhi viện không còn chỗ dung nạp thêm. Số các em đã tăng lên với con số 300.
Được sự chấp thuận của Đức cha Franxoni, Tổng Giám mục thành Turinô, cha Bosco sử dụng ngôi nhà thờ thánh Martinô
cũ kỹ với năm chữ vàng khắc trên cửa nhà thờ: "Tu viện thánh Phanxicô Salê" Nhưng vì các em nô đùa nghịch ngợm làm
huyên náo cả một khu phố, thánh nhân buộc lòng phải di cư cô nhi viện đến nhà thờ thánh Phêro do bà bá tước Cavua (Cavour) nhường lại, nhưng rồi sau cùng lại phải di cư đi chỗ khác. Lần này không kiếm đâu ra nhà nữa, thánh nhân đành phải dẫn dắt đoàn con côi cút đến sống ngay giữa cánh đồng cỏ. Gặp thời mưa sa, gió rét, lại phải chạy vào trú ẩn ở những lẫm lúa miền Vanđôccô, ngài dốc toàn lực lượng để xây cất một ngôi nhà cho con cái ngài có chỗ nương thân. Lo cho có chỗ ở, ngài còn phải tần tảo để kiếm cơm ăn, áo mặc và có chỗ học tập cho bầy con côi cút.

Vì quá lao lực, tháng 7 năm 1846, thánh nhân bị bệnh sưng màng phổi. Các bác sĩ đều thất vọng. Nhưng có lẽ Chúa chưa muốn để bầy trẻ phải vất vưởng không người săn sóc. Mùa đông năm đó thánh nhân được bình phục, lại trở về Turinô tiếp tục công việc ngài đã vất vả xây dựng. Vì hiếm người, thánh nhân mời mẹ tới lo việc bếp nước và may vá cho đoàn trẻ. Thánh nhân thuê được hai gian nhà ở gần lẫm Vanđôccôâ: gian trước dùng làm nhà bếp và nhà ở cho mẹ ngài; gian sau dùng làm bàn giấy và phòng ngủ của ngài. Lẫm Vanđôccôâ được dùng làm nhà nguyện. Thánh nhân cũng cấp tốc mở các lớp học tối.
Ngài nhận thấy muốn cho công việc giáo dục có kết quả, cần áp dụng chính sách "có mặt", nghĩa là ngài phải để mắt coi sóc các con cái ngài suốt ngày đêm. Thánh nhân dự định mở một ký túc xá. Để đạt ý định đó, lần hồi ngài đã thuê được cả toà nhà thuộc khu trại Vanđôccôâ. Tuy nhiên, ngài vẫn cảm thấy chật chội. Chủ trại bán cho ngài cả toà nhà ông đang ở với giá 30.000 quan. Nhờ lòng hào hiệp của các vị ân nhân, ngày 19-2-1851, ngài đã kiếm được đủ số tiền để trả. Sau đó ngài lại kiếm thêm được tiền để xây cất một ngôi nhà thờ đồ sộ. Ít lâu sau lại sừng sững mọc lên một toà nhà lộng lẫy, đội tên là nhà thờ của thánh Phanxicô Salê.
Bí quyết của thánh Bosco trong công cuộc giáo dục trẻ em đơn sơ nhưng rất kỳ diệu. Với một tình yêu người mẹ hiền và với lòng nhân hậu của người cha, thánh nhân đã gây trong lòng những người con yêu dấu của ngài một lòng tín nhiệm sâu xa và một lòng kính yêu chân thành, và chỉ có thế đã đủ để công cuộc giáo dục của thánh nhân được kết quả mỹ mãn.
Thánh nhân không chỉ nguyên lo việc phát triển thể xác của con cái ngài, nhưng ngài còn lo lắng mở mang trí tuệ và nhất là lo huấn luyện tâm hồn các em. Thánh nhân khích lệ con cái ngài năng xưng tội, rước lễ và nhất là lo tập cho các em thói quen xem lễ hằng ngày.
