BÌNH AN ĐÍCH THỰC
“Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi.” (Ga 14,27)
Suy niệm: Hẳn nhiên cuộc sống có muôn màu muôn vẻ, để trao ban bình an cho nhau, người ta có nhiều cách: một lời cầu chúc, một cử chỉ đẹp, nụ cười thiện cảm, tấm lòng nhân ái… Nhưng bình an đích thực Chúa ban, không giống như bình an người đời trao cho nhau: tự sâu thẳm cõi lòng, mỗi người nhận ra được bình an đích thực chỉ có ở nơi Chúa, Đấng là “Thái Tử Hòa Bình” (Is 9,6). Ngài đến trần gian để cho chúng ta “được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).
Mời Bạn: Chúa Giê-su phục sinh hiện ra với các môn đệ lần nào cũng chào chúc: “Bình an cho anh em.” Ngài muốn bạn là khí cụ bình an của Ngài ở chính nơi bạn đang sống. Để được như vậy, bạn cần ở lại riêng tư với Chúa để cầu nguyện, chiêm ngắm để thấm nhuần tinh thần của Ngài, hầu mọi suy nghĩ, lời nói và việc làm của bạn họa lại chính cuộc sống của Chúa, như thánh Phao-lô nói: “Tôi sống, không còn là tôi sống mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Chia sẻ: Bạn sẽ làm gì để chia sẻ cho mọi người sống quanh bạn ơn bình an của Chúa Giê-su phục sinh đang có nơi tâm hồn bạn?
Sống Lời Chúa: Tâm hồn bạn sẽ thanh thoát bình an nhờ năng kết hiệp với Chúa khi rước lễ, viếng Mình Thánh, thường xuyên tâm sự với Chúa, v.v.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, tạ ơn Chúa đã ban bình an cho con, xin cho con biết quý trọng bình an Chúa ban trong từng ngày sống và trao ban bình an đó cho những người con tiếp xúc gặp gỡ hằng ngày. Amen.
(1165 - 1265) |
Thánh Simon Stock sinh ở Kent, nước Anh năm 1165. Chúng ta không được biết gì nhiều về thời niên thiếu của thánh nhân, ngoại trừ một truyền thuyết nói rằng tên "Stock", có nghĩa "thân cây", do bởi ngay từ khi mười hai tuổi, thánh nhân đã sống ẩn dật trong chỗ lõm sâu của thân cây sồi. Và khi trưởng thành ngài hành hương đến Ðất Thánh là nơi ngài gia nhập nhóm tu sĩ Cát Minh (Camêlô) và sau đó theo họ về Âu Châu.
Thánh Simon Stock thành lập nhiều cộng đoàn Cát Minh, nhất là trong các khuôn viên Ðại Học như Cambridge, Oxford, Paris, và Bologna, và ngài là người đã giúp thay đổi dòng Cát Minh từ hình thức ẩn tu sang hình thức tu sĩ khất thực. Năm 1254, ngài được chọn làm Bề Trên Tổng Quyền của Dòng ở Luân Ðôn. Thánh Simon cai quản nhà dòng với sự thánh thiện và khôn ngoan, và đã phát triển dòng từ Anh Quốc ra khắp Âu Châu nhờ nhân đức của ngài cũng như ơn nói tiên tri và làm phép lạ.
Thánh Simon Stock thường được nhắc đến qua một thị kiến ngài được thấy ở Cambridge, Anh Quốc, ngày 16 tháng Bảy năm 1251, lúc đó Dòng Cát Minh đang bị đàn áp. Trong thị kiến ấy, Ðức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với thánh nhân, tay cầm khăn choàng mầu nâu. Ðức Mẹ nói: "Hỡi con yêu dấu, hãy nhận lấy khăn choàng này của Dòng con; đó là dấu hiệu đặc biệt nói lên lòng quý mến của Mẹ đã dành cho con và con cái Dòng Cát Minh. Những ai từ trần khi mang khăn này sẽ không bị lửa đời đời. Ðó là phù hiệu của sự cứu chuộc, là khiên thuẫn khi gặp nguy hiểm, và là lời hứa được bảo vệ và sự bình an đặc biệt." Khăn choàng (do bởi tiếng Latinh, scapula, có nghĩa "xương bả vai") gồm hai mảnh vải, một mảnh ở trước ngực và mảnh kia ở đằng sau, được nối với nhau bằng dây vải bắt ngang qua vai. Trong một số dòng tu, các tu sĩ nam nữ mặc khăn choàng dài từ vai đến gót chân như áo khoác ngoài. Giáo dân thường mang khăn choàng bên trong quần áo thường; gồm hai mảnh vải chỉ độ vài phân vuông mà người Việt chúng ta thường gọi là "áo Ðức Bà."
Tuy bất cứ ai cũng có thể mặc "áo Ðức Bà" nhưng phải có một linh mục cử hành nghi thức này. Ngoài ra, phải mang "áo Ðức Bà" một cách xứng đáng, nếu quên không mang áo này trong một thời gian, lợi ích sẽ không còn. Giáo Hội Công Giáo cho phép sử dụng mười tám loại "áo Ðức Bà" khác nhau thường làm bằng nỉ mầu nâu.
Thánh Simon từ trần ở Bordeaux, nước Pháp ngày 16 tháng Năm 1265. Dù Thánh Simon Stock chưa bao giờ được chính thức phong thánh, nhưng ngài được sùng kính từ lâu và Tòa Thánh cho phép cử hành lễ kính.
Cái Hôn
Hãng thông tấn AFP của Pháp trong bản tin ngày 23/01/1991 đã ghi một mẩu chuyện lạ như sau:
Một phụ nữ Brazil đã lợi dụng cái hôn để cắn và nuốt mất khúc lưỡi của người yêu. Bà cho biết: làm như thế là để trả thù người đàn ông vì đã đánh đập, hành hạ bà.
Cảnh sát tại thành phố Salvador de Bahia, mạn đông bắc Brazil cho biết như sau: Lucia bị người yêu là ông Djalm dos Santos, 47 tuổi, đã đánh đập, hành hạ thậm tệ. Nàng kiên nhẫn chờ đợi cơ hội. Hôm 22/01/1991, ông Djalm đến thăm Lucia để xin lỗi. Cô ta liền nhảy xổ vào người yêu, ôm hôn ông một cách rất tình tứ, không cho ông có thì giờ để giải thích.
Hai người đang hôn nhau, thì đột nhiên, Lucia cắn đứt một phần lưỡi của Djalim và nuốt luôn vào bụng để người ta không thể vá lại khúc lưỡi đã bị mất.
Người đàn ông được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Nhưng theo các bác sĩ điều trị, ông ta sẽ không bao giờ có thể nói lại một cách bình thường được, vì đã mất một khúc lưỡị
Ông Djalm than thở như sau: "Ðây là nụ hôn thê thảm nhất trong đời tôi. Ðó thật là nụ hôn của Giuda".
Cái hôn có nhiều hình thức và ý nghĩa khác nhaụ
Có cái hôn của các nhà lãnh đạo tôn giáo, chính trị để nói lên tình hữu nghị, sự hòa giải. Có cái hôn bình an của các tín đồ của một tôn giáo. Có cái hôn dạt dào thương mến giữa cha mẹ và con cái. Có cái hôn nồng cháy dục tình giữa đôi tình nhân hay vợ chồng.
Tựu trung, trong cái hôn nào cũng có hai yếu tố: yếu tố hữu hình là sự tiếp giáp giữa hai thân xác qua môi miệng và yếu tố vô hình mà cái hôn muốn diễn tả như tình liên đới, hữu nghị, sự hòa giải, tình mẫu tử, tình yêu lứa đôi. Cái hôn sẽ trở thành đồng nghĩa với sự phản bội khi nó tước đoạt khỏi yếu tố vô hình trên đây. Ðó là trường hợp cái hôn của người đàn bà Brazil trên đây.
Nhưng điển hình nhất của cái hôn phản bội vẫn là cái hôn Giuda dành cho Chúa Giêsu. Ðiều bỉ ổi nhất trong cái hôn của Giuda chính là dùng một cử chỉ của tình thân như một dấu hiệu của sự bán nộp.
Cái hôn của Giuda được lập lại khi người ta dùng những chiêu bài cao đẹp để che đậy những ý đồ đen tối. Cái hôn của Giuda được lập lại khi người ta nhân danh nhân nghĩa, nhân danh phục vụ, nhân danh người nghèo để kiếm quyền bính, tư lợi cho mình.
Ðối với người tín hữu Kitô, thì cái hôn của Giuda chính là thái độ sống giả hình mà Chúa Giêsu không ngừng kết án trong Phúc Âm. Ðó là điều mà tiên tri Isaia đã cảnh cáo khi ông nói: "Dân này thờ Ta ngoài môi miệng, mà lòng trí chúng thì xa Ta". Nếu cái hôn của Giuda là một cử chỉ thân tình ngoài môi miệng, nhưng lòng trí thì lại chất chứa âm mưu thâm độc, thì thái độ sống giả hình của người tín hữu cũng là một cái hôn như thế.
Khi môi miệng sốt sắng cầu kinh, nhưng cuộc sống lại đầy những hành động gian ác ích kỷ, phải chăng đó không là chiếc hôn của Giuda mà chúng ta dành cho Chúạ