HỌC HIỀN LÀNH VỚI THẦY GIÊ-SU
“Hãy học cùng tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11,29)
Suy niệm: Một cặp vợ chồng sống giang hồ, hành nghề móc túi chuyên nghiệp, được cảm hoá nhờ một chàng trai hiền lành đến độ ngây ngô tin rằng trên thế gian này không ai là người trộm cắp, đó là chủ đề bộ phim “Thiên hạ vô tặc” (2004). Phải chăng đạo diễn Phùng Tiểu Cương muốn nói lên ước mơ dùng sự hiền lành để cải hoá thế giới đầy bạo lực này? Ước mơ đó không còn là viễn tưởng mà là hiện thực nơi lời dạy và hành động của Chúa Giê-su: “Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.” Ngài “như con chiên hiền lành bị đem đi làm thịt chẳng mở miệng kêu ca” (x. Is 53,7), đón nhận cái chết trên thập giá để cứu độ nhân loại.
Mời Bạn: Trong giao tế hằng ngày, người ta thường thích làm bạn với người hiền lành, thích gần gũi với người khiêm tốn. Ở bên họ ta cảm thấy an tâm. Giữa một xã hội còn nhiều dối trá, bất công, bạo lực, người sống hiền lành và khiêm nhường thường bị coi là yếu đuối, nhát sợ. Thế nhưng hiền lành khiêm nhường lại là sức mạnh thâm trầm, là bản lãnh sâu xa cho một nhân cách. Là Ki-tô hữu, học hiền lành khiêm nhường Thầy Giê-su sẽ được tâm hồn an vui, không còn sợ hãi; sống hiền lành khiêm nhường như Thầy Giê-su để trở nên chứng tá sống động, góp phần loại trừ bạo lực, dối trá, bất công ra khỏi thế giới này.
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày dành ít phút xét mình xem trong cách cư xử, lời nói của bạn còn biểu hiện sự nóng giận, hung dữ, kiêu căng không.
Cầu nguyện: “Lạy Chúa Giê-su hiền lành và khiêm nhường trong lòng xin uốn nắn lòng con nên như Rất Thánh Trái Tim Chúa.”
Thánh Giuse Cafasso(1811-1860)
|
Thánh Giuse Cafasso là một trong những linh mục thánh thiện có chân trong tổ chức Dòng Ba Phanxicộ Cha mẹ ngài là nông dân ở vùng Piedmont, nước Ý.
Ngay khi còn là một thanh niên, Giuse Cafasso đã yêu quý Thánh Lễ và nổi tiếng về sự khiêm tốn cũng
như hăng say cầu nguyện. Sau khi thụ phong linh mục năm 1833, ngài được bổ nhiệm về một chủng viện ở
Turin. Ở đây ngài hoạt động đặc biệt chống với ảnh hưởng của lạc thuyết Jansen và sự can thiệp của
nhà nước vào hoạt động của Giáo Hội. Cha Giuse dùng phương cách của Thánh Francis "de Sales" và
Thánh Anphong Liguori để điều hòa sự khắc khổ quá đáng mà thời ấy rất phổ thông trong các chủng
viện.
như hăng say cầu nguyện. Sau khi thụ phong linh mục năm 1833, ngài được bổ nhiệm về một chủng viện ở
Turin. Ở đây ngài hoạt động đặc biệt chống với ảnh hưởng của lạc thuyết Jansen và sự can thiệp của
nhà nước vào hoạt động của Giáo Hội. Cha Giuse dùng phương cách của Thánh Francis "de Sales" và
Thánh Anphong Liguori để điều hòa sự khắc khổ quá đáng mà thời ấy rất phổ thông trong các chủng
viện.
Cha Giuse đề nghị các linh mục tham dự vào Dòng Ba Phanxicô. Ngài thúc đẩy việc sùng kính Thánh Thể và khuyến khích rước lễ hàng ngày. Ngoài nhiệm vụ dạy học, Cha Giuse còn là một người giảng thuyết có tài, là cha giải tội nhân từ và là bậc thầy tổ chức tĩnh tâm. Nổi tiếng về hoạt động của ngài với các tử tù, Cha Giuse đã giúp nhiều tù nhân chết lành trong ơn nghĩa của Chúa.
Cha Gioan Bosco là một trong những học trò của Cha Giuse. Chính ngài khuyến khích Cha Gioan Bosco thành lập dòng Salesian để hoạt động cho giới trẻ ở Turin.