Trẻ em được thánh nhân huấn luyện đều rất ngoan ngoãn và chăm chỉ. Mọi hành động của các em đều quy về mục đích là
mến Chúa và làm đẹp lòng Người.

Mẹ thánh nhân từ trần vào mùa đông năm 1856. Chính thánh nhân đã làm các phép bí tích sau cùng cho mẹ. Cùng với cái tang đau đớn đó, thánh nhân còn phải đương đầu với những trở ngại, những khó dễ do chính phủ Ý gây nên.
Đứng trước tình thế nguy ngập trên, thánh Bosco phải đi tìm thêm một số linh mục khác cộng tác với ngài để thực hiện xong những ý định của ngài. Một số linh mục ở Turinô nhận hợp tác với ngài.
Qua năm 1857, thánh nhân chiêu mộ được một con số chừng 15 linh mục và một số giáo lý viên để thành lập một dòng tu với mục đích lo giáo dục các trẻ mồ côi nghèo khổ. Dòng mới này được mệnh danh là dòng Salêdiêng. (Đức Thánh Cha Piô IX châu phê luật dòng của thánh nhân năm 1874).
Qua năm 1872, hai hội dòng khác được thánh nhân sáng lập để củng cố và phát triển công cuộc của ngài: hội Đức Mẹ phù hộ giáo hữu. Hội này được thành lập với mục đích phát triển và nâng đỡ ơn thánh triệu linh mục.
Nhờ hội trên, thánh Bosco đã cống hiến cho Giáo hội hơn mười ngàn linh mục; thánh nhân lập thêm một dòng nữ mệnh danh là dòng Các Bà Phước Đức Mẹ Phù hộ, tức dòng nữ Salêdiêng. Dòng nữ này được thành lập với mục đích cứu trợ và giáo dục các em cô nhi.
Công cuộc vĩ đại của thánh Bosco đã mang đến cho thời đại ngài nhiều lợi ích và tiến bộ đáng kể. Thánh nhân đã giải quyết được nhiều vấn đề lớn lao và nan giải của thời đại ngài trong lúc hàng vạn con trẻ Ý lang thang vất vưởng trên các nẻo phố; thánh nhân đã huấn luyện cho nhiều thanh thiếu niên có nghề nghiệp sinh sống. Ngài hành động để xoa dịu một phần nào những đau thương của xã hội. Nhưng công việc đáng kể là thánh nhân đã tuyển mộ cho Giáo hội được một số linh mục đạo đức. Ngay từ thời thánh nhân còn sống, dòng của ngài đã mọc lên như nấm khắp nước Ý.
Năm 1863, thánh Gioan Bosco mở một trường trung học vĩ đại ở Marabel và một trường khác ở Lanso. Người ta đã tặng
cho ngài danh hiệu "thánh Vinhsơn Phaolô" của nước Ý.

Thánh nhân làm nhiều phép lạ trong khi ngài thực hiện công việc bác ái. Người ta thuật lại rằng một lần kia Đức Thánh Cha Piô IX đã nói với một bệnh nhân đến xin Đức Thánh Cha chữa bệnh cho ông như sau: "Nếu con muốn khỏi bệnh, con hãy đến với cha Gioan Bosco, cha sở Turinô, ngài sẽ chữa con khỏi bệnh".
Thực ra, thánh Bosco là một vị thánh đã thực hiện đức bác ái một cách hoàn hảo. Hơn ai hết, thánh nhân đáng tự hào về những lời đáng kính của Thầy Chí Thánh: "Trước hết các con hãy tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người ".
