“Thầy không bảo là đến bảy lần nhưng là đến bảy mươi lần bảy” . (Mt 18,22)
Câu tục ngữ “gần mực thì đen , gần đèn thì sáng” Khi sống gần những người xấu nếu tôi không có cảnh giác, đề phòng thì rất dễ bị lây nhiễm những tính hư tật xấu. Bài Tin mừng hôm nay, Chúa đã dựa vào hoàn cảnh cụ thể để giáo huấn các tông đồ; do thấy được việc làm của các biệt phái trong cuộc tranh luận về dấu lạ trên trời, Chúa đã Giêsu dạy các môn đệ bài học phải tỉnh thức và tránh những thói xấu của các biệt phái và Hê-rô-đê. Cũng chính là lời Chúa dùng để nhắc nhở tôi thức tỉnh và cảnh giác trước những gương xấu những cám dỗ đang diễn ra chung quanh tôi
Sống yêu thương tha thứ.
Lạy Chúa, xin cho con nhận ra rằng: chỉ khi nào con biết tha thứ cho anh em con thì con mới được tha thư. Amen.
THÁNH AĐRIANÔ
TỬ ĐẠO
(năm 300)
Không kể Nêrô, con người độc tài khát máu số một, thì Hoàng đế Mácximinô cũng nổi tiếng là một bạo vương. Ông rất ác cảm đối với người công giáo. Khi còn ở Nicômêđia ông đã hạ lệnh làm bản thống kê danh sách những giáo hữu kiên trung, để tiện bề truy nã. Ông bắt các quan chức phải thi hành triệt để sắc dụ. Tình hình trở nên đen tối. Người công giáo phải sống những ngày cùng quẫn, nhiều người phải ẩn trong hang súc vật, hay trong những hốc đá nơi rừng núi. Thêm vào đó một số người bội giáo tình nguyện làm gián điệp cho công an chính phủ, khiến tình trạng đã đen tối lại còn đen tối hơn.
Tuy có phần lo sợ cho tương lai, nhưng giáo hữu vẫn một lòng cậy trông Chúa để giữ vững đức tin. Một vài kẻ phản bội chối đạo đã làm cho đoàn người còn lại phải đau lòng xấu hổ, nhưng đối lại những gương tuyên xưng đức tin anh dũng của nhiều chiến sĩ đã thổi một luồng sinh khí can đảm vào tâm hồn các giáo hữu, khiến họ càng thêm phấn chấn dấn bước trên đường chiến đấu.
Chứng kiến lòng can đảm của người công giáo, nhiều dân ngoại đã trở lại đón nhận đức tin. Có những người đao phủ đã hành hạ tín hữu giờ đây lại vui lòng chịu chết vì Chúa Giêsu. Ađrianôââ là một trong những ngôi sao sáng đã dám hy sinh tính mạng để làm chứng cho đức tin, đã khước từ danh vọng phú quý đời này để lĩnh triều thiên tử đạo trên trời.
Trước đây Ađrianôââ là một thanh niên tuấn tú đứng trong hàng ngũ sĩ quan đệ nhất của Hoàng đế Maximinộ Ông đã dám hạ sát biết bao người Kitô hữu, nhưng sau cùng Ađrianôââ đã quay lại đường ngay nẻo chính, Chúa Giêsu đã chinh phục ông như đã chinh phục thánh Phaolô trên đường Đamas. Được tin sĩ quan Ađrianôââ trở lại đạo công giáo, Hoàng đế Maximinô hết sức nóng giận, vua ra lệnh gọi Ađrianôââ tới và nói:
- Ađrianôââ, ngươi đã điên rồi, ngươi lại muốn mất mạng một cách khốn nạn hay sao?
- Hạ thần không điên, nhưng trái lại chính vì bị coi là kẻ điên dại mà hạ thần được khôn ngoan.
- Nhà người nói gì? Hãy xin lỗi ta và hãy thú thực trước mọi người là nhà người đã nói nhầm. Ta sẵn sàng dung thứ cho ngươi.
- Thưa Hoàng đế! Hạ thần chỉ xin Thiên Chúa tha thứ cho mảnh đời quá khứ và những tội ác mà hạ thần đã phạm.
Trước lời nói đanh thép và cử chỉ đường hoàng của Ađrianôââ, Maximinô liền hạ lệnh trói và tống giam Ađrianôâậ Được tin chồng bị tống giam, Natalia than khóc và xé rách chiếc áo dài đang mặc. Nhưng khi hay tin Ađrianôââ bị tống giam và bị lăng nhục vì Chúa Giêsu thì bà lại vui mừng đến nỗi khóc được. Natalia vội chạy tới thăm chồng, bà quỳ xuống hôn dây xích mà Ađrianôââ đang mang và nói với chồng: Mình được diễm phúc chịu đau khổ vì tình yêu Chúa Giêsu, mình đã sung sướng tìm thấy kho tàng quý báu mà những vị tiền bối để lại. Mình hãy giao phó kho báu đó cho Chúa Giêsu, cha mẹ, vợ con, bằng hữu, danh vọng, phú quý cũng không thể giải phóng những linh hồn tội lỗi. Chỉ có những hành vi thánh thiện, mới có hiệu lực giải thoát được linh hồn. Vậy, mình đừng buồn vì từ nay có Chúa Giêsu luôn luôn ở bên cạnh. Hãy can đảm và kiên nhẫn tới cùng, đừng để cho danh vọng, phú quý, lời than khóc của cha mẹ, tiếng đe doạ của địch thù, hay lời phỉnh nịnh của bạn bè làm lung lạc tấm lòng vàng và lời hứa với Chúa Giêsu. Hãy kiên nhẫn và bắt chước các vị tử đạo tương lai đang cùng bị giam trong lao tù này, phần thưởng vĩnh cửu trên trời đang chờ đợi". Trước khi ra về, Natalia không quên đến chào các vị bị giam trong lao tù và xin họ khuyến khích bạn mình hăng hái làm chứng cho đức tin. Bà xin bạn mình báo cho biết ngày xử để đến chứng kiến cuộc tử đạo. Vài hôm sau, Ađrianôâ được tin ngày xử án sắp tới, ông đưa tiền xin phép viên cai ngục cho về nhà để báo tin cho Natalia biết ngày bị kết án. Ađrianô chưa về tới nhà thì Natalia đã được tin sai lạc rằng chồng bà đã từ bỏ Chúa Giêsu và đang trở về nhà. Natalia buồn rầu vô cùng và tức giận con người đã thất ước. Khi trông thấy từ đằng xa Ađrianô đang về, bà liền đóng chặt cửa và thét lên: "Hỡi con người bất trung, tại sao lại bỏ dở công việc đang làm? Tại sao lại bỏ những vị thánh cùng sống trong lao tù? Tại sao lại tẩu thoát khi giáp chiến và đầu hàng quân thù? Sống giữa những người công giáo, tôi xấu hổ biết bao !"
Ađrianô đứng ngoài cửa nói: "Hãy mở cửa cho tôi vào, tôi về báo tin cho mình biết ngày xử án của tôi, để mình đến chứng kiến. Tôi về đây không phải vì trốn tránh đau khổ, hay đã tế thần. Kìa Natalia hãy mở cửa cho tôi đi rồi chúng ta cùng ra đi ".
Vừa nghe nói, Natalia liền mở cửa ôm chầm lấy chồng rồi hai người vui sướng ra đi. Ađrianôâ hăng hái trở lại trại giam, nhưng còn sợ sau khi được diễm phúc tử đạo, chính quyền sẽ tịch thu tài sản và lo người vợ hiền của mình phải sống bơ vơ túng thiếu. Natalia nói: "Ađrianô chí ái, mình đừng nghĩ đến của phù vân đời này kẻo nó làm mủi lòng thối chí, hãy nghĩ tới phần thưởng vĩnh cửu mà Chúa sẽ ban cho. Chết vì Chúa Giêsu mình sẽ được hưởng tài sản vĩnh cửu trên trời ".
Ngày xử án đã tới, người ta dẫn Ađrianô và 23 tù nhân khác đến trước mặt bạo vương Maximinô. Với một giọng êm dịu, bạo vương nói với Ađrianô:
- Bây giờ nhà ngươi còn điên nữa không?
- Tôi sẵn sàng điên để đổ máu, để tận hiến đời tôi cho Chúa Giêsu.
Maximinô thấy Ađrianô vẫn khăng khăng giữ vững lập trường, liền hạ lệnh cho bốn người đao phủ khỏe mạnh nhất hành hung ông. Đang khi đó, nàng Natalia đến xin các linh mục cầu nguyện cho bạn mình được ơn kiên nhẫn tới cùng. Sau những làn roi tới tấp và những quả đấm thôi sơn thi nhau hành hạ thánh nhân, Maximinô dịu giọng nói:
- Ađrianô thân mến, ta đau lòng khi thấy nhà ngươi có can đảm và tuấn vĩ như vậy mà phải đau khổ. Nhà ngươi phải đắn đo cho kỹ, hãy thờ phượng các thần minh, không những ngươi sẽ được trả lại tự do mà ta còn tái phong cho ngươi làm đệ nhất sĩ quan trong triều đình. Ngươi là một thanh niên tuấn tú, xuất thân từ một gia đình quý tộc, ngươi xứng đáng đảm nhiệm những chức vụ cao cả. Ngươi hãy xem, biết bao nhiêu người đang đặt cao vọng vào ngươi người ta sẽ đau khổ biết bao, khi thấy ngươi phải gian truân khổ cực như thế này!
- Muôn tâu Hoàng đế, Hoàng đế có một nhận thức xác đáng về quê hương, dân tộc và tổ tiên tôi; nhưng thưa Hoàng đế, nếu Hoàng đế biết được sự phong phú mà các thánh được hưởng trên trời thì chắc chắn Hoàng đế phải ngã quỵ dưới chân các thánh.
Nghe nói vậy, Maximinô tức điên người liền hạ lệnh đánh lòi ruột thánh nhân, rồi tống giam trong lao tù. Natalia đến yên ủi chồng: "Tôi vui mừng biết bao nếu thấy mình chết vì Chúa Giêsu, Đấng đã chịu tử hình trước tiên để cứu chúng ta". Cũng từ đó Natalia thường vào nhà giam để băng bó vết thương cho chồng. Thấy Natalia thường lui tới ngục thất thăm chồng, Hoàng đế Maximinô hạ lệnh cấm không cho bà vào nữa.
Bị cấm không được vào thăm nom và khích lệ chồng, Natalia rất buồn rầu. Nhưng lúc cấp bách thường lại hay tìm được diệu kế. Bà đã cải trang với những mớ tóc dài, và với lối trang phục khác để dễ lọt được vào trại giam. Vì thấy lòng tin của giáo dân càng ngày càng mạnh, nên bạo vương Maximinô hạ lệnh cho đao phủ lấy rìu chặt đứt chân tay tất cả những người trong trại giam muốn tuyên xưng đức tin công giáo. Natalia lo sợ cho chồng không chịu nổi thử thách phũ phàng kia, nên khi đến lượt chồng bà bị hành hạ, bà luôn đứng bên cạnh để uỷ lạo chồng thêm can đảm. Những nhát rìu phũ phàng tới tấp rơi xuống chặt đứt chân tay Ađrianôââ đồng thời kết liễu đời người chiến sĩ của Chúa Kitô. Hôm đó nhằm ngày 04-03 năm 300. Cùng với Ađrianôââ có 23 chiến sĩ khác cũng đã bỏ mình và được phúc tử đạo trong ngày đó.
Vì sợ người ta kính thi thể các vị tử đạo, Maximinô truyền thiêu huỷ hết các thi thể đó. Nhưng vì ý Chúa nhiệm mầu không muốn để xác các ngài phải tan tành ra mây khói. Người đã khiến giông tố sấm chớp nổi lên ầm ầm, đồng thời một cuộc động đất kinh khủng xảy ra. Mọi người đều hoảng sợ chạy trốn. Đang khi đó, bà Natalia và mấy người đạo đức khác đã có thể di chuyển thi hài các vị tử đạo xuống tầu đi Côntantinôpôli. Riêng bà Natalia vẫn giữ lại được bàn tay của chồng, và vui sướng đem về bọc vải quý và gối đầu giường coi như một bảo vật vậy.
Sau một thời gian quan cận thần thấy Natalia là người có nết na và sắc đẹp quyến rũ nên đem lòng yêu bà. Một ngày kia quan đến ngỏ ý với bà Natalia, bà không dám khước từ ngay nhưng xin nghĩ lại ba ngày lấy cớ là phải báo tin cho bạn bè biết. Sau đó bà xin Chúa cho mình được gửi nắm xương tàn bên người bạn trăm năm của mình ở Côntantinôpôli. Rồi một đêm, trong khi Natalia đang thiêm thiếp giấc điệp thì một vị tử đạo hiện đến nói với bà:
"Bằng an cho bà! … Bà hãy xuống tầu đi Côntantinôpôli. Cha muốn cứu giúp bà khỏi cơn gian nguy này ". Sáng hôm sau, Natalia vôïi xuống tầu đi. Khi tầu cập bến, bà vội vàng chạy đến viếng thi thể các vị tử đạo, và đặt bàn tay của thánh Ađrianô trên thi thể của thánh nhân. Bà trở về phòng và ngủ giấc ngàn thu, trút linh hồn trong tay Chúa, đúng như lòng mong muốn là được chết bên người yêu.
Gương thánh Ađrianôââ để lại cho chúng ta soi thật sáng ngời. Ngài là một sĩ quan anh dũng đã biết hy sinh danh vọng và phú quí đời này để mua lấy hạnh phúc vĩnh cửu đời sau. Hơn ai hết, ngài đã thừa hiểu lời sách gương phúc:
"Hư vô, vạn sự đều hư vô, trừ yêu Chúa và phụng sự một mình Người ".
Những Tác Phẩm Ðể Ðời
Nguyện đường Sixtina trong nội thành Vatican đã được Ðức Giáo Hoàng Sixto thứ 4 cho xây cất vào cuối thế kỷ thứ 15. Không những là nơi các vị Hồng Y tụ tập để bầu Giáo Hoàng hay còn là nơi để tổ chức những buổi họp quan trọng khác có tính chất thượng đỉnh, nguyện đường Sixtina còn là một bảo tàng viện với những tác phẩm nghệ thuật bất hủ, nhất là những bức bích họa của Michelangelọ
Bất cứ du khách nào đến Roma cũng tìm đủ mọi cách để được một lần chiêm ngắm các bức tranh được vẽ trên tường và trên trần nhà này. Người thưởng lãm không những chỉ ngắm nghía dưới khía cạnh lịch sử, nghệ thuật, văn hóa, nhưng còn để hồn hòa nhập vào niềm tin sâu sắc của nhà nghệ sỹ. Thật thế, tất cả những bức tranh mà Michelangelo đã thực hiện trong nhà nguyện Sixtina đều được cảm hứng từ Kinh thánh.
Nhà danh họa của chúng ta đã phải nằm ngửa trên một giàn gỗ hướng mặt về trần bản ròng rã không biết bao nhiêu năm tháng. Nóng lòng chờ đợi các tác phẩm của ông, ngày kia, đức Sixto đã to tiếng hỏi vọng lên từ dưới đất: "Michelangelo, chừng nào ông mới hoàn thành công việc?". Từ trên giàn gỗ, nhà danh họa đáp lại: "Chừng nào con có thể!". Vị Giáo Hoàng dường như mất hết kiên nhẫn: "Thế ông có biết là ông đã bắt đầu mấy năm rồi chưa? Thế mà tôi vẫn chưa thấy gì hết...". Một cách điềm tĩnh, Michelangelo trả lời: "Thưa Ðức Thánh Cha, con không làm việc cho đời tạm này, mà cho đời sau....".
Có những bản nhạc, có những tác phẩm văn chương, có những công trình kiến trúc đã trở thành bất hủ. Nghĩa là, qua dòng thời gian, người ta sẽ không bao giờ quên được những kiệt tác ấy. Nhiều khi chính tác giả của những công trình bất hủ ấy không bao giờ dám nghĩ đến sự trường tồn của tên tuổi mình như thế.
Danh họa và điêu khắc gia Michelangelo đã tiên đoán về những tác phẩm của mình. Quả thực, ông đã để lại muôn thế hệ tên tuổi của ông qua các sáng tác của ông. Tượng Pieta, tượng Maisen, tượng David và các bức bích họa trong nguyện đường Sixtina sẽ không bao giờ mai một với thời gian.
Tuy nhiên, cái bất hủ nơi con người chỉ là một cái bóng mờ đối với cái vĩnh cửu nơi Thiên Chúa. Một cuộc chiến tranh tàn phá, một thiên tai vùi dập: tất cả mọi tên tuổi và dấu vết của con người cũng đều tan biến. Duy chỉ có những gì được xây dựng trên nền tảng của Vĩnh Cửu mới được trường tồn.
Thiên Chúa không tạo dựng tất cả mọi người đều là thiên tài để ai cũng có thể để lại cho hậu thế danh thơm tiếng tốt của mình. Tuy nhiên, tất cả mọi người đều được tạo dựng như một kiệt tác của vũ trụ. Kiệt tác đó sẽ mãi mãi đi vào Vĩnh Cửu của Thiên Chúa. Nhưng mỗi đời người là một công trình cho vĩnh cửu. Mỗi một việc làm vô danh và nhỏ bé nhất cũng đều mang một giá trị vĩnh cửụ