Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

5 Phút cho Lời Chúa 6/10/2016

Filled under:

PHỤC VỤ KHÔNG ĐÒI THƯỞNG CÔNG
“Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay.” (Lc 10,40)
Suy niệm: Ai cũng biết vở bi hài kịch cuộc đời “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” nhưng thói thường người ta vẫn cứ háo danh, làm điều gì hay cũng thích được người khác biết đến để khen tặng, để lưu danh. Người môn đệ của Đức Giê-su cũng ít nhiều lây nhiễm tinh thần thế tục ấy. Lời than phiền của cô Mác-ta hôm nay không hẳn là ghen tỵ với cô em Ma-ri-a mà còn có ý ngầm phân bua với Thầy Giê-su: con vất vả vì phục vụ Thầy mà sao Thầy không để ý tới. Chúng ta cũng hay than phiền với Chúa như vậy: con đã đọc kinh, đi lễ, tham gia hội đoàn mà sao Chúa không quan tâm đến con, sao con cứ mãi gặp khó khăn. Hãy nhớ Lời Chúa dạy như kim chỉ nam cho việc phục vụ: 'anh em đã được cho không, thì cũng phải cho cho không như vậy' (Mt 10,8).
Mời Bạn: Chúng ta thường hay sống theo lối “có qua có lại mới toại lòng nhau,” so đo hơn-thiệt với Chúa trong mọi việc. Bạn hãy sống tinh thần quảng đại 'biết cho đi mà không cần tính toán, biết phục vụ mà không đòi một phần thưởng nào  khác,' bạn nhé!
Chia sẻ một kinh nghiệm hạnh phúc khi làm cho người khác được hạnh phúc, dù phải hy sinh nhiều.
Sống Lời Chúa: Giáo hội đang rất cần những người sống tinh thần vô vị lợi, để diễn tả một Thiên Chúa quảng đại, không tính toán với con người. Tôi sẵn lòng trở thành con người như vậy.
Cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết sống quảng đại, biết phụng sự Chúa cho xứng đáng, biết cho đi mà không tính toán, biết chiến đấu mà không sợ thương tích” (Thánh I-nhã). 

Thánh Brunô
(1030? - 1101)
Thánh nhân được vinh dự là đã sáng lập một tu hội mà như người ta thường nói, không bao giờ phải cải cách vì dòng chưa bao giờ đi lạc đường. Chắc chắn là vị sáng lập cũng như các tu sĩ dòng sẽ từ chối lời khen ngợi này, nhưng đó là một kết quả của tình yêu mãnh liệt mà thánh nhân đã dành cả cuộc đời để hãm mình đền tội trong cô độc.

Ngài sinh ở Cologne, nước Đức, và là thầy giáo nổi tiếng ở Rheims và được bổ nhiệm làm chưởng ấn của tổng giáo phận khi 45 tuổi. Ngài hỗ trợ Đức Giáo Hoàng Grêgôriô VII chôáng lại sự suy đồi của hàng giáo sĩ và tiếp tay trong việc cách chức vị tổng giám mục gây nhiều tiếng xấu là Manasses. Dân chúng muốn đưa ngài lên làm tổng giám mục nhưng ngài lại muốn sống ẩn dật.

Ngài là một ẩn tu dưới quyền tu viện trưởng là Thánh Robert Molesmes (sau này sáng lập dòng Xitô), nhưng sau đó, vào năm 1084 cùng với sáu người bạn ngài di chuyển đến Grenoble. Họ được vị giám mục của Grenoble là Thánh Hugh cấp cho một nơi để sinh sống trong một vùng cao nguyên hoang vắng, được gọi là La Grande Chartreuse.

Brunô và các bạn xây một nhà nguyện nhỏ với các phòng riêng cách xa nhau, sống sát với quy luật của Thánh Biển Đức, và từ đó xuất phát Dòng Carthusian. Trong một ngày họ chỉ gặp nhau để đọc kinh sáng và tối, thời giờ còn lại họ sống trong cô độc, làm việc lao động, cầu nguyện và sao chép lại các văn bản Kinh Thánh. Ngay cả việc ăn uống, họ cũng chỉ ăn chung trong những ngày lễ lớn.

Đức Giáo Hoàng Urbanô II nghe biết sự thánh thiện của Brunô, đã gọi ngài về Rôma để làm phụ tá trong việc cải cách hàng giáo sĩ. Sau khi khước từ chức tổng giám mục mà đức giáo hoàng ban cho, Bruno đã xin Đức Urbanô cho phép ngài trở về đời sống ẩn dật, thành lập cộng đồng Thánh Maria ở La Torre trong vùng Calabria, và ngài sống ở đây cho đến khi lìa đời, ngày 6-10-1101.