Công cuộc vĩ đại của thánh nhân, ngay từ khi còn sống đã lan rộng tới các hang cùng ngõ hẻm trong khắp nước Ý, sang Pháp và cả Châu Mỹ. Nhiều lần ngài đi công cán bên Pháp, đi đến đâu dân chúng cũng kéo đến vây quanh ngài với một lòng thành kính đặc biệt. Mọi người đều cảm phục trước vẻ oai nghiêm, vui vẻ đơn sơ và nhân hậu của thánh nhân. Là người nổi danh ở Turinô thánh nhân giảng thuyết với những lời lẽ đơn sơ dễ hiểu và êm dịu. Ngài giảng thuyết rất nhiều về trẻ em và hình như ngài chỉ nói vấn đề đó, một vấn đề ngài đã đem hết tâm lực để phụng sự.
Vì quá lao lực, năm 1884, cha ngã bệnh nạêng, lúc đó ngài đã ngoài 60 tuổi. Nhưng nhờ lời cầu nguyện của đại gia đình Salêdiêng, ngài lại được bình phục.
Mặc dầu tuổi đã cao, thánh nhân vẫn còn hoạt động cách sáng suốt và hiệu lực. Thể theo lời yêu cầu của Đức Thánh Cha Lêô XIII, thánh nhân khởi công xây cất một ngôi thánh đường đồ sộ trên đồi Esquilinộ Để thực hiện công cuộc vĩ đại đó, thánh Bosco rảo khắp nước Ý, Pháp và Tây Ban Nha để quyên tiền và vật liệu…
Nhưng vì tuổi cao sức yếu, và vì lao lực quá, ngài lại ngã bệnh. Ngày 08-12-1887, thánh nhân còn thảo một bức thư gửi đại gia đình Salêdiêng. Bao lâu còn gượng được thánh nhân vẫn cố gắng giải tội lâu giờ. Ngày 01- 01-1888 tình trạng sức khoẻ của thánh nhân có vẻ khả quan hơn. Đức Giám mục Lie (Liège) xin thánh nhân thiết lập tu viện Salêdiêng ở giáo phận ngài. Thánh nhân đồng ý và đây là ngôi nhà dòng Salêdiêng cuối cùng do thánh nhân thiết lập.
Ít lâu sau, bệnh cũ lại trở lại, và nguy kịch hơn, Đức Hồng Y Hisơn (Hicherd) đích thân đến thăm viếng thánh Bosco và thánh nhân đã khẩn khoản xin Đức Hồng Y ban phép lành. Sau khi đã ban phép lành cho thánh Bosco, Đức Hồng Y cũng quỳ gối xin thánh nhân ban phép lành cho mình.
Thứ ba ngày 30 tháng giêng, bệnh tình thánh nhân càng ngày càng trầm trọng. Vào khoảng hai giờ sáng, Đức Thánh Cha từ đền thánh Phêrô ban phép lành Toà Thánh cho thánh nhân, khoảng bốn giờ ba khắc, sau khi đã chịu các phép bí tích, thánh nhân thở hơi cuối cùng giữa đoàn con yêu quý đứng vây quanh giường ngài, mắt rướm lệ.
Cả thành phố Turinô đau đớn chịu tang vị đại ân nhân. Họ buồn vì mất một người cha, nhưng lại vui mừng vì được một vị thánh như lời Đức Thánh Cha Lêô đã nói khi hay tin thánh nhân từ trần: "Don Bosco là một vị Thánh!".
Tuy chết đi nhưng hình ảnh của người cha hiền đó sẽ còn sống mãi trong lòng nhân thế. Lòng nhiệt thành và từ tâm của ngài đối với bầy trẻ côi cút phải là bài học sáng ngời soi dẫn tâm hồn con người trong muôn thế hệ.


