Suy niệm lễ lá năm B - Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy
Con Đường
Thập Giá
Hôm
nay chúng ta bước vào Tuần Thánh, kỷ niệm cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của
Chúa Giêsu Kitô. Đây là những ngày cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu. Tất cả
những việc làm của Chúa Giêsu trong Tuần Thánh đều diễn tả tình yêu của
Chúa Giêsu đối với chúng ta: Ngài lập bí tích Thánh Thể là bí tích yêu thương,
Ngài hiến trọn thân xác mình làm của ăn nuôi linh hồn chúng ta. Ngài còn dùng
cái chết nhục nhã trên thập giá để cứu chuộc chúng ta, một hành động diễn tả
tình yêu đến tột cùng. Nhưng sau cái chết nhục nhã trên thập giá, Ngài sẽ sống
lại vinh quang để đem lại cho chúng ta sự sống mới và bảo đảm phúc trường sinh.
Tuần
Thánh được khai mạc bằng nghi thức làm phép lá và rước lá. Qua bài Tin Mừng hôm nay, chắc hẳn có người ngạc nhiên trước những lời
căn dặn của Ðức Giêsu với hai môn đệ: "Các anh vào làng trước mặt kia. Tới
nơi sẽ thấy ngay một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ đang cột sẵn đó.
Các anh cởi dây ra và đem nó về đây. Nếu có ai bảo tại sao các anh làm như vậy
thì cứ nói là Chúa cần đến nó và Người sẽ gởi lại ngay" (câu 2-3). Mọi
việc đã diễn ra đúng lời Chúa dặn. Tưởng như một phép lạ. Thực ra không phải là
phép lạ gì cả, mà là chính Ðức Giêsu đã kín đáo thu xếp trước với người thân
của Ngài trong làng: đến ngày đó, tại địa điểm đó, họ hãy để sẵn hai con lừa,
sẽ có hai môn đệ của Ngài đến dắt đi, mật khẩu để nhận ra nhau là một câu hỏi
và một câu trả lời đã quy ước sẵn.
Chúa Giêsu muốn dùng con lừa để vào thành Giêrusalem, vì Ngài không muốn người ta hiểu lầm Ngài là một nhà giải phóng quân sự hay chính trị. Ngài muốn người ta hiểu rằng Ngài là một vị vua hòa bình, hiền từ và khiêm tốn. Vua chinh chiến thì cỡi ngựa, còn vua hòa bình thì cỡi lừa.
Chúa đã chuẩn bị như thế nhưng xem ra nhiều người đã không hiểu ý của Ngài: Ngay các môn đệ cũng "lấy áo choàng của mình trải lên lưng nó", dân chúng thì cũng "chặt nhành chặt lá ngoài đồng mà rải. Người đi trước kẻ theo sau reo hò vang dậy" (câu 7-9). Sự hồ hởi của họ có lẽ xuất phát từ ý tưởng giải phóng: hôm nay ngày giải phóng đã đến rồi, vị Anh Hùng đã xuất hiện!
Chúa Giêsu muốn dùng con lừa để vào thành Giêrusalem, vì Ngài không muốn người ta hiểu lầm Ngài là một nhà giải phóng quân sự hay chính trị. Ngài muốn người ta hiểu rằng Ngài là một vị vua hòa bình, hiền từ và khiêm tốn. Vua chinh chiến thì cỡi ngựa, còn vua hòa bình thì cỡi lừa.
Chúa đã chuẩn bị như thế nhưng xem ra nhiều người đã không hiểu ý của Ngài: Ngay các môn đệ cũng "lấy áo choàng của mình trải lên lưng nó", dân chúng thì cũng "chặt nhành chặt lá ngoài đồng mà rải. Người đi trước kẻ theo sau reo hò vang dậy" (câu 7-9). Sự hồ hởi của họ có lẽ xuất phát từ ý tưởng giải phóng: hôm nay ngày giải phóng đã đến rồi, vị Anh Hùng đã xuất hiện!
Quả thật, đây không phải là một vị vua có
tính cách chính trị, nhưng là một vị vua hòa bình. Chính vì vậy, Giáo Hội cho
chúng ta đọc bài Thương Khó trong ngày lễ lá hôm nay. Một vị vua đến không bằng
vũ lực, nhưng bằng cây Thánh Giá. Cây Thánh Giá là hình ảnh của con đường Thánh
Giá. Con đường Thánh Giá là con đường đau khổ.
Con đường đau khổ giúp chúng ta chế ngự nết xấu và nâng cao tâm hồn.
