Người Kitô hữu ở trong trần gian để tuyên xưng Chúa Giêsu, nhưng mắt luôn hướng về Trời cao để liên kết mật thiết với Chúa. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.
Chân đứng trên mặt đất và mắt hướng về Trời cao
Có ba điểm để tham chiếu về hành trình người Kitô. Thứ nhất là ký ức. Chúa Phục Sinh đã nói với các môn đệ rằng, Người sẽ đến Galilê trước các ông. Galilê là nơi diễn ra cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Chúa Giêsu và các môn đệ. Để trở thành Kitô hữu, mỗi người cũng có ký ức có kỷ niệm về lần đầu tiên ấy, lần đầu tiên gặp gỡ Chúa. Trong ký ức, không chỉ có lần đầu tiên, mà cuộc gặp gỡ vẫn tiếp diễn nhiều lần sau đó.
Điểm tham chiếu thứ hai là cầu nguyện. Khi Chúa lên trời, Chúa xa cách chúng ta về thể lý, nhưng Người luôn gân gũi chúng ta và luôn cầu thay nguyện giúp cho chúng ta. Người tỏ cho chúng ta thấy Chúa Cha, Người cũng cho chúng ta thấy cái giá Người phải trả để cứu độ chúng ta. Thế nên, chúng ta cần nguyện xin ân sủng để chiêm ngưỡng Thiên Đàng, để trong cầu nguyện, chúng ta thấy Chúa đang lắng nghe chúng ta và ở cùng chúng ta.
Điều thứ ba là thế giới. Trong bài Tin Mừng ngày Lễ Chúa Lên Trời, trước khi Chúa rời xa các môn đệ, Chúa nói: Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ và làm cho muôn dân trở thành môn đệ. Hãy đi: nơi chốn của người Kitô hữu là khắp thế gian để loan báo Lời Chúa, để tuyên xưng rằng chúng ta được cứu độ, rằng Chúa đã đến để ban ơn cho chúng ta, và để đưa chúng ta về với Chúa Cha.
Ký ức, cầu nguyện và sứ mạng
Tương ứng với ba nơi chốn: Galilê, Thiên Đàng và thế giới, là ba điều quan trọng: ký ức, cầu nguyện và sứ mạng. Một Kitô hữu phải tiến bước trong ba chiều kích ấy.
Xin ơn về ký ức: đó là đừng quên giây phút tôi được chọn, đừng quên giây phút tôi gặp gỡ Chúa. Tiếp đến là cầu nguyện, là mắt hướng về Trời, vì ở nơi đó Chúa đang chuyển cầu cho chúng ta. Thứ ba là ra đi thực thi sứ mạng. Chúng ta phải ra đi để sống và làm chứng cho Tin Mừng và làm cho mọi người nhận biết Chúa Giêsu. Nếu không thực thi những điều Chúa nói, thì chúng ta sống đâu khác gì người ngoại đạo.
Đời sống người Kitô tràn đầy niềm vui
Nếu chúng ta sống trong ký ức, cầu nguyện và thực thi sứ mạng, cuộc sống chúng ta sẽ tốt đẹp và tràn đầy niềm vui. Đây là câu cuối mà Chúa nói trong bài Tin Mừng hôm nay: ngày đó các con sẽ vui mừng và niềm vui của các con sẽ không ai lấy mất được, ngày đó các con sẽ không còn hỏi Thầy điều gì nữa. Không ai có thể lấy mất niềm vui của chúng ta, vì chúng ta khắc ghi cuộc gặp gỡ với Chúa, bởi vì chúng ta chắc chắn rằng Chúa Giêsu ở trên Thiên Đàng đang chuyển cầu cho chúng ta, và trong cầu nguyện, tôi can đảm nói rằng: tôi có thể ra khỏi chính mình để đến với tha nhân, để bằng chính cuộc sống của tôi mà làm chứng cho Chúa Giêsu, Đấng đã sống lại và vẫn đang sống.
Ký ức, cầu nguyện, sứ mạng. Nguyện xin Chúa ban ân sủng để chúng ta hiểu được những điều ấy trong đời sống người Kitô, để đời sống chúng ta tươi vui, tràn ngập niềm vui, và không ai có thể lấy mất khỏi chúng ta niềm vui ấy.
ĐTC: Tuyên xưng Chúa Kitô cho dù phải chịu những bách hại
|
Làm chứng cho Chúa, chịu sự bách hại, cầu nguyện. Đó là là ba điểm nổi bật trong cuộc đời thánh Phaolô Tông Đồ, một cuộc đời luôn sẵn sàng lên đường. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta ngày 1/6/2017.
Loan báo Chúa Kitô
Thánh Phaolô luôn trên đường rao giảng và tuyên xưng Chúa Kitô. Ngài đi hết nơi này đến nơi khác. Ngài không chỉ ngồi một chỗ trong bàn làm việc của mình. Không như thế. Ngài luôn di chuyển, luôn chuyển động. Ngài luôn lên đường mang theo sứ điệp về Chúa Giêsu Kitô. Trong lòng ngài có đầy tràn lửa nhiệt thành, bừng cháy ngọn lửa tông đồ, thúc đẩy ngài tiến về phía trước. Ngài không để cho mình bị níu kéo, nhưng luôn tiến về phía trước, và ngài sẵn lòng đón nhận những khó khăn rắc rối.