Kỳ Quan Của Thế Kỷ 19
 
Ngày 31 tháng 1, cách đây đúng một thế kỷ, thế giới mất đi một người mà ông Rattazzi, thủ tướng nước Italia, thời bấy giờ nổi tiếng là người chống báng Giáo Hội, đã phải thốt lên: "Ngài là kỳ quan vĩ đại nhất của thế kỷ thứ 19. Cả nước Pháp đã suy tôn Ngài như một vị Thánh Vinh sơn đệ Phaolô của thế kỷ". Con người đó chính là Thánh Don Boscọ 
Thánh nhân chào đời năm 1815 tại miền Piemonte, thuộc mạn bắc nước Italiạ Mẹ Ngài là bà Magarita mong ước cho Ngài được làm linh mục. Nhưng bà đã dặn dò con mình: "Mẹ đã sinh ra trong nghèo khó, mẹ đã sống trong nghèo khó, mẹ cũng muốn chết trong nghèo khó. Nếu con muốn làm linh mục để giàu có, mẹ sẽ không bao giờ bén mảng đến với con". 
Don Bosco đã thực hiện lời khuyên của mẹ. Không những Ngài đã sống nghèo, nhưng chỉ sống với người nghèo, nhất là trẻ em nghèọ Ngài đã đi khắp hang cùng ngõ hẻm, thu nhặt những trẻ em lang thang đầu đường xó chợ. 
Nếu mãi đến năm 1848, Karl Marx mới đưa ra tuyên ngôn kêu gọi giới công nhân đứng lên, đoàn kết đấu tranh cho quyền lợi của họ, thì trước đó, Don Bosco cũng đã tranh đấu cho giới công nhân rồị 
Thời của Thánh nhân, kỹ nghệ mới phát triển, nhiều vấn đề xã hội được đặt rạ Thánh nhân chủ trương không chỉ mang lại cho giới trẻ một nền giáo dục về mặt tinh thần hay tu đức, mà còn giúp cho giới trẻ một nghề nghiệp trong tay. Thánh Don Bosco đã được xem như là cha đẻ của những trường huấn nghệ ngsày nay. 
Phương pháp sư phạm được Thánh nhân đề ra nhắm đến sự đề phòng hơn là trừng phạt. Thay vì chữa trị những sai trái, tốt hơn là đề phòng để những sai trái không xảy rạ Trong tất cả mọi sự, tình thương và sự dịu dàng là cơ sở cho tất cả mọi cư xử của Thánh Don Bosco. 
Hiền lành và vui vẻ là hai nhân đức trội vượt trong sự thánh thiện của Thánh Don Boscọ Với sự hiền lành đầy cảm thông, Thánh nhân nhìn mọi người bằng chính cái nhìn của Chúa Giêsụ Cái nhìn đó muốn nói với tội nhân hay bất cứ một tâm hồn xấu xa nào rằng: "Bạn có một giá trị cao cả. Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương bạn. Bạn đừng ngã lòng". 
Ði đôi với sự hiền lành chính là vui vẻ. Châm ngôn của Thánh Don Bosco chính là: Phụng sự Chúa trong vui tươị Sự vui vẻ của Thánh Don Bosco là liều thuốc hữu hiệu nhất cho thời đại đầy ohiền muộn và chán nản của chúng tạ Niềm vui của Thánh nhân xuất phát từ một xác tín cơ bản trong Kitô giáo của chúng ta: Thiên Chúa là Tình Yêụ Do đó những người được Thiên Chúa yêu thương không thể nào buồn thảm được. 
Sứ điệp của Thánh Don Bosco vẫn luôn hợp thời, nhất là trong hoàn cảnh hiện tại của chúng tạ Giữa một xã hội mà tương quan con người được xây dựng trên thù hận, nghi kỵ, bon chen, giành giật, lừa đảọ Thánh Don Bosco nói với chúng ta rằng: Con người vẫn còn đáng thương yêu, vẫn còn đáng tôn trọng và tin tưởng. 
Giữa một xã hội mà sự buồn thảm đang ngự trị, Thánh nhân muốn đem lại cho chúng ta nụ cười của lạc quan. Nụ cười lạc quan đó chỉ có thể nở rộ khi con người còn tin tưởng ở Tình Yêu của Thiên Chúạ Giữa những mất mát từng ngày, Thánh Don Bosco mời gọi chúng ta hãy tìm kiếm lại mọi sự trong Tình thương của Chúa.