Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

ÔNG GIÀ TỐT LÀNH và NHA N TỪ

Filled under:

Hằng năm, Giáo hội ấn định lễ nhớ Thánh Gioan XXIII vào ngày 11 tháng Mười – ngày khai mạc khóa họp đầu tiên của Công Đồng Vatican II, năm 1963.C:\Documents and Settings\TramThienThu\Desktop\Thanh GH Gioan XXIII (2).jpg



Thánh GH Gioan XXIII là người sống khiêm nhường, giản dị, nhân hậu, hiền từ, tử tế, không thích xuất hiện nhiều trước công chúng. Một tác giả đã nhận xét rằng “tính giản dị là một trong các tính cách nổi bật nhất nơi ngài”. Đời sống cầu nguyện nhiều của ngài đã phản ánh rõ nét qua hành động của ngài, khiến người ta thân ái gọi ngài là “Giáo hoàng Tốt lành” và “Ông già Nhân từ”.
Ngày 27-4-2014 là Chúa Nhật II Phục sinh, Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót, và là ngày niềm vui nhân đôi của Giáo hội Công giáo Rôma, vì đó là ngày Giáo hội tuyên thánh cho nhị vị Giáo hoàng là Gioan XXIII (người có công triệu tập và khai mạc Công đồng Vatican II) và Gioan Phaolô II (sứ giả hòa bình và có công lớn khôi phục lòng sùng kính Lòng Chúa Thương Xót).
Cả hai vị này đều là những người đã sống trong thời đại của chúng ta.
Tên “cúng cơm” của Thánh GH Gioan XXIII là Angelo Giuseppe Roncalli, sinh ngày 25-11-1881 tại Sotto il Monte, gần Bergamo, miền Bắc Ý, là con thứ tư trong gia đình nông dân Công giáo đạo hạnh có 14 người con, được người cha đỡ đầu truyền thụ cho lòng yêu mến Chúa và tin vào mầu nhiệm Thiên Chúa.
Cậu Roncalli gia nhập chủng viện năm 1892, lúc 11 tuổi, gia nhập Dòng Ba Phanxicô năm 1896, gia nhập Chủng viện Giáo hoàng Rôma năm 1901, thụ phong linh mục ngày 10-8-1904, quản xứ Santa Maria ở Monte Santo, thuộc Piazza del Popolo (Rôma), rồi làm thư ký cho ĐGM GP Bergamo, làm giáo sư chủng viện, và phụ trách biên tập báo của giáo phận.
Ngài ảnh hưởng nhiều từ Thánh Charles Borromeo và Thánh Phanxicô Salê – hai nhà thông thái xuất chúng. Ngài từng làm tuyên úy quân đội trong thời Đệ nhất Thế chiến, điều này giúp ngài hiểu rõ về chiến tranh. Ngài làm linh hướng chủng viện năm 1919, và làm chủ tịch Hội Truyền bá Đức tin năm 1921 tại Ý quốc. Năm 1921, ngài được triệu về phục vụ tại Tòa Thánh.
Năm 1925, ĐGH Piô XI bổ nhiệm ngài làm giám mục, ngài chọn khẩu hiệu là “Oboedientia et Pax” (Vâng lời và Hòa bình). Ngày 19-3-1925, ngài được bổ nhiệm làm Thanh tra Tòa thánh (Apostolic Visitator) tại Bulgaria. Năm 1935, ngài được bổ nhiệm làm Khâm sứ Tòa thánh (Apostolic Delegation) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp để phục vụ cộng đồng Công giáo, đồng thời kiêm nhiệm việc đối thoại với Chính thống giáo và Hồi giáo. Trong thời gian 1944-1953, ngài được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng của Tòa Thánh tại Bulgaria, rồi ở Thổ Nhĩ Kỳ và được bổ nhiệm làm Sứ thần (Nuncio) tại Pháp quốc.
Ngài được tấn phong Hồng y và làm Tổng giám mục TGP Venice năm 1953. Một tháng sau sinh nhật thứ 78, ngài được bầu làm Giáo hoàng, chọn Tông hiệu Gioan, theo tên thánh của người cha, của ngài và hánh bổn mạng của Đền thờ Rôma và Đền thờ Gioan Lateran. Ngài làm việc rất nghiêm túc. Ngài khôn ngoan khi gặp các nhà chính trị và các vị lãnh đạo các tôn giáo trên khắp thế giới. Năm 1962, ngài đã nỗ lực giải quyết cuộc khủng khoảng tên lửa của Cuba.C:\Documents and Settings\TramThienThu\Desktop\Thanh GH Gioan XXIII (1).jpg
Vị tiền nhiệm là ĐGH Piô XII (1876-1958) được ngài noi gương như vị mục tử nhân lành. Ngài thể hiện mối quan tâm mục vụ trong các tông thư về xã hội, đặc biệt là hai Tông thư của ngài là “Mẹ và Thầy” (Mater et Magistra, 1961), và “Hòa Bình trên Thế Giới” (Pacem in Terris, 1963).
Trong thế chiến II, ngài quen với các vị lãnh đạo Giáo hội Chính thống giáo và nhờ sự giúp đỡ của tòa đại sứ Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ, ngài đã giúp cứu sống khoảng 24.000 người Do Thái. Ngài được tấn phong hồng y và làm TGP Venice năm 1953, ngài được nhiều người yêu mến vì ngài sống hết mình vì đoàn chiên.
