Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 25.10.2016

Filled under:

“Sự khắt khe biến chúng ta thành những đứa trẻ mồ côi!”
Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 25.10.2016
Triều Đại Thiên Chúa phát triển không phải nhờ vào những cấu trúc được tổ chức tốt hay những chương trình được trù tính cách tinh vi, nhưng nhờ vào sự ngoan ngùy trong âm thầm. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã giảng như thế trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Ba vừa qua tại nguyện đường Thánh Mác-ta của Tòa Thánh Vatican. Bài giảng của Ngài được khởi đi từ bài Tin Mừng trong ngày, tức bài Tin Mừng theo Thánh Lu-ca. Theo bài Tin Mừng này, Chúa Giê-su đã trình bày Triều Đại Thiên Chúa như một hạt cải: trước tiên, nó hoàn toàn bé nhỏ, nhưng sau đó nó phát triển thành một cây cao lớn.
Triều Đại Thiên Chúa tuyệt nhiên không được tích tụ lại từ bất cứ điều gì – Đức Thánh Cha nói – nhưng là hiện hữu trong sự trở nên, trong sự phát triển, “trên đường”. “Vậy Triều Đại Thiên Chúa là gì? Phải chăng Triều Đại ấy chính là một cấu trúc chính xác, được tổ chức tốt, mà trong cấu trúc đó, tất cả đều đi đúng quy trình, hay là những chương trình được trù tính tinh vi, và điều gì không nằm trong những chương trình đó thì không phải là Triều Đại Thiên Chúa? Không. Với Triều Đại Thiên Chúa, nhiều điều sẽ diễn ra hơn là với Lề Luật… Triều Đại Thiên Chúa đang tiếp tục diễn ra, Triều Đại ấy đang trên đường. Nó không đứng lỳ tại chỗ. Thậm chí: người ta còn tạo ra Triều Đại Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày nữa.”  
Trong các dụ ngôn của mình, Chúa Giê-su thường nói về “những điều trong cuộc sống hằng ngày” – Đức Thánh Cha giải thích tiếp: về men, nhưng nó “không còn là men nữa”, vì nó được “trộn với bột”, nó biến đổi và sau đó “trở thành bánh mỳ”. Về hạt giống, nhưng nó “không còn là hạt giống nữa”, vì nó sẽ “chết đi và trao ban sự sống cho cây”. “Men và hạt giống thì luôn trên đường để trở thành một cái gì đó khác” – Đức Thánh Cha nói – chúng “chết đi”. Ở đây, vấn đề không phải là trở nên nhỏ bé hay to lớn, nhưng là “lên đường”. “Sự biến đổi sẽ diễn ra trên đường.
Bột không có các giác quan”:
Ai học biết Lề Luật Thiên Chúa nhưng không chịu lên đường – Đức Thánh Cha giải thích – thì người đó đang có một thái độ cứng nhắc và khắt khe. Đức Thánh Cha đã liên kết bài giảng của mình hôm nay với những suy nghĩ được đưa ra qua bài giảng của chính Ngài trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Hai vừa qua.
Thiên Chúa đòi hỏi thái độ nào từ chúng ta để cho Triều Đại Thiên Chúa lớn lên và trở thành lương thực cũng như trở thành tổ ấm cho tất cả? Thưa, đó là sự ngoan ngùy. Triều Đại Thiên Chúa sẽ phát triển trong sự đồng hành của sự ngoan ngùy đối với quyền năng của Chúa Thánh Thần. Bột không còn là bột nữa, nhưng trở thành bánh mỳ, vì nó ngoan ngùy đối với sức mạnh của men, và men cho phép để cho người ta trộn nó với bột… Cha không biết bột có giác quan hay không, nhưng nếu người ta trộn nó lẫn với một cái gì khác, thì người ta sẽ có thể nghĩ, liệu nó có đau đớn một chút hay không? Và rồi nó còn để cho người ta nướng mình nữa chứ… Và Triều Đại Thiên Chúa cũng lớn lên theo cách đó. Và cuối cùng, nó trở thành lương thực cho tất cả.
Triều Đại Thiên Chúa cần tới những người nam và những người nữ ngoan ngùy – Đức Thánh Cha giải thích tiếp: “Họ lớn lên và trở thành một ân ban đối với tất cả. Ngay cả hạt giống cũng ngoan ngùy, và nhờ thế, trở nên phong nhiêu, nó đánh mất căn tính của mình với tư cách là hạt giống, và trở nên một cái gì đó khác, vĩ đại hơn rất nhiều – nó biến đổi.”
Dựa vào những dụ ngôn, Đức Thánh Cha đã mô tả Triều Đại Thiên Chúa như là “một cái gì đó phát sinh”, “trên đường tiến tới chỗ viên mãn”. “Nó phát sinh từ ngày này qua ngày khác, cùng sự ngoan ngùy đối với Chúa Thánh Thần, Đấng hiệp nhất những hạt men bé nhỏ của chúng ta hay những hạt giống nhỏ bé của chúng ta với sức mạnh và biến đổi chúng.” Tuy nhiên, ai không can dự vào quá trình phát triển này, người ấy sẽ trở thành người “khắt khe”: “Và sự khắt khe sẽ biến chúng ta thành những đứa trẻ mồ côi, thành những người không cha không mẹ.
Sự khắt khe chỉ có những ông chủ, nó không có cha mẹ. Triều Đại Thiên Chúa giống như một người mẹ, và người mẹ này cho phép lớn lên, người mẹ này trao hiến chính bản thân mình để con cái của bà có cái để ăn và có mái nhà làm nơi trú ngụ… Hôm nay là một ngày rất tốt để cầu xin cho được ơn ngoan ngùy đối với Chúa Thánh Thần. Chúng ta rất hay ngoan ngùy đối với những tính khí của mình: Nhưng tôi làm cái tôi muốn… Tuy nhiên, Triều Đại Thiên Chúa không phát triển như thế, ngay cả bản thân chúng ta cũng không phát triển như thế. Đó là sự ngoan ngùy đối với Chúa Thánh Thần, sự ngoan ngùy ấy làm cho chúng ta lớn lên và biến đổi chúng ta giống như men và hạt giống. Ước gì Thiên Chúa sẽ ban cho tất cả chúng ta ơn ngoan ngùy này.”
Theo de.rv 25.10.2016 sk
Lm. Đa-minh Thiệu


