Người đứng đầu chính phủ trẻ nhất Âu châu thăm viếng ĐGH Phanxicô
Người đứng đầu chính phủ trẻ nhất Âu châu đã đến thăm Đức Thánh Cha Phanxicô.
Ông Sebastian Kurz, 36 tuổi, là thủ tướng của Áo.
Thủ tướng Kurz đã dâng tặng cho Đức Thánh Cha bản sao của bản nhạc “Silent Night,” lần đầu tiên trình diễn cách đây 200 năm. Trên thực tế, trong cuộc gặp gỡ này, thủ tướng Kurz đã mời Đức Thánh Cha đến Salzburg để mừng lễ kỷ niệm.
Đức Thánh Cha Phanxicô trao tặng ông Kurz một huy chương được khắc họa cây hòa bình và ba tài liệu chính từ nhiệm kỳ giáo hoàng của ngài.
Trong số các chính sách trong chương trình chính trị của thủ tướng được xúc tiến giải quyết việc trục xuất người nhập cư vi phạm luật pháp và chống lại tình trạng di dân.
Như vậy, trong một thông cáo báo chí sau hiệp định, Vatican đã đề cập đến “nhu cầu liên đới giữa các dân tộc” được tham chiếu.
Theo thông điệp của Sebastian Kurz trên Twitter, cuộc hội kiến còn bao gồm các vấn đề mà hai nhà lãnh đạo nhất trí, như biến đổi khí hậu, lệnh cấm sử dụng vũ khí hạt nhân và khủng bố các Kitô hữu.
Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn
Bản Gợi Ý Xét Mình Xưng Tội Trong Mùa Chay Của Đức Thánh Cha Phanxico
“Cách tốt nhất để bảo vệ tâm hồn là xét mình mỗi ngày, để xem mình đã làm điều gì xấu, đã thiếu sót điều gì tốt đối với Chúa, với tha nhân và với chính mình” (ĐTC. Phanxico).
Một số câu hỏi gợi ý trong bản hướng dẫn xét mình như sau:
Tôi có trở về với Chúa khi tôi gặp khốn khó không?
Tôi có tham dự Thánh lễ ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc không?
Tôi có cầu nguyện sáng tối không?
Tôi có hổ thẹn khi tỏ mình là người Kitô hữu không?
Tôi có đi ngược lại chương trình của Thiên Chúa không?
Tôi có ganh tị, nóng nảy, thiên kiến không?
Tôi có trung thực và công bằng với mọi người hay tôi cổ võ cho “nền văn hóa vứt bỏ” ?
Trong các mối tương quan hôn nhân và gia đình, tôi có sống đạo đức như Phúc Âm đã dạy không?
Tôi có kính trọng cha mẹ không?
Tôi có chối bỏ cuộc sống mới được tượng thai không? Tôi có tiêu huỷ hồng ân sự sống không? Tôi có cộng tác vào việc ấy không?
Tôi có tôn trọng môi trường không?
Tôi có vừa theo Chúa vừa theo thế gian không?
Tôi có quá độ trong việc ăn uống, hút thuốc và giải trí không?
Tôi có lo lắng quá mức về đời sống vật chất và của cải không?
Tôi sử dụng thời giờ như thế nào? Tôi có lười biếng không?
Tôi có đòi người khác phải phục vụ mình không?
Tôi có mong muốn báo thù, nuôi dưỡng thù hận không?
Tôi có hiền lành, khiêm tốn và xây dựng hòa bình không?
Đức Thánh Cha nói, người Công giáo cần phải xưng tội, bởi vì ai cũng cần được tha thứ tội lỗi, tha thứ những cách “chúng ta suy nghĩ và hành động trái với Phúc Âm”.
“Ai bảo mình vô tội thì người ấy là kẻ nói dối hoặc bị mù”.
Xưng tội chính là lúc hoán cải chân thành, là lúc bày tỏ niềm tin tưởng vào Thiên Chúa là Đấng sẵn sàng tha thứ cho con cái mình và giúp chúng ta quay về con đường theo bước Chúa Giêsu.
Nguồn: dongten
Tôi có trở về với Chúa khi tôi gặp khốn khó không?
Tôi có tham dự Thánh lễ ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc không?
Tôi có cầu nguyện sáng tối không?
Tôi có hổ thẹn khi tỏ mình là người Kitô hữu không?
Tôi có đi ngược lại chương trình của Thiên Chúa không?
Tôi có ganh tị, nóng nảy, thiên kiến không?
Tôi có trung thực và công bằng với mọi người hay tôi cổ võ cho “nền văn hóa vứt bỏ” ?
Trong các mối tương quan hôn nhân và gia đình, tôi có sống đạo đức như Phúc Âm đã dạy không?
Tôi có kính trọng cha mẹ không?
Tôi có chối bỏ cuộc sống mới được tượng thai không? Tôi có tiêu huỷ hồng ân sự sống không? Tôi có cộng tác vào việc ấy không?
Tôi có tôn trọng môi trường không?
Tôi có vừa theo Chúa vừa theo thế gian không?
Tôi có quá độ trong việc ăn uống, hút thuốc và giải trí không?
Tôi có lo lắng quá mức về đời sống vật chất và của cải không?
Tôi sử dụng thời giờ như thế nào? Tôi có lười biếng không?
Tôi có đòi người khác phải phục vụ mình không?
Tôi có mong muốn báo thù, nuôi dưỡng thù hận không?
Tôi có hiền lành, khiêm tốn và xây dựng hòa bình không?
Đức Thánh Cha nói, người Công giáo cần phải xưng tội, bởi vì ai cũng cần được tha thứ tội lỗi, tha thứ những cách “chúng ta suy nghĩ và hành động trái với Phúc Âm”.
“Ai bảo mình vô tội thì người ấy là kẻ nói dối hoặc bị mù”.
Xưng tội chính là lúc hoán cải chân thành, là lúc bày tỏ niềm tin tưởng vào Thiên Chúa là Đấng sẵn sàng tha thứ cho con cái mình và giúp chúng ta quay về con đường theo bước Chúa Giêsu.
Nguồn: dongten