Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

Chương trình Đức Phanxicô đi Axixi cầu nguyện cho Hòa Bình ngày 20 tháng 9-2016

Filled under:

20 tháng 9, một ngày bận rộn của Đức Phanxicô: 9 tiếng đồng hồ đến Axixi nhân Ngày Thế Giới cầu nguyện cho Hòa Bình.
Ngày này có chủ đề là “Khao khát hòa bình. Các Tôn giáo và Văn hóa đối thoại”, được Cộng đồng Thánh Egidio ở Roma tổ chức nhân dịp kỷ niệm 30 năm cuộc gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo để cầu nguyện cho Hòa Bình do Đức Gioan-Phaolô II triệu tập ở Axixi.
10h30: Khởi hành từ Vatican, Đức Phanxicô đi trực thăng.
11h05: Đáp xuống sân thể thao “Migaghelli” ở Sainte-Marie-des-Anges. Tại đây ngài được Tổng Giám mục Axixi Domenico Sorrentino đón.
11h30:  Đến Thánh Tu Viện Phanxicô ở Axixi. Ngài sẽ được đón tiếp bởi:
Linh mục Mauro Gambetti, Bề trên tu viện
Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople
Đức Tổng Giáo chủ Liên hiệp Anh giáo Justin Welby
Đức Thượng Phụ Efrem II, Giáo Chủ Chính Thống Siria ở Antiokia
Hòa thượng Thủ lãnh Phật giáo Thiên Thai (Tendai) ở Nhật Bản.
Một đại diện Hồi giáo
Một đại diện của Do thái giáo
Sau đó ngài đến khuôn viên của tu viện, nơi có các vị lãnh đạo các Giáo Hội Kitô và tôn giáo thế giới, cũng như giáo quyền Công Giáo miền Umbria sở tại chờ đợi.
12h: Đức Phanxicô sẽ chào từng vị đại diện tôn giáo trước khi dùng bữa chung tại nhà ăn của Thánh Tu Viện. Hiện diện trong dịp này có vài nạn nhân chiến tranh. Ông Marco Impagliazzo, Chủ tịch Cộng đồng Thánh Egidio sẽ nhắc đến và chúc mừng Đức Thượng Phụ Bartolomaios, nhân dịp kỷ niệm 25 năm thụ phong Giám Mục.
15h15: Đức Phanxicô sẽ tiếp kiến riêng 5 vị lãnh đạo tôn giáo:
Đức Thượng Phụ Bartolomaios I
Đức Tổng Giáo chủ Liên hiệp Anh giáo Justin Welby
Đức Thượng Phụ Efrem II
Một đại diện Hồi giáo
Một đại diện Do thái giáo
16h: Giờ cầu nguyện cho hòa bình được cử hành ở nhiều nơi ở Axixi theo các nghi thức riêng. Riêng các tín hữu Kitô sẽ cầu nguyện tại Vương cung thánh đường dưới của Đền thánh Phanxicô.
17h: Buổi cầu nguyện kết thúc vào lúc 5 giờ, các người tham dự thuộc các tôn giáo khác nhau sẽ họp tại Quảng trường thánh Phanxicô vào lúc 5 giờ 15 để cử hành nghi thức bế mạc.
Sau lời chào mừng của Đức Tổng Giám mục Domenico Sorrentino, Giám mục giáo phận Axixi sẽ có phần công bố sứ điệp: bắt đầu là chứng từ của một nạn nhân chiến tranh, rồi đến Đức Thượng Phụ Chính Thống Bartolomaios, một đại diện Hồi giáo, một đại diện Do thái giáo, Đức Giáo Chủ Phật Giáo Nhật bản, Giáo sư Andrea Riccardi, Sáng lập viên Cộng đồng thánh Egidio và cuối cùng là diễn văn của Đức Phanxicô.
Buổi lễ được tiếp tục với phần đọc lời kêu gọi Hòa Bình, được trao cho các em bé thuộc nhiều nước khác nhau. Rồi có phần thinh lặng mặc niệm các nạn nhân chiến tranh, trước khi các vị đại diện tôn giáo ký vào Lời Kêu Gọi hòa bình, thắp sáng hai cây đèn nhiều ngành và trao ban bình an.
18h30: Đức Phanxicô ra sân bay trực thăng.
19h: Đức Phanxicô rời Axixi.
19h35: Đức Phanxicô về lại Vatican.
pape-assise-9

Thứ sáu lòng thương xót: Đức Phanxicô thăm hai nơi phục vụ cho sự sống


Thứ sáu lòng thương xót, Đức Phanxicô thăm hai nơi phục vụ cho sự sống: nơi khởi đầu và nơi cuối của cuộc sống, trong tinh thần của Mẹ Têrêxa.
Thứ sáu 16 tháng 9, Đức Phanxicô đã trải nghiệm “thứ sáu lòng thương xót” trong tinh thần phong thánh Mẹ Têrêxa vừa được cử hàng ngày 4 tháng 9 vừa qua. Ngài đã thăm hai nơi phục vụ cho sự sống, khoa sơ sinh và nhà cho những người ở giai đoạn cuối cuộc đời. Tinh thần phục vụ từ khi sinh ra đến khi chết là trọng tâm đời sống Mẹ Têrêxa, người sáng lập Dòng Thừa sai Bác ái.
Theo thông báo của Văn phòng báo chí Tòa Thánh, qua hai nơi đi thăm này, Đức Giáo hoàng “muốn mang đến tầm quan trọng của sự sống, từ khi mới sinh cho đến khi chết một cách tự nhiên”. Đức Giáo hoàng thường biện hộ cho sự “đón nhận cuộc sống và bảo đảm nhân phẩm trong tất cả mọi giai đoạn của sự phát triển,” bản thông báo nói thêm.
Nơi ngài đến thăm đầu tiên là khoa sơ sinh của bệnh viện San Giovanni, gần Nhà thờ Chính tòa Thánh Gioan Latran, nơi hiện có 12 em mới sinh. Năm em (trong đó có hai em sinh đôi) ở trong tình trạng nặng, phải đặt ống thở.
Văn phòng báo chí cho biết, nhân viên bệnh viện đã quá ngạc nhiên, và Đức Giáo hoàng phải theo luật vệ sinh nghiêm nhặt, mặc áo đặc biệt, mang dép bệnh viện, mang khẩu trang. Ngài thăm từng nôi ủ em bé và chào cha mẹ các em, ngài an ủi và chúc họ can đảm.
2Sau đó ngài đến thăm trung tâm săn sóc đặc biệt dành cho những người chờ chết “Villa Speranza”, nơi này có 30 bệnh nhân ở giai đoạn cuối. Cơ sở này trực thuộc Tổ chức đa khoa A. Gemelli của Đại học Thánh Tâm ở phía đông thành phố Rôma. Tại đây, ngài vào từng phòng để chào các bệnh nhân. Ngài đã làm cho tất cả những người hiện diện, nhân viên, bệnh nhân và thân nhân có những giây phút thật xúc động, giữa nước mắt và nụ cười.
Mỗi tháng một lần, trong khuôn khổ của Năm Thánh Lòng Thương Xót, Đức Giáo hoàng đi thăm những nơi biểu tượng cho lòng thương xót. Đây là lần đi thăm thứ chín trong tinh thần này: Tháng 1, ngài đi thăm nhà dành cho những người lớn tuổi và bệnh nhân sống trong tình trạng thực vật. Tháng 2 ngài đi thăm cộng đoàn giúp người cai nghiện ở Castel Gandolfo. Tháng 3, vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, ngài đi thăm trung tâm tiếp cư người tị nạn (CARA) của Castelnuovo di Porto. Tháng 4 ngài đi thăm trại tị nạn ở Lesbos, Hy Lạp. Tháng 5 ngài viếng Cộng đoàn “Chicco” ở Ciampino, nơi lo cho những người bị bệnh tâm thần nặng. Tháng 6, Đức Phanxicô đi thăm hai cộng đoàn các linh mục bị bệnh. Tháng 7, “ngày thứ sáu lòng thương xót của ngài” nhằm vào Ngày Đại hội Giới Trẻ Quốc tế: ngài đã đi thăm các trại tập trung Auschwitz và Birkenau, một bệnh viện nhi đồng và đi Đàng Thánh giá với người trẻ. Tháng 8, ngài thăm khoảng hai mươi phụ nữ trẻ được thoát khỏi nạn mãi dâm và được Cộng đoàn “Giáo hoàng Gioan XXIII” săn sóc.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
1

Người dân Sri Lanka mong muốn có thánh nhân


Khoảng 600 người Công giáo bị sát hại trong cuộc tử đạo đầu tiên ở Nam Á
 
tomb-of-Sri-Lanka-martyrs.jpg
Người dân cầu nguyện tại mộ các vị tử đạo ở Thottaveli thuộc
Mannar, Sri Lanka. Nơi này đã trở thành điểm hành hương nổi
tiếng đặc biệt vào ngày Lễ Các Thánh Nam Nữ, 1-11.
Ảnh: ucanews

Năm 1544, Vua Cankili của Ceylon cho hành hình 600 người Ấn giáo cải đạo theo Công giáo khi họ từ chối từ bỏ đức tin. Hiện nay Vatican đang được kêu gọi xem xét trường hợp tử đạo của họ.

