PHÉP MẦU CỦA LÒNG LƯƠNG THIỆN
Trong một quán ăn, bà lão nọ mua một bát canh , và ngồi xuống bàn ăn thì đột nhiên nghĩ ra mình quên lấy bánh mì. Bà đứng dậy đi lấy bánh mì rồi trở lại bàn ăn, và bà kinhngạc vì chổ ngồi của mình có một người con trai da đen đang ngồi và đang uống bát canh của bà
Bà rất tức giận và nghĩ : “ tên này sao lại dám uống bát canh của mình ! nhưng có lẻ vì nó quá nghèo , quá đói, và có lẻ mình không nói gì hết bỏ qua. Nhưng củng không thể để một mình nó uống hết bát canh “ . Thế là bà giả bộ như không có chuyện gì ngồi cùng bàn với anh ta, cầm cái muỗng và lặng lẻ múc canh uống. như vậy hai người cùng uống bát canh đó , và nhìn nhau lặng lẻ không nói một tiếng gì
Lúc này người thanh niên da đen , đột nhiên đứng dậy bưng đến một dĩa bánh mì , đặt xuống trước mặt bà lão , trên đĩa bánh mì cắm hai cây nĩa. Hai người tiếp tục ăn, và ăn xong hai người đứng dậy và đi về . “ hẹn gặp lại “ bà lão nói rất tình cảm . hẹn gặp lại người thanh niên da đen trả lời rất nhiệt tình. Anh ta toả ra vẻ rất vui rất thanh thản và vuimừng vì anh ta tự cho rằng hôm nay mình làm được một điều tốt, giúp đỡ một bà lão nghèo.
Sau khi người thanh niên đi khỏi, bà lão mới phát hiện bàn bên cạnh còn để một bát canh không người uống , và đó chính là bát canh của bà !!!
Trong cuộc sống rất đa dạng, phức tạp như thế. Sự hiểu lầm, ngăn cách thậm chí , oán hận giữa người với người thường xuyên xảy ra . chỉ cần tâm ta lương thiện , tha thứ nhường nhịn lẫn nhau thì hiểu lầm, oán hận củng biến thành câu chuyên cảm động đáng nhớ.
Đa số người thời nay không chỉ nghèo tiền bạc, họ còn nghèo trong ý nghĩ và hà tiện tình cảm của mình. Chuyện nhường cơm sẻ áo vẫn chưa có nhiều trong cuộc sống dù môi miệng hay sách vở có nói nhiều tới yêu thương. Hãy cùng « ăn chung » 1 bát canh, 1 miếng bánh trong tinh thần san sẻ. Dù có nghèo, nhưng « lá lành đùm lá rách vẫn là truyền thông tốt đẹp của người Việt chúng ta.
Bài học lòng nhân ái
Mùa đông năm 1935, nước Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng, người dân rất túng thiếu. Có một bà lão bị ra tòa án tại New York về tội trộm cắp một ổ bánh mì. Khi quan tòa hỏi vì sao bà lại lấy trộm bánh mì thì bà lão đáp:
- Đúng là tôi rất đói, nếu chỉ vì đói, tôi không làm như vậy. Nhưng đứa con rể đã bỏ nhà ra đi, con gái tôi ốm liệt giường, tôi chỉ cần ổ bánh mì này để cứu hai đứa cháu sắp chết vì đói...
Bà bật khóc giữa tòa. Ông thị trưởng Florello thở dài:
- Luật là luật. Bà phải nộp phạt 10 đô la hoặc vào tù 10 ngày .
Bà lão đáp:
- Nếu tôi có 10 đô la, tôi đã không ăn cắp ổ bánh mì. Tôi xin vào tù. Nhưng con gái tôi và cả hai đứa trẻ, ai sẽ lo cho chúng đây ?
Ông thị trưởng rút trong túi ra 10 đô la đóng phạt để bà lão được tự do. Rồi ông nhìn mọi người đang ngồi xem xử án và ra lệnh mỗi người phải đóng 50 xu tiền phạt vì tội hờ hững đã để cho một bà lão khốn khổ phải đi ăn cắp bánh mì nuôi những đứa trẻ đang chết đói. Số tiền thu được là 47,5 đô la và sau đó tất cả các tờ báo ở New York đều đăng tin này lên trang nhất. Và sau đó, ngay cả chủ lò bánh mì, cũng như quan khách, cảnh sát trong thành phố đều đóng phạt 50 xu để giúp bà lão và tán dương lòng nhân ái, lương thiện của Thị Trưởng cũng là quan tòa Florello LaGuardia.
Không thể bỏ qua luật lệ vì sẽ để người ta lạm dụng, nhưng có thể dùng tình người để cho luật lệ chứa đầy lòng nhân ái. Điều đó sẽ sửa chữa lỗi lầm, làm lành vết thương, và gắn chặt tình nhân loại. Thật không có luật nào lớn hơn luật yêu thương và đó luôn luôn là « Điều răn mới .
Hải Hà sưu tầm