SỰ BẢO TRỢ CỦA THÁNH THẦN
“Thầy sẽ sai Đấng Bảo trợ đến với anh em.” (Ga 16,7)
Suy niệm: Đành rằng trong cuộc sống, muốn vững bước thăng tiến, cần có người bảo trợ, bảo lãnh. Còn bé tập đi, cần có người dìu dắt; viết luận văn tốt nghiệp cần có giáo sư hướng dẫn, v.v… Thế nhưng một tệ nạn lớn của xã hội hiện nay cũng xuất phát từ não trạng dựa dẫm này: phải có ô dù, phải là “thứ nhất hậu duệ, thứ nhì tiền tệ, thứ ba quan hệ…” thì mới mong ngồi được vào những cái ghế quyền lực, hái ra tiền. Trong cuộc sống tâm linh, Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ không phải là chỗ để ỷ lại, làm tê liệt sức sáng tạo nơi chúng ta. Trái lại, Người bảo vệ chúng ta khỏi đi lệch đường bằng cách soi sáng, hướng dẫn; Người ban ơn khôn ngoan và sức mạnh để chúng ta chiến thắng ác thần. Đọc sách Công Vụ Tông Đồ, chúng ta có thể cách thức hoạt động đó của Ngài trong Hội Thánh.
Mời Bạn: Người Do thái bị Chúa trách vì họ đã “cứng đầu cứng cổ” chứ không ngoan ngùy để Chúa dẫn dắt, chỉ vẽ. Người công giáo trước khi làm một việc gì quan trọng, thường cầu nguyện với Chúa Thánh Thần, xin ơn Ngài hướng dẫn, bảo trợ. Bạn hãy nhớ làm như thế.
Chia sẻ: Có một tấm hình vẽ một chú chim non nằm trong lòng bàn tay, với câu chú thích: “Cuộc đời con trong tay Cha”. Qua tấm hình đó, bạn suy nghĩ gì về Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ trong đời sống thiêng liêng của bạn?
Sống Lời Chúa: Trước khi làm một việc gì, bạn hãy dành một phút để cầu xin ơn Chúa Thánh Thần.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Thánh Thần, xin đốt lửa kính mến Chúa trong lòng chúng con..., sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con..., an ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành...
Thánh Gioan Báptít Rossi
(1698 -- 1764)
Vị linh mục tài giỏi và thánh thiện này sinh ở làng Voltaggio thuộc giáo phận Genoa nước Ý. Khi còn là thiếu niên, thấy ngài thông minh, hai vợ chồng người bạn của gia đình đưa ngài về Genoa cho ăn học. Trong thời gian ba năm ở đây, ngài được sự chú ý của hai vị tu sĩ Capuchin, là người thường đến thăm gia chủ và đã phúc trình nhận xét của họ lên bề trên tỉnh dòng Capuchin, mà sau đó bác của ngài, là một kinh sĩ của nhà dòng ở Rôma đã xin cho ngài vào một trường ở Rôma ăn học, lúc 13 tuổi.
Trong thời gian theo học ở trường Collegium Romanum ngoài gương mẫu về học vấn và nhân đức, ngài còn tập hãm mình phạt xác theo gương các vị khổ tu mà ngài đọc được ở trong sách. Sự khổ cực cộng thêm chương trình học nặng nề đã dẫn đến cơn động kinh mà sau đó ngài phải nghỉ học. Sau này, ngài phục hồi sức khoẻ và hoàn tất việc học ở Minerva, nhưng không thể nào khoẻ mạnh được như trước.
Sau thời gian tu tập, ngài được thụ phong linh mục năm 23 tuổi và tận tụy rao giảng cho những người nông dân, người chăn nuôi từ quê lên tỉnh buôn bán, và ngài tìm cách giúp đỡ những phụ nữ vô gia cư phải sống ngoài đường phố qua công việc ăn xin hay làm điếm. Tiền của ngài kiếm được chỉ nhờ bổng lễ, nhưng khi được chính quyền địa phương và đức giáo hoàng giúp đỡ, ngài đã dùng tiền ấy để thuê một căn nhà cho những người nghèo lên tỉnh tạm trú.
Ngài hăng say rao giảng mọi nơi, ở nhà thờ, nhà thương, tu viện cũng như nhà tù khiến ngài nổi danh là vị tông đồ của những người bị ruồng bỏ, không khác gì Thánh Philíp Nêri.
Năm 1763, ngài kiệt quệ vì sự lao nhọc và bệnh tật. Sau một vài cơn kích xúc tim khiến ngài bị tê liệt, ngài đã từ trần ở Pellegrini năm 66 tuổi.
Thiên Chúa đã vinh danh ngài qua những phép lạ. Ngài được Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII phong thánh năm 1881.
Chết Vì Niềm Tin
Một sĩ quan quân đội Nga đến gặp một vị mục sư Hungari và xin được được nói chuyện riêng với ông. Viên sĩ quan là một chàng trai trẻ, tướng khí hung hãn và dương dương tự đắc trong tư thế của kẻ chiến thắng.
Khi cửa phòng khách đã được đóng lại rồi, viên sĩ quan chỉ cây thánh giá treo trên tường và nói với vị mục sư rằng: "Ông biết không, cái đó là sự dối trá do các mục sư bày đặt ra để làm mê hoặc đám dân nghèo, để giúp những giàu dễ dàng kiềm hãm họ trong tình trạng ngu dốt. Bây giờ chỉ có tôi và ông, ông hãy thú nhận với tôi rằng: ông không hề bao giờ tin rằng Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa".
Vị mục sư cười và trả lời rằng: "Ông bạn ơi, tôi tin thật đấy, vì đó là sự thật". "Ông đừng có lừa dối tôi, cũng đừng giễu cợt tôi", vị sĩ quan hét lên. Anh ta rút ra một khẩu súng lục, chĩa vào vị mục sư và hăm dọa: "Nếu ông không nhận rằng đó chỉ là một sự dối trá, thì tôi sẽ nổ súng".
Vị mục sư điềm tĩnh trả lời: "Tôi không thể nói như thế, vì không đúng. Ðức Giêsu thật sự là Con Thiên Chúa".
Viên sĩ quan vứt khẩu súng xuống sàn và chạy đến ôm vị mục sư. Anh ta vừa khóc vừa nói: "Ðúng thế, đúng thế. Tôi cũng tin như vậy, nhưng tôi không thể tin rằng có những người dám chết vì Ðức tin cho đến khi chính tôi khám phá ra điều này. Tôi xin cám ơn Ngài. Ngài đã củng cố lòng tin của tôi. Bây giờ chính tôi cũng có thể chết cho Ðức Kitô. Ngài đã chứng minh cho tôi rằng: Ðiều này có thể làm được".
"Các vị tử đạo nhắc nhở chúng ta rằng: chết vì niềm tin là hồng ân được trao ban cho thiểu số, nhưng trong niềm tin là ơn gọi của mọi tín hữu".
Cộng đồng Vatican II đã mở ra một kỷ nguyên mới, đã mang đến cho hội thánh và mỗi tín hữu một mùa xuân mới, đã nêu bật và tạo cho mọi tín hữu nhiều cơ hội để biểu lộ niềm tin qua hành động: Sống đạo và Hành đạo. Nhờ quan niệm này, Ðạo đã không bị giới hạn trong nhà thờ và trong những giờ kinh, nhưng Ðạo và Niềm tin đã được đem ra Sống và Thức hành trong mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh sống.
Nhưng câu vấn nạn thường gây ra nhiều thắc mắc vẫn là: sống niềm tin và thực hành trong niềm tin nàỏ
Quan trọng nhất có lẽ là tin vào Thiên Chúa tình yêu. Ðối với mỗi người trong chúng ta Thiên Chúa tình yêu này có một chương trình để dẫn dắt chúng ta đi trong tin yêu và đạt được tình yêu hoàn hảo. Rồi bước thứ hai là thực hành tình yêu với câu hỏi đơn sơ: nếu Chúa là tôi, thì trong hoàn cảnh cụ thể này, Ngài sẽ xử trí và hành động như thế nàỏ