Thánh Gioan XXIII đã có công “mở rộng” Hồng y đoàn ở tầm vóc quốc tế. Trong lời khai mạc Công đồng Vatican II, ngài đã phê bình những người “sống trong thời đại tân tiến mà không hiểu gì, chỉ thoái thác và phá hoại”, và ngài gọi họ là “các tiên tri của sự diệt vong” (prophets of doom). Chính ngài đã “bắt nhịp” cho Công đồng Vatican II khi ngài nói: “Giáo hội luôn chống lại các sai lầm. Ngày nay, Giáo hội ưa thích dùng Biệt dược Lòng Thương Xót hơn là nghiêm khắc”.
Khi hấp hối, ngài nói: “Phúc Âm không hề biến đổi, nhưng chúng ta đã bắt đầu hiểu rõ hơn. Những người đã sống như tôi sống đều có thể so sánh các nền văn hóa và truyền thống khác nhau, đồng thờià hiểu được rằng đã đến lúc nhận biết các dấu hiệu của thời đại để nắm bắt cơ hội và nhìn xa trông rộng hơn”.
Ngài về Nhà Cha ngày 3-6-1963 tại Rôma Triều đại Giáo hoàng của ngài ngắn ngủi, chưa đầy 5 năm, nhưng ảnh hưởng của ngài không nhỏ đối với Giáo hội Công giáo toàn cầu, nhất là ảnh hưởng của Công đồng Vatican II. Ngài được ĐGH Gioan Phaolô II tuyên chân phước ngày 3-9-2000. Ngày 27-4-2014, ĐGH Bênêđictô XVI tuyên thánh cho hai vị tiền nhiệm: Gioan XXIII và Gioan Phaolô II.
Thánh GH Gioan XXIII nhắn nhủ riêng với Giáo hội Việt Nam: “Xin mượn lời Thánh Phaolô để nhắn nhủ rằng: ‘Các con hãy thức tỉnh, vững vàng trong đức tin, hãy can trường, mạnh mẽ’ (1Cr 16:13). Và để biểu dương hơn nữa lòng Ta thương yêu, săn sóc và cảm phục, Ta nhắc lại đây lời Thánh Tông đồ: “Hằng ngày, cha phải cám ơn Thiên Chúa vì các con. Thực thế, đức tin các con mãnh liệt thêm mãi, tình thân ái của các con với tha nhân mỗi ngày một dồi dào, khiến Cha được hãnh diện vì chúng con trước mặt Giáo hội của Chúa, hãnh diện vì các con bền chí, vững lòng tin trong mọi cơn bách hại, trong những giờ gian lao khốn khó: như thế mới xứng đáng vào nước Thiên Chúa, chính vì Ngài mà các con đã chịu đau khổ” (2 Tx 1:3-5).
Ngày nhận chức thượng phụ Venezia năm 1953, Thánh GH Gioan XXIII viết trong chúc thư: “Sinh trưởng trong sự nghèo nàn, ở một gia đình giản dị nhưng được trọng kính, tôi rất sung sướng được chết trong sự nghèo nàn, vì theo sự đòi hỏi và các trường hợp sinh sống của đời giản dị và hèn mọn của tôi, tôi đã phân phát cho người nghèo và Giáo Hội đã nuôi dưỡng tôi, những gì ít ỏi của tôi đã có, trong những năm làm linh mục và giám mục. Đời Giám mục mà cứ phải ngồi bàn giấy và làm ngoại giao thì tội nghiệp quá. Tôi bắt đầu sứ vụ trực tiếp vào tuổi mà người khác kết thúc hoạt động của mình (72 tuổi). Từ nay tôi nghèo hơn trước, một vị hồng y nghèo lo giúp người nghèo... Tôi thấy mình như một bà mẹ nghèo, phải nuôi một đoàn con đông đảo. Tôi xuất thân từ giới bình dân. Cha mẹ tôi là người nghèo. Chúa đã đưa tôi ra khỏi xóm làng quê hương, cho tôi chung đường và kề vai sát cánh với những người có tín ngưỡng khác nhau. Bây giờ cũng vậy, tôi không quan tâm đến những gì gây chia rẽ mà chỉ quan tâm đến những gì gây tình đoàn kết. Xin anh chị em hãy coi tôi như một tôi tớ của Chúa”.
Ngài là một chủ chăn mẫu mực, một vị thánh sống. Thật vậy, ngài xác định: “Bất luận tôi đi đâu, nếu ban đêm có người nào lỡ đường trước cửa nhà tôi, họ sẽ thấy cửa sổ tôi luôn có ngọn đèn sáng. Xin đừng ngại, hãy cứ gõ cửa. Tôi sẽ không hỏi anh em là Công Giáo hay không, nhưng chỉ xin người anh em cứ vào, sẽ có đôi tay thân ái đón tiếp và tấm lòng bạn hữu nồng hậu chào mời. Sinh nghèo, do cha mẹ nghèo nhưng khả kính, tôi đặc biệt sung sướng được chết nghèo” .
Lạy Thánh Gioan XXIII, xin nguyên giúp cầu thay cho chúng con, và xin bảo vệ đức tin của Giáo hội luôn kiên cường trong mọi hoàn cảnh, nhất là trong thời đại khó khăn này. Chúng con cầu xin nhân Danh Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU