Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Học hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 28 thường niên Năm C - Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật XVIII Thường niên năm C

Filled under:


 Đức Giê-su kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí.2 Người nói: “Trong thành kia, có một ông quan toà. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì.3 Trong thành đó, cũng có một bà goá. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: “Đối phương tôi hại tôi, xin ngài minh xét cho.4 Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng: “Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì,5 nhưng mụ goá này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc.”
6 Rồi Chúa nói: “Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó!7 Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi? 8Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng? “
  1. Động từ nào xuất hiện nhiều nhất trong bài Phúc âm này? Ý nghĩa của động từ đó là gì?
  2. Đọc Lc 18,1. Đức Giêsu kể dụ ngôn này để dạy điều gì? Theo bạn, điều gì dễ khiến chúng ta nản chí khi cầu nguyện?
  3. Đọc Lc 18, 2.4. Bạn nghĩ gì về tính cách của ông quan tòa này? Ông có giống với nhân vật ở sách Khôn ngoan 2,10-11 không?
  4. Đọc Lc 18,3. Bạn nghĩ gì về hoàn cảnh khó khăn của bà góa trong dụ ngôn này? Bà bị đối xử thế nào?
  5. Đọc Lc 18,3-5. Đâu là nét nổi bật nơi bà góa này? Phúc âm Luca nói đến mấy bà góa?
  6. Đọc Lc 18,5. Ông quan tòa không sợ Chúa, nhưng sợ bà góa về điểm nào?
  7. Hãy nêu ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa Thiên Chúa và ông quan tòa bất chính? Đọc sách Đệ nhị luật 10,17-18; Huấn ca 35,14-19.
  8. Đọc Lc 18,7-8a. Tại sao rồi cuối cùng, Thiên Chúa cũng sẽ minh xét cho những kẻ được tuyển chọn?
  9. Có khi nào bạn thấy mình sống ở trong hoàn cảnh giống bà góa không? Bạn học được gì nơi bà này?
  10. Bạn nghĩ gì về câu cuối cùng của bài Phúc âm này: “Nhưng khi Con Người đến…trên mặt đất chăng?”?

Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật XVIII Thường niên năm C

PHÚC ÂM: Lc 17, 11-19
"Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này".
Suy niệm
Mười người bị phong hủi, bị cách ly - loại trừ, đã bạo dạn vượt qua luật cấm để gặp Chúa Giêsu. Cả mười người đều được khỏi, nhưng chỉ có một người quay trở lại!
Niềm mong ước thiết tha tưởng chừng vô vọng của người Samari bị phong cùi đã thành toàn: được khỏi bệnh. Vui mừng, anh ta quay trở lại, lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Nếu như chín người kia xem như là chuyện đương nhiên hay là sự may mắn, thì người Samari đã nhận ra sự lạ xảy ra nơi bản thân: đó là một can thiệp ngoại thường. Lòng biết ơn tận đáy lòng, từ con tim buộc anh quay trở lại, nói lời cảm ơn với người thi ân.
Chúa Giêsu khẳng định: “Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”. Như thế, ơn lành ta nhận được phải cả từ hai phía: người thi ân và người chịu ơn. Tâm tình tạ ơn này tiếp tục được mỗi người “quay trở về” công bố cho cộng đoàn để kiến tạo sự hiệp thông, không còn cảm giác bị loại trừ. Lòng biết ơn trên hết là tuyên xưng: lòng tin của tôi ở nơi Chúa Giêsu.
Sứ điệp
Mỗi người bước vào cuộc đời trần thế này với đôi bàn tay trắng nên tất cả những gì chúng ta có đều là mắc nợ: nợ người khác, và nhất là nợ Thiên Chúa, nợ Ngài tất cả mọi sự. Cảm ơn phải là điều tự nhiên trong cuộc sống. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải tự nhiên mà có, mà là một nhân đức cần luyện tập. Lòng biết ơn chỉ có nơi một con tim biết dừng lại để suy gẫm về những gì đã trải qua; một con tim tinh tế để nhận ra những ơn lành - đôi lúc âm thầm như một làn gió nhẹ; một con tim ngập tràn hạnh phúc vì biết mình được yêu thương.
Thánh Don Bosco nói: “Hãy cho tôi một đứa trẻ có lòng biết ơn, tôi sẽ làm cho nó nên thánh”. Xem ra lòng biết ơn là dấu chứng cho thấy “Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta”.
Nguồn: Tin Mừng Chúa nhật số 11 (tháng 10.2016)