Đền thờ Chúa Biến hình trên núi Tabor đã bị phạm thánh


Giêrusalem – Cách đây vài ngày, đền thờ Chúa Biến hình trên núi Tabor đã bị phạm thánh.
Tabor4.jpg 
Đức cha Giacinto-Boulos Marcuzzo, giám quản Tông tòa Giêrusalem nhận định: sự cố nghiêm trọng này cho thấy “một sự thiếu ý thức về thánh thiêng, về thần thánh,” điều luôn có “ở miền đất này”, không chỉ là giữa các Kitô hữu nhưng cả giữa người Do thái và Hồi giáo. Đức cha cho biết ngài đã đến nơi xảy ra sự việc và chứng kiến những thiệt hại thật sự gây cho ngài nỗi đau buồn.

Sự phạm thánh này xảy ra vào giữa đêm 23-24/10 khi một số kẻ lạ mặt đột nhập vào nơi thánh. Những kẻ phá hoại đã lấy trộm chén thánh vì nghĩ là đồ quý, phá hoại các bức ảnh và lấy hòm tiền dâng cúng. Pho tượng Đức Mẹ băng đồng ở trên nhà Tạm cũng bị lấy nhưng vì quá nặng nên chúng đã để lại. Những người tình nguyện đã tìm thấy pho tượng trong vườn và đã mang về đặt ở chỗ cũ. Mình Thánh Chúa bị ném trên nền nhà. Nhưng những kẻ này không có vẽ bậy trên tường như thường làm trong các vụ “price tag” .

Hiện nay giả thiết chính được đặt ra là một vụ trộm vặt, không có liên quan đến các vụ bạo lực và tấn công do các nhóm tôn giáo trong quá khứ. Trong mấy năm gần đây, những người Do thái cực đoan đã tấn công vào một số nơi thờ phượng của Công giáo, Chính thống Hy lạp và các đền thờ Hồi giáo.

Đức cha Marcuzzo cho biết cộng đoàn đã thực hành buổi cầu nguyện đơn sơ đền tạ và thánh hiến nhà thờ. Đức cha cho biết: “Nghi thức đền tạ chính thức sẽ được tổ chức tuần tới. Điều này khẳng định lòng yêu mến của chúng tôi với nơi này, ý thức của chúng tôi về sự thánh thiêng và yêu mến với Đức Mẹ. Những ai có liên hệ với nơi này được mời tham dự, chắc chắn là cả người Hồi giáo.”

Thánh đường Chúa Biến hình được xây trên núi Tabor ở Galilê, miền Bắc Israel, trên nơi mà theo truyền thống, Chúa Giêsu đã biến hình, như được tường thuật trong các Phúc âm thánh Matthêu, Mátcô và Luca. 

Tabor3.jpg

Tabor1.jpg

Tabor5.jpg

Tabor2.jpg
(Hồng Thủy, RadioVaticana 26.10.2016/ Asia News 25/10/2016)