Nhà thờ Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo hiện nay nằm trên nơi hành quyết và trở thành điểm hành hương nổi tiếng. Linh mục chánh xứ Emmanuel Sebamalai cho biết trong khuông viên nhà thờ có hai ngôi mộ tập thể chôn các vị tử đạo.

Vụ thảm sát này có ý nghĩa quan trọng vì đây là trường hợp tử đạo đầu tiên ở Nam Á và nó tạo động lực truyền bá đạo Công giáo trong quốc gia này, vị linh mục nhận định. Hiện nay nơi họ từng sinh sống là Mannar có số số người Công giáo đông nhất ở Sri Lanka hiện nay với hơn 51% người dân địa phương theo Công giáo, trong khi đó những nơi khác Phật tử chiếm đa số.

Người dân địa phương thành lập “Tổ chức phúc lợi các vị tử đạo Mannar” nhằm xúc tiến án phong thánh cho họ với Vatican và giới thiệu các vị tử đạo với thế hệ trẻ.

“Có 23 thành viên trong ủy ban”, Anthony Croose nói. “Mục đích chính của chúng tôi là xúc tiến tôn phong thánh cho các vị tử đạo và còn giúp cộng đồng địa phương thăng tiến trong đời sống đạo đức. Chúng tôi đã tổ chức một số cuộc nói chuyện về các vị tử đạo và tiểu sử của các vị”.

Ủy ban hiện đang tiến hành thu thập danh tánh các vị tử đạo với sự trợ giúp của các linh mục dòng Tên đến từ Ấn Độ nhưng cho đến nay họ vẫn chưa thể xác định tên của các vị tử đạo mặc dù đã rà soát trong sổ sách lịch sử, theo linh mục S.V.B. Managalarajah, thành viên ủy ban.

Các thư do Thánh Phanxicô Xaviê gửi nói đến tình trạng tử đạo của họ và ngài đã gửi thư cho các nhà chức trách Bồ Đào Nha yêu cầu điều tra, cha Managalarajah cho biết. Thánh Phanxicô Xaviê là thừa sai dòng Tên từ châu Âu đến Ấn Độ trước sau đó đến Sri Lanka, Malaysia và Nhật Bản. Ngài qua đời trên đảo Shangchual gần Trung Quốc năm 1552.

Đức Giám mục Kingsley Swamipillai của Mannar cho biết Đức Thánh cha Phanxicô có thể sẽ có đặc cách trong trường hợp này và bỏ qua việc xác định danh tánh vì ngài là một vị giáo hoàng “can đảm và táo bạo”.

“Ngày nào tôi cũng cầu nguyện riêng và với gia đình xin cho ông bà tổ tiên của tôi được tôn phong thánh”, Anthony Arulselvi nói trong khi cầm sách kinh cầu cho Các Vị Tử Đạo Mannar.

“Khi còn nhỏ tôi thấy người ta đi lượm các mẩu xương của các vị tử đạo vì tin rằng các ngài có thể làm phép lạ. Ngay cả ông bà của tôi cũng đi nhặt các mẩu xương như thế”, Arulselvi, giáo lý viên 40 tuổi tại Nhà thờ Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo ở Thottaveli, kể.

“Chúng tôi có một ngày tưởng niệm các vị tử đạo này hàng năm vào tháng 7 bởi vì tất cả đều bị giết vào tháng 7-1544. Vào ngày này con cháu của các ngài ở khắp giáo phận Mannar, tập trung lại bày tỏ lòng tôn kính đối với các vị tử đạo”, giáo lý viên cho biết.

“Hy vọng duy nhất của chúng tôi là mong muốn các ngài được tôn phong thánh. Nhiều người dân làng cầu nguyện xin các ngài ban phép lạ đặc biệt trong trường hợp đau ốm và đã được chữa khỏi”, Arulselvi nói.

Đức cha Swamipillai cho biết hàng năm vào ngày 1-11, Lễ Các Thánh Nam Nữ, giáo phận cử hành một Thánh lễ đặc biệt tôn vinh các vị tử đạo này.

UCAN