Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2018

5 lời khuyên của bà Maïte Roche để trao truyền đức tin cho con cái

Filled under:


Bà Maïte Roche, 43 tuổi, nghệ sĩ, tâm lý gia. Bà đã thực hiện hàng trăm bức vẽ để dạy giáo lý và khơi dậy đức tin. Bà tìm ở nghề tác giả và họa sĩ minh họa như một ơn gọi sâu đậm để phục vụ Lời Chúa.

Mạte Roche: “Trong các bức vẽ của tôi, tôi cố gắng đem lại một  ao ước đi tìm Chúa”.

  1. Có tinh thần sáng tạo trong cầu nguyện

Bạn đưa ra lời cầu nguyện ngắn gọn, đơn giản và theo câu chuyện trong ngày. Bạn làm sao để cầu nguyện là giây phút vui vẻ, tự phát và sáng tạo. Buổi chiều, cả nhà cùng cầu nguyện với nhau, nhắc lại các chuyện trong ngày, dâng lên Chúa vui buồn của mỗi người. Nếu trẻ con mệt thì chỉ cần ban phép lành và làm dấu là đủ.

  1. Dùng chữ đơn giản

Chúa hiện diện trong lời mà chúng ta nói với nhau hàng ngày. Nói với các con tình yêu của Chúa cho từng đứa. Dâng lời tạ ơn cao giọng và nói với Ngài “Con cám ơn Chúa, con xin lỗi Chúa, xin Chúa cho con, con yêu Chúa”. Trẻ con cần nghe các chữ này để làm quen với lời và sau này chúng sẽ nói một cách tự phát.

  1. Có dụng cụ thích hợp

Bạn thu xếp một chỗ nhỏ trong nhà để cầu nguyện, với đèn cầy, với hoa các con hái ngoài vườn, một cái gì tự các con làm để dâng như của lễ. Ngoài ra nên có thêm sách, thêm hình ảnh đạo tùy theo tuổi các con. Đến lễ nào chúng ta có câu chuyện của lễ đó, đến Mùa Vọng chuẩn bị để các con đón Chúa ra đời từ đầu mùa. Giúp các con sống đạo trong từng giây phút.

  1. Diễn tả tình yêu của bạn

Trẻ con sẽ đón Chúa theo kinh nghiệm sống của chúng. Trẻ em còn nhỏ thì cần được yêu và yêu để lớn lên trong sự tự tin, tình yêu và sự dịu dàng là bầu khí thuận tiện để trẻ con gặp Chúa. Tạo thói quen tha thứ trong gia đình là điều thiết yếu vì như thế trẻ con sẽ hiểu, tình thương vượt lên các mâu thuẫn và hòa bình mở một tương lai. Quan tâm đến người khác cũng là một trong các cách tốt nhất để trao truyền lời Chúa, ý nghĩa của ơn huệ và của chia sẻ. 

  1. Không ở một mình

Tìm hiểu và đến với giáo xứ, cùng đi lễ với nhau, giải thích ý nghĩa bí tích cho con cái, xem bí tích là ơn của Chúa cho chúng ta. Xin Thần Khí giúp bạn trao truyền đức tin cho con cái Ngài sẽ đi cùng với chúng ta.

Marta An Nguyễn dịch

Bốn lời khuyên của ông Étienne Villemain để tiếp nhận người nghèo
Ông Etienne Villemain là người sáng lập Hội Ladarô, một sự phối hợp tương trợ  giữa các người vô gia cư và các người trẻ có nghề nghiệp, bắt nguồn từ Hội Fratello. Ông sẽ đi cùng 6.000 người vô gia cư đến Rôma từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 11 năm 2016 nhân Năm Thánh Lòng thương xót. 
  1. Chăm sóc cụ thể một người
Người nghèo không phải chỉ là người sống ngoài đường. Người nghèo có thể là con cháu mình đang dán mắt vào màn hình mà đời sống hàng ngày không có một giao tiếp nào. Người nghèo cũng có thể là người hàng xóm của bạn, người không có ai đến thăm từ nhiều tháng qua. Khi săn sóc họ, chúng ta săn sóc Chúa Giêsu. Và quả tim của chúng ta mở ra một chiều kích không thể tưởng tượng được.
  1. Đặt các giới hạn
Chúng ta hãy cẩn thận với lòng quảng đại chưa trưởng thành, muốn cho nhưng cho một cách lệch lạc và quá xúc cảm. Chúng ta có hiểm nguy làm hại nhiều hơn là làm lợi. Vì vậy, nên có một quan hệ bằng hữu thân thiện và đúng mức. Muốn làm được như vậy phải đặt ra các quy tắc, trước hết: “Chúa nhật này tôi sẽ mời bạn đến nhà, nhưng sau 4 giờ chiều thì tôi bận, vậy bạn sẽ rời trước giờ đó, bạn đồng ý chứ?”.
  1. Đặt mình ở tầm mức của họ
Mối quan hệ với người nghèo không phải là hạ cố, cũng không phải là ban ơn. Đó là mối quan hệ hiệp thông, trong một tương quan hỗ tương. Khi chúng ta gặp một người đường phố, chúng ta đừng đứng nhưng ngồi xuống, ngang mặt đất với họ, bắt tay họ, chạm vào họ. Chúng ta có thể đề nghị cùng đi mua thức ăn, kem đánh răng với họ ..., lắng nghe nhu cầu và mong ước của họ.
  1. Để cho họ có dịp cho lại mình
Thật là xấu hổ khi nhận, để tiếp nhận được người nghèo, mình phải cảm thấy mình cũng là người nghèo. Thường thì người nghèo có rất nhiều thứ để cho chúng ta. Vì thế, căn bản là để họ có dịp cho người khác, thi thố tài năng của họ. Xin họ giúp mình, cộng tác với mình. Trong nhà chúng tôi, nơi chúng tôi chia sẻ bữa ăn với những người ngoài đường phố, và dần dần họ bắt đầu nấu ăn. Thường thường họ lại là những đầu bếp giỏi nhất! Món quà tốt nhất chúng ta có thể cho người nghèo là làm cho họ có tinh thần trách nhiệm, bằng cách xin họ hợp tác với mình. Chính đó là điều mang lại phẩm giá và sự tự tin vào chính họ.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch