Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

5 Phút cho Lời Chúa ngày 26/3/2018

Filled under:

 Một đám đông người Do Thái biết Chúa Giêsu đang ở đó. Họ tuôn đến không phải chỉ vì Chúa Giêsu, nhưng còn để nhìn thấy Lazarô đã được Ngài cho sống lại từ cõi chết. Các thượng tế quyết định giết cả Lazarô nữa, vì tại anh mà nhiều người Do Thái đã bỏ họ và tin vào Chúa Giêsu. (Ga 12, 11)

 Trong bữa ăn tối của Chúa Giêsu tại làng Bêtania, Chúa Giêsu được Maria xức dầu và lầy tóc mà lau. Tin Mừng cho tôi thấy nhiều nhân vật và mỗi người đều nhìn về biến cố này với một thái độ và suy nghĩ khác nhau. 

Để ý thái độ của dân chúng và của các thủ lãnh Do thái. Kẻ thì muốn gặp Chúa chỉ vì sự hiếu kỳ muốn xem, muốn gặp gỡ Lazarô, không phải để thán phục quyền năng của Chúa. Họ đại diện cho một nếp sống đạo hời hợt, nông cạn.  Khi gặp thử thách thì dễ thất bại, sa ngã. 
Còn các thủ lãnh Do thái thì đại diện cho những người có lối sống  vụ lợi. Khi không có lợi cho mình thì từ chối, trốn tránh và chống đối. 
Tôi quyết đến với Chúa để chúc tụng ngợi khen, vinh quang, tình thương Chúa. 
 
 Lạy Chúa, chỉ có Chúa mới là hạnh phúc thật. Xin cho con luôn biết tìm kiếm Chúa hơn là tìm chính con. Amen.


THÁNH BRAULIÔ
THÀNH SARAGOSSE GIÁM MỤC
(+644)
Ngược dòng lịch sử Giáo hội, chúng ta thấy mỗi thời đại, mỗi giai đoạn của lịnh sử Thiên Chúa lại cho xuất hiện một vị thánh thích hợp với thời đại, với giai đoạn lịch sử ấy. Các ngài đã được Thiên Chúa tuyển trạch như những vị lương y đem đến cho thời đại các ngài những vị thuốc thần hiệu. Brauliô (Braulion) là một trong những vị thánh đã được Thiên Chúa giao phó sứ mệnh cao cả đó.
Thánh Brauliô chào đời tại thành Saragossa. Ngài là em thánh Gioan Giám mục thành Saragossa. Ngay từ nhỏ, trí khôn Brauliô đã rất sắc sảo, học đâu nhớ đấy. Cậu rất giỏi khoa học, tinh thông cổ ngữ, nói thạo nhiều sinh ngữ thời ấy. Lòng đạo đức cũng không kém phần sâu sắc. Baliô đem hết tâm trí lo phụng sự Chúa, bằng cách thực hiện đức ái đến nơi đến chốn và chuyên tâm luyện tập các nhân đức. Brauliô rất ham đọc Kinh Thánh. Sở dĩ Baliô có được vốn kiến thức lớn lao và lòng đạo đức khả quan, một phần lớn là nhờ ở công lao dậy dỗ tận tụy của thánh Isiđôrô Tổng Giám mục thành Sêvila.
Đức Tổng Giám mục Isiđôrôâ, một nhà bác học của nước Tây Ban Nha. Thánh Isiđôrôâ xây cất tại kinh thành Sêvilla một trường trung học tối tân, tổ chức chu đáo nhằm giáo huấn con cái nhà quý tộc từ khắp nước gửi đến. Chính thánh nhân điều khiển việc giáo dục. Brauliô là một trong những môn đệ được thánh nhân quý mến nhất. Ngài rất mến phục tài ba lỗi lạc của Brauliộ Đôi lần gặp những ngày bận bịu nhiều công việc, thánh Isiđôrôâ thường đưa bài vở của ngài cho Brauliô xem lại và sửa chữa giúp. Sự kiện đó tỏ lòng khiêm tốn tột bậc của thánh Isiđôrôâ và đồng thời cũng cho chúng ta thấy Brauliô là người học rộng, biết nhiều hơn các đồng bạn.
Nhận thấy tài đức đặc biệt của Brauliô, Đức Giám mục giáo phận Saragossa đặt ngài làm Giám mục phó. Ngài mới được cất cử làm Giám mục phó ít lâu, thì Đức Giám mục Gioan qua đời. Các Đức Giám mục nhóm họp đại hội đồng tại thành Saragossa để bầu Giám mục mới. Cả Đức Giám mục Brauliô cũng được mời tới tham dự. Trong lúc các Giám mục còn phân vân chưa biết phải tuyển lựa ai lên chức vị Giám mục. Bỗng nhiên một khối lửa hình cầu sáng chói từ trời bay xuống đậu trên đầu thánh Brauliộ Đồng thời có tiếng phán: "Đây là tôi tớ Ta đã tuyển trạch. Nơi ngài có Chúa Thánh Thần ngự trị". Các Giám mục vui mừng trước hiện tượng kỳ lạ đó, các ngài cám ơn Thiên Chúa đã tỏ ra thánh ý Người một phép lạ lớn lao hiếm có.
Vừa nhận chức Giám mục Saragossa, thánh Brauliô cấp tốc tới tham dự Công đồng thứ tư, thứ năm và thứ sáu tổ chức tại thành Tôlêđô. Công đồng bế mạc, Đức Giám mục Brauliô trở về giáo phận. Ngài đem hết tài lực để thánh hoá đoàn chiên Chúa mới trao phó. Công việc đầu tiên của ngài là lo tẩy trừ mọi mầm mống lạc giáo Ariô đã ăn rễ sâu nơi quần chúng. Công việc nặng nhọc đó đòi hỏi nơi ngài một cố gắng phi thường. Phải có bộ óc thông minh, một đời sống thánh thiện như thánh nhân mới có thể đảm đương nổi những việc khó khăn như thế. Thánh nhân có tài giảng thuyết. Ai nghe thánh nhân giảng một lần cứ muốn nghe mãi. Những người khô khan cứng cỏi nhất, khi nghe thánh nhân giảng thuyết cũng phải động lòng hối cải. Vì thực ra, không phải thánh nhân giảng, nhưng là Chúa Thánh Thần dùng miệng ngài mà giảng. Người ta kể lại rằng: "Lần kia khi thánh nhân đang giảng thuyết thì có một chim bồ câu ở đâu tới đậu trên vai ngài như để thông báo cho Giám mục biết những điều phải nói. Nhờ sự săn sóc tận tụy của người chủ vườn cần mẫn, không mấy chốc những gai góc, những cỏ lồng vực do lạc giáo Ariô reo rắc khắp vườn Giáo hội Saragossa, đã được nhổ sạch".
Mối bận tâm thứ hai của thánh nhân, là lo xây cất cho Chúa những ngôi nhà xứng đáng. Ngài lo giữ nhà thờ chính toà của ngài luôn luôn sạch sẽ, mua sắm những đồ thờ loại hảo hạng. Hết các nhà thờ khác trong giáo phận cũng đều được ngài săn sóc, để ý và truyền giữ sạch sẽ, trang hoàng cho có mỹ thuật. Ngoài ra thánh nhân còn xây cất nhiều thánh đường mới, chẳng hạn nhà thờ thánh Engrassiô. Ngài lo trùng tu các thánh đường bị chiến tranh tàn phá.
Đền thờ vật chất ngài con chăm lo như thế, phương chi là những đền thờ thiêng liêng.
Thánh Brauliô cư xử rất hòa nhã, hiền hậu với mọi tầng lớp xã hội, không phân biệt giầu sang với nghèo hèn. Với những con người kiêu căng, coi thường giới răn Thiên Chúa và Giáo hội, ngài lại đối xử rất nghiêm ngặt và cương quyết. Dẫu thế mọi người vẫn quý mến thánh nhân và coi ngài như cha. Thánh nhân lôi cuốn được nhiều người tội lỗi trở về với Chúa, đưa nhiều chiên lạc trở về đoàn chiên. Thánh nhân lôi kéo được nhiều linh hồn trở về với Chúa không phải chỉ nguyên bằng lời giảng thuyết khéo léo, hấp dẫn, nhưng còn bằng chính đời sống thánh thiện và thanh bần của ngài. Thánh nhân không thích ăn mặc lụa là sang trọng, ngài ưa mặc những quần áo vải thô, thứ vải của dân nghèo quen dùng. Cách ăn mặc đã vậy, đồ ăn thức uống của ngài còn đơn giản hơn nhiều. Ngài thường để dành tiền cho người nghèo, và thỉnh thoảng lại tổ chức những cuộc phát chẩn để giúp đỡ những gia đình túng thiếu.
Sau 20 năm tận tụy với chức tông đồ, giữa mùa xuân năm 644, sau khi đã chịu các bí tích sau hết, thánh nhân êm ái trút hơi thở cuối cùng, để lại bao cảm phục, thương nhớ cho đoàn chiên. Nghe tin thánh nhân tạ thế, Đức Tổng giám mục thành Sêvilla và một số đông các Giám mục ở những thành lân cận đã tới kính viếng xác thánh nhân. Tới chỗ đặt thi hài, các ngài nghe thấy tiếng các thiên thần ca hát du dương, đồng thời các ngài còn nghe có tiếng phán: "Hỡi bạn chí thiết, hãy chỗi dậy về với Cha". Và tiếng thánh nhân đáp lại: "Lạy Chúa, con xin về với Chúa ngay bây giờ". Thi hài thánh nhân được chính tay các Giám mục và hàng giáo sĩ khiêng để dưới hầm bàn thờ thánh Giacôbê.
Thời loạn lạc, người ta di chuyển xác thánh nhân đến một nơi bí mật. Qua năm 1279, chân phước Valêriô đích thân hiện về báo cho Đức Giám mục thành Saragốssa quý danh là Phêrô biết chỗ chôn xác thánh Brauliô. Qua 600 năm trời, thi thể thánh nhân vẫn tươi tốt nguyên vẹn như khi còn sống. Xác toả hương thơm ngào ngạt. Toàn dân rước xác thánh về an táng tại nhà thờ chính toà giáo phận. Trong cuộc rước thi hài này đã xẩy ra nhiều phép lạ, nhiều người tật bệnh được lành đã.
Hằng năm giáo phận Saragốssa mừng kỷ niệm đáng ghi nhớ đó vào ngày 17 tháng 7