Đón nhận sự bách hại
Thánh Phaolô đã bị đưa ra xét xử. Nhưng Thần Khí giúp Phaolô tìm thấy một điều có thể gây bất đồng nội bộ giữa những kẻ đang tố cáo ngài. Đó là niềm tin vào sự sống lại. Phaolô biết rằng, nhóm Xađốc không tin vào sự phục sinh, còn nhóm Pharisêu lại tin vào sự phục sinh. Biết thế, nên Phaolô lên tiếng nói: “Hỡi anh em là những người Pharisêu. Tôi là người Pharisêu, là con của một người Pharisêu. Chúng ta đang hy vọng vào sự phục sinh từ cõi chết.” Ngay khi ngài nói điều ấy, đã xảy ra cuộc tranh cãi sôi nổi giữa những người thuộc phái Pharisêu và những người thuộc phái Xađốc. Những kẻ ấy, những kẻ muốn xét xử và kết án thánh Phaolô, dường như họ hiệp nhất với nhau, nhưng kỳ thực họ chia rẽ nhau.
Cũng thế, có những người muốn bảo vệ Lề Luật, muốn gìn giữ giáo lý của Dân Chúa, muốn gìn giữ đức tin, nhưng thực tế lại khác. Thực tế họ lại đánh mất Lề Luật, đánh mất giáo lý, đánh mất đức tin, bởi vì họ đã biến những điều ấy trở thành các ý thức hệ.
Sức mạnh của đời cầu nguyện
Sức mạnh của thánh Phaolô đến từ đời cầu nguyện, đến từ cuộc gặp gỡ của thánh nhân với Chúa Kitô. Nhiều lần ngài nói ngài được đưa lên tầng trời thứ bảy và có những cuộc gặp gỡ thần bí với Chúa Giêsu. Lần đầu tiên chính là cuộc gặp gỡ giữa ngài với Chúa Giêsu trên đường Damas, khi ngài muốn đi bắt bớ các Kitô hữu. Phaolô là người đã gặp Chúa, là con người của cầu nguyện.
Như thế ba điểm nổi bật của cuộc đời thánh Phaolô là hăng say loan báo về Chúa Kitô, sẵn lòng đón nhận bắt bớ, và cầu nguyện gặp gỡ Chúa. Thánh Phaolô tiếp tục tiến bước như thế giữa những bách hại của thế gian và đi trong sự an ủi của Thiên Chúa. Xin Chúa ban ân sủng, để chúng ta có thể sống ba điều đặc biệt như thánh Phaolô đã sống.
Loan báo Chúa Kitô
Thánh Phaolô luôn trên đường rao giảng và tuyên xưng Chúa Kitô. Ngài đi hết nơi này đến nơi khác. Ngài không chỉ ngồi một chỗ trong bàn làm việc của mình. Không như thế. Ngài luôn di chuyển, luôn chuyển động. Ngài luôn lên đường mang theo sứ điệp về Chúa Giêsu Kitô. Trong lòng ngài có đầy tràn lửa nhiệt thành, bừng cháy ngọn lửa tông đồ, thúc đẩy ngài tiến về phía trước. Ngài không để cho mình bị níu kéo, nhưng luôn tiến về phía trước, và ngài sẵn lòng đón nhận những khó khăn rắc rối.
Đón nhận sự bách hại
Thánh Phaolô đã bị đưa ra xét xử. Nhưng Thần Khí giúp Phaolô tìm thấy một điều có thể gây bất đồng nội bộ giữa những kẻ đang tố cáo ngài. Đó là niềm tin vào sự sống lại. Phaolô biết rằng, nhóm Xađốc không tin vào sự phục sinh, còn nhóm Pharisêu lại tin vào sự phục sinh. Biết thế, nên Phaolô lên tiếng nói: “Hỡi anh em là những người Pharisêu. Tôi là người Pharisêu, là con của một người Pharisêu. Chúng ta đang hy vọng vào sự phục sinh từ cõi chết.” Ngay khi ngài nói điều ấy, đã xảy ra cuộc tranh cãi sôi nổi giữa những người thuộc phái Pharisêu và những người thuộc phái Xađốc. Những kẻ ấy, những kẻ muốn xét xử và kết án thánh Phaolô, dường như họ hiệp nhất với nhau, nhưng kỳ thực họ chia rẽ nhau.
Cũng thế, có những người muốn bảo vệ Lề Luật, muốn gìn giữ giáo lý của Dân Chúa, muốn gìn giữ đức tin, nhưng thực tế lại khác. Thực tế họ lại đánh mất Lề Luật, đánh mất giáo lý, đánh mất đức tin, bởi vì họ đã biến những điều ấy trở thành các ý thức hệ.
Sức mạnh của đời cầu nguyện
Sức mạnh của thánh Phaolô đến từ đời cầu nguyện, đến từ cuộc gặp gỡ của thánh nhân với Chúa Kitô. Nhiều lần ngài nói ngài được đưa lên tầng trời thứ bảy và có những cuộc gặp gỡ thần bí với Chúa Giêsu. Lần đầu tiên chính là cuộc gặp gỡ giữa ngài với Chúa Giêsu trên đường Damas, khi ngài muốn đi bắt bớ các Kitô hữu. Phaolô là người đã gặp Chúa, là con người của cầu nguyện.
Như thế ba điểm nổi bật của cuộc đời thánh Phaolô là hăng say loan báo về Chúa Kitô, sẵn lòng đón nhận bắt bớ, và cầu nguyện gặp gỡ Chúa. Thánh Phaolô tiếp tục tiến bước như thế giữa những bách hại của thế gian và đi trong sự an ủi của Thiên Chúa. Xin Chúa ban ân sủng, để chúng ta có thể sống ba điều đặc biệt như thánh Phaolô đã sống.