Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 10: 25-37)
25 Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia ta.ì26 Người đáp: "Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào? "27 Ông ấy thưa: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình."28 Đức Giê-su bảo ông ta: "Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống."29 Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng: "Nhưng ai là người thân cận của tôi? "30 Đức Giê-su đáp: "Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết.31Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi.32 Rồi cũng thế, một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi.33Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương.34 Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc.35 Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: "Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác."36 Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp? "37 Người thông luật trả lời: "Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy." Đức Giê-su bảo ông ta: "Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy."
SUY NIỆM 1
Qua hình ảnh tư tế, Lêvi, đã làm ngơ, đã thể hiện sự vô cảm đến độ độc ác trước thực trạng của người bị cướp đánh có nguy cơ mất mạng sống, trở thành một gương mù, một phản chứng lớn vô cùng đối với chính đời dâng hiến của họ.
Mặc dù Chúa không trực tiếp kết tội, nhưng trong mấy từ “tránh qua bên kia mà đi”, cho thấy Chúa không bằng lòng. Tại sao lại tránh?
Luật Do thái quy định, ai đụng chạm vào người ngoại giáo, nhất là đụng chạm vào xác chết, sẽ bị nhiễm ô uế. Tư tế và Lêvi xa lánh người bị cướp vì sợ nhiễm ô uế. Họ sợ hãi nên họ trở nên vô tâm.
Cứ cho rằng, người bị cướp có thể là người ngoại, lại còn sắp chết. Vì thế, để khỏi nhiễm ô uế, tư tế và Lêvi trong dụ ngôn đã “tránh qua bên kia mà đi”.
Dù vậy, sự không bằng lòng mà Chúa tỏ rõ trong dụ ngôn, dành cho những nhà “chân tu” của dụ ngôn, khó có ngôn từ khả dĩ giúp họ có thể “chạy tội”.
Mặt khác, vì lời Chúa dạy: “Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng ra, các con phải sợ Đấng có thể tiêu diệt cả xác lẫn hồn trong hỏa ngục…”, và các tư tế, Lêvi xưa không được phép sợ mà “tránh sang bên kia”, thì tôi, những Kitô hữu, kẻ được chọn làm con của Thiên Chúa, càng không được phép vô cảm.
Thế nhưng, biết bao lần tôi vẫn sống trong nơm nớp lo sợ tương tự như thế. Chẳng hạn vì quyền lợi tư riêng mà ngậm miệng trước cảnh người nghèo bị áp bức. Hoặc vì để dễ sống, để yên thân sống mà không thèm đếm xỉa gì đến những anh chị em đang bị đố kỵ, bị rẻ rúng, bị chà đạp quyền sống…
Thế giới quanh tôi vẫn còn đó, rất nhiều những người bị “cướp” như hình ảnh người bị cướp trong dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu.
Đó là những bào thai không phương thế tự vệ, vẫn bị giết, bị trục xuất ra khỏi lòng mẹ không thương tiếc. Dù ngày nay Việt Nam đã “được nâng lên” hàng “top” thế giới về phá thai, tôi vẫn thấy không hề hấn gì đến bản thân mình. Thật mỉa mai! Thật chua xót! Một quốc gia nghèo, lạc hậu, không phải vươn lên hết nghèo, hết lạc hậu, mà lại “vươn lên” hàng đầu về thảm trạng phá thai. Càng mỉa mai hơn, vì sợ mà tôi, người được Chúa nhận làm con Chúa, vẫn cho mọi thứ cứ tự nhiên trôi qua cuộc đời mình.
Đó là những trẻ em bị cướp mất tuổi thơ khi người ta buộc các em phải lao động nặng nhọc, phải tham gia vào con đường tội ác, phải đem chính giá trị tuổi thơ của mình phục vụ những kẻ mang hình người nhưng lương tâm thú tính trong các nhà chứa, trong các đường dây tình dục… Và còn biết bao nhiêu mảnh đời trẻ thơ phải chấp nhận sống chui rúc ở bãi rác, gầm cầu, phố chợ…
Đó còn là những mảnh đời ngụp lặn trong dòng đời nhầy nhụa, mất định hướng sống, mất niềm hy vọng sống. Cũng có thể họ là những người sống lương thiện, nhưng bị nghi ngờ, bị hiểu lầm, bị chèn ép, bị bóc lột, bị hiếp đáp…
Đó còn là những cụ già bị bỏ quên trên góc phố, bị mất tất cả sức lao động, nhưng vẫn phải lê thân từng ngày đội nắng, đội mưa bán vé số, lượm ve chai, ngửa tay xin lòng trắc ẩn của mọi người…
Tất cả những người ấy, đều rất cần những bàn tay của người Samaritanô thời đại. Tôi chỉ có thể làm anh em với tất cả họ, khi chính tôi biết dẹp bỏ thái độ vô tâm của tư tế, Lêvi để cúi xuống trên những đau khổ của họ. Bởi chỉ khi trở thành người Samaritanô, tôi mới thật sự là anh em của những người “bị cướp” ấy.
Lẽ ra tôi phải mang trong lòng mình, khắc sâu trong nội tâm mình tình yêu của Thiên Chúa, thái độ âu yếm, cảm thông của Thiên Chúa, Lời Thiên Chúa dạy yêu thương để sống nhân ái hơn, quan tâm hơn, gần cận anh chị em của mình hơn…
Trong khi đó, nhiều người không đứng trong hàng ngũ của những người “làm con Chúa” như tôi, thậm chí họ chỉ là người ngoại giáo như người Samaritanô ngoại giáo, lại sống đức tin, sống lời của Chúa, sống phù hợp thánh ý Chúa, sống đúng theo lề luật Chúa.
Bất cứ khi nào ý thức mình là người sống trong ơn gọi làm con Chúa, ý thức mình đã thuộc trọn về Chúa, thì tôi càng phải can đảm bênh vực sự thật, công lý, tình yêu, con người… Tôi cần loại trừ hình ảnh tư tế, Lêvi ích kỷ, chỉ tìm vinh thân mà bỏ qua mọi điều tốt phải thực thi, không hề đoái hoài đến những con người bất hạnh, dù họ có ở ngay trước mắt mình.
Từ đây, tôi phải đinh ninh luôn luôn lời Chúa kết luận cho dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu:“Hãy đi, và làm như vậy” (Lc 10, 37), để dấn thân, để can đảm, để ra khỏi chính mình, để sáng danh Chúa, để làm cho không còn tình trạng “cướp” nơi cuộc sống này.
Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con biết yêu Chúa để chúng con yêu thương anh chị em của mình. Xin cho chúng con biết nhìn vào tấm gương hiến thân của Chúa cho chúng con, mà yêu anh em theo gương yêu thương của Chúa. Amen.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
- Công chính và tội lỗi.
- Ô uế và thanh sạch.
- Người bệnh và người khỏe mạnh.
- Nhóm của mình và những nhóm khác.
- Khác biệt về tôn giáo, quan điểm, tính tình…
- Dân Do thái và dân ngoại, nam và nữ, tự do và nô lệ, chủ và tớ…
- Không phổ quát giống như những định nghĩa mà những người làm luật cố đưa ra, để xác định ai là người thân cận.
- Vượt qua các rào cản của lề luật, và của những ranh giới hữu hình và vô hình phân cách người với người, nhóm với nhóm.
- Và diễn tả sức năng động, thúc đẩy chúng ta ra khỏi chính mình, để hướng về người khác, dù người này là ai.
- Thiên Chúa và con người.
- Trên trời và dưới đất; vĩnh cửu và thời gian.
- Thánh thiện và tội lỗi.
- Thanh sạch và ô uế.
lối của Ngài rẽ nước mênh mông,
mà chẳng ai nhận thấy vết chân Ngài.(Tv 77, 20)