Đau
khổ diệt trừ những độc ác tột độ của con người tội lỗi và tình dục. Đau khổ dứt
chúng ta khỏi những xúi giục của thế gian. Đau khổ kích thích chúng ta sống
bằng lòng cậy trông, nâng chúng ta lên cao khỏi những vật tầm thường chóng qua,
gắn chặt đôi mắt và trái tim chúng ta vào cõi trời. Đau khổ là nhà giáo dục
tuyệt hảo, đau khổ làm cho con người thêm cao thượng, lột bỏ tính vị kỷ, làm
cho con người trưởng thành, đưa con người vào cư ngụ trong những miền cao vượt
khỏi trần gian, đau khổ cho con người cơ hội để luyện tập những nhân đức cao đẹp nhất và thực hành
những nhân đức đó một cách anh hùng.[1]
Thánh
Augustin nói: “ Nếu Thiên Chúa luôn luôn để cho bạn
được thịnh vượng, ban cho bạn dồi
dào mọi của cải mà bạn chẳng phải chịu một khổ cực, một phiền phức, một âu lo
nào ở đời tạm này, thì bạn sẽ cho những lợi ích vật chất đó là của quí giá nhất Thiên Chúa ban cho các tôi tớ của
Người, và bạn sẽ chẳng còn ước mong từ nơi Chúa những sự lành gì
nữa. Vì thế, ở đời này Chúa
pha vào những của cải dịu ngọt độc hại này những chua xót cay đắng, để chúng ta biết tìm
những của cải dịu ngọt bổ ích khác”. Nhiệm vụ của đau khổ là phát sinh nơi ta
sự siêu thoát.
Vậy
thì càng quí chuộng sự trong trắng của lương tâm, càng khát khao sự tinh tuyền
hoàn hảo làm cho linh hồn được thấm nhuần ơn Chúa, càng ước vọng sự trong trắng
tinh tuyền vì là điều kiện
để sống thân mật với Chúa, thì ta
càng ưa chuộng và mến yêu đau khổ. Cha Olivain đã viết: “Không bao giờ quyến
luyến với Thiên Chúa mà không quyến luyến với Thánh Giá. Nếu tôi không quyến luyến Thánh Giá, đó là vì tôi còn yêu cái khác với
cái Chúa Giêsu yêu, mà nếu tôi yêu cái khác với cái Chúa Giêsu yêu thì tôi cũng
chẳng yêu gì Chúa Giêsu nữa.” Do đó, đời sống hưởng thụ không thể dẫn
đến sự siêu thoát.
Thánh
Cyprianô nói: “ Đau khổ chắp cánh
cho tôi bay thẳng về trời”. Các nhà tư tưởng và tâm lý học đều thú nhận rằng
một đời sống uỷ mị, một đời sống hưởng thụ mặc dầu chính đáng không thể đi đôi
với một lý tưởng cao đẹp. Hơn nữa, những dễ chịu của đời sống, sự thoát khỏi
mọi lo lắng vật chất, rồi tiện nghi, không đem lại nghị lực và thường thường
đưa đến chỗ buông tuồng bừa bãi.
Và một văn sĩ trứ danh người Anh đã viết:
“Tồn tại nghĩa là vật lộn, vật lộn là đau khổ và gây ra đau khổ”. Luật tiến hoá
này bao gồm cả thế giới vật chất, thế giới tinh thần và xã hội, và những ai
hoảng sợ cái tính cách có vẻ tàn bạo đó, và muốn huỷ bỏ chiến đấu và kết quả
của nó là đau khổ, thì thật ra họ muốn, và sửa soạn cho sự suy tàn của xã hội.
Một thời kỳ quá thịnh vượng về vật chất thường kết thúc bằng sự suy kém về đức
tính và lụi bại về luân lý.
Con đường Thánh
Giá, con đường đau khổ: đó là tất cả những gì Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta
hôm nay. Chúng
ta hãy dùng tuần lễ này để sống với Chúa Giêsu bằng việc suy niệm sự thương khó của Ngài để biết theo gương
Ngài đi theo con đường Ngài đã chỉ vẽ:”Nếu ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác
thập giá mình hằng ngày mà theo”. Đồng thời chúng ta hãy vui vẻ đón nhận mọi
đau khổ trong đời sống hằng ngày với mục đích thông hiệp vào sự thương
khó của Chúa Giêsu để mang ơn cứu rỗi cho chính chúng ta
và cho nhiều người khác.Amen.