Cha Giuse từ trần ngày 23 tháng Sáu ở Turin và được phong thánh năm 1947.
Lời Bàn
Việc sùng kính Thánh Thể đã đem lại nhiệt huyết cho các hoạt động của Thánh Giuse Cafasso. Trong lịch sử Giáo Hội, sự sùng kính Thánh Thể là đặc tính của nhiều người Công Giáo gương mẫu, trong số đó có Thánh Phanxicô Assisi, Ðức Giám Mục Fulton Sheen, Ðức Hồng Y Joseph Bernardin và Mẹ Têrêsa Calcutta.
Lời Bàn
Việc sùng kính Thánh Thể đã đem lại nhiệt huyết cho các hoạt động của Thánh Giuse Cafasso. Trong lịch sử Giáo Hội, sự sùng kính Thánh Thể là đặc tính của nhiều người Công Giáo gương mẫu, trong số đó có Thánh Phanxicô Assisi, Ðức Giám Mục Fulton Sheen, Ðức Hồng Y Joseph Bernardin và Mẹ Têrêsa Calcutta.
Khối Ðá Cẩm Thạch
Một lần kia các phụ nữ giàu có sinh sống tại thành phố Firenze, miền bắc nước Italia nảy ra sáng kiến góp một khối đá cẩm thạch lớn và thuê một nhà điêu khắc tạc thành bức tượng nào tùy ý, mà ông nghĩ là dân chúng sẽ ưa thích để làm quà cho thành phố.
Nhưng có lẽ đây không phải là một nhà điêu khắc tượng có biệt tài hay vì khối đá bị sẻ không đúng theo quy luật điêu khắc, nên sau khi nghiên cứu một thời gian, ông ta không biết dùng khối đá để tạc tượng gì nên đành bỏ cuộc với lời quả quyết: "Ðây là một khối đá vô dụng".
Kể từ ngày ấy, khối đá cẩm thạch quý giá bị bỏ ngoài trời mặc cho mưa sa tuyết phủ. Một nhà điêu khắc khác cũng được mời đến xem khối đá, nhưng sau khi nhìn ngắm và có người thử phác họa vài nét nháp trên giấy, tất cả đều bỏ đi với cùng một ý kiến của nhà khắc tượng đầu tiên.
Cho đến một ngày kia, Michelangelo, nhà điêu khắc và kiến trúc thời danh có dịp ghé thăm thành phố nhà. Không rõ có ai lưu ý ông về khối đá hay ông tình cờ khám phá ra, nhưng ông cảm thấy muốn tạc một bức tượng được tạc từ khối đá mà ai cũng cho là vô dụng.
Ông đo mọi kích thước. Ông bỏ hàng ngày để nhìn ngắm khối đá để tìm hứng. Bỗng chốc ông thấy thật rõ ràng một bức tượng mà ông xác tín là dân chúng thành Firenze sẽ rất mến mộ. Ông nhìn thấy hình chàng thanh niên David vai mang cái ná bắn đá, tay cầm những hòn sỏi, trong tư thế sẵn sàng ra chiến đấu với tên khổng lồ Goliát.
Những nhà khắc tượng khác đồng ý cho rằng: đây là một khối đá vô dụng.
Nhưng dưới cặp mắt của Michelangelo khối đá ấy đã mang hình ảnh chàng thanh niên David, vị anh hùng dân tộc Do Thái và lập tức ông lấy dụng cụ bắt tay vào việc, mặc cho những người tạc tượng khác lắc đầu mỉm cười ngụ ý nói rằng: đây là thật công dã tràng.
Nhưng Michelangelo vẫn miệt mài làm việc, gác ngoài tai những tiếng thị phi. Rồi cuối cùng, mỗi nhát búa, mỗi cái đục đẽo làm nổi hẳn một bức tượng chàng David hiên ngang, oanh liệt, mà trải qua bao thế kỷ vẫn làm say mê hàng vạn du khách, trố mắt đứng nhìn một kỳ công tuyệt tác của nghệ thuật điêu khắc.
Không ai trong chúng ta là khối đá vô dụng khi được chọn để tạc thành những bức tượng tín hữu Kitô sống động dưới những nhát búa, nét đục của Chúa Giêsụ
Lời Chúa và sự hiện diện của Ngài muốn tạo chúng ta thành những Kitô hữu xứng với danh gọi, nghĩa là giống Chúa Giêsụ