Ngài chưa bao giờ được chính thánh phong thánh vì quy luật dòng Carthusian không chấp nhận những vinh dự công cộng, nhưng vào năm 1514, Đức Giáo Hoàng Leo X đã cho phép dòng Carthusian mừng lễ kính ngài, và tên của ngài được xếp trong niên lịch Công Giáo Rôma từ năm 1623.

Lời Bàn
Nếu đời sống chiêm niệm là một lối sống không dễ thực hiện, thì chắc chắn sự hãm mình đền tội được thể hiện qua cuộc đời ẩn dật của các tu sĩ Carthusian lại càng khó khăn biết chừng nào.

Lời Trích
"Thành viên của các cộng đồng tận hiến cho sự chiêm niệm đã hy sinh chính mình cho Thiên Chúa trong sự cô độc và thinh lặng, liên lỉ cầu nguyện và hãm mình đền tội. Bất kể những nhu cầu của giáo hội có khẩn cấp đến đâu, những cộng đồng như thế luôn luôn góp phần độc đáo trong Nhiệm Thể Đức Kitộ.." (Sắc Lệnh về Canh Tân Đời Sống Tu Trì, 7).

Bưu Ðiện Lớn Nhất Thế Giới

Có lẽ bưu điện lớn nhất thế giới phải là bưu điện trước cổng Thiên đàng... Mỗi ngày có không biết bao nhiêu thư viết bằng không biết bao nhiêu ngôn ngữ được gửi đến... Tất cả đều là những lời cầu xin. Theo sự phân loại của các thiên thần, thì ba vị nhận được nhiều thư nhất đó là Ðức Maria, rồi đến thánh Antôn và thánh nữ Rita.
Một ngày kia, không còn cầm được tính tò mò, các thiên thần không những đã mở thư gửi cho các thánh, mà ngay cả các lá thư gửi đến cho Ðức Mẹ, các vị cũng không thạ Nhưng các vị thiên thần đã thất vọng bởi vì nội dung và cách viết thư đều giống nhaụ Ðại khái thì cũng chỉ là: Lạy Mẹ, xin chữa cho con chóng lành bệnh... Xin cho con của con được khỏe mạnh... Xin cho con tìm được việc làm... Xin giúp con thi đỗ... Xin cho con tìm lại được chồng con...
Cả một loạt kinh cầu mà các vị thiên sứ cũng đành phải nhàm chán, đến độ các vị phải thốt lên: dường như Thiên Chúa chỉ tạo dựng con người có một cái miệng, một cái bụng. Họ không có linh hồn, bởi vì tất cả những lời cầu xin của họ đều qui về hai bộ phận ấy.
Ðức Maria ngày nào cũng như ngày nào đều phải đọc lại những lá thư có cùng nội dung và một công thức. Tình cờ, có một là thư làm Mẹ chú ý. Lá thư đó viết như sau: "Lạy Trinh Nữ rất thánh, con chỉ xin Mẹ một điều mà thôi, xin Mẹ cho con mỗi ngày được nên giống Chúa Giêsu hơn".
Ðọc xong lá thư, Ðức Maria bật khóc vì cảm động. Ngài nói với các thiên sứ phục vụ tại bưu điện: "đây là lá thư mà Mẹ mong đợi từng ngày".
Theo sự thăm dò của nhiều tờ báo lớn trên thế giới, thì tước hiệu "Người đàn bà của năm 1987" đã được dành cho thủ tướng nước Anh là bà Margueret Thatcher, người đã đắc cử vào chức vụ này liên tiếp trong ba nhiệm kỳ.
Ðứng hàng thứ hai trong danh sách những người đàn bà trong năm là nữ tổng thống Aquinô của Phi Luật Tân, người đang đương đầu với không biết bao nhiêu xáo trộn trong nước.
Người thứ ba trong danh sách là Mẹ Têrêsa thành Calcutta (người đã được lãnh giải thưởng Nobel về hòa bình năm 1979). Kế đó là nữ hoàng Elizabeth II của nước Anh, bà Simone Veil, chủ tịch quốc hội Âu Châu v.v...
Ðối với chúng ta, những người Kitô, thì người đàn bà trong năm và nhứt là trong tháng mười này phải là Mẹ Maria, người Mẹ không phải của một gia đình, một dân tộc. Vị nữ hoàng không phải của một dân tộc, nhưng là của tất cả nhân loạõ. Mẹ đang lắng nghe chúng ta trong suốt tháng 10 này. Chúng ta hãy thưa với Mẹ tất cả những gì chúng ta đang cần.
Nhưng điều mà Mẹ luôn chờ đợi để trợ giúp chúng ta: đó là mỗi ngày chúng ta nên giống Chúa Giêsu con Mẹ. Bởi vì, trong tất cả mọi ơn cần cho chúng ta, đó là ơn cao trọng nhứt. Càng nên giống Chúa Giêsu, chúng ta càng nên giống Mẹ và được đến gần Mẹ.