Một thị trấn nhỏ ở phía tây Ba Lan hôm qua đã hoàn tất việc dựng một bức tượng Chúa được cho là lớn nhất thế giới.
Bức tượng Chúa Giêsu sừng sững với 2 cánh tay dang rộng và mũ miện vàng đã được dựng lên tại thị trấn nhỏ Swiebodzin, kết thúc quá trình thi công kéo dài suốt 5 năm.
Các phần cuối cùng bao gồm phần thân, cánh tay và đầu cùng mũ miện đã được lắp đặt vào bức tượng Chúa hôm 6/11. Công việc này ban đầu dự kiến hoàn thành hôm 5/11 nhưng bị hoãn lại vì gió mạnh.
Trước đó 2 tuần, một nỗ lực tương tự đã thất bại vì chiếc cần trục nặng 400 tấn không nâng nổi phần đầu và cánh tay của bức tượng vào đúng vị trí. Thay vào đó, người ta đã phải điều tới công trình chiếc cần trục nặng 700 tấn.
Thị trấn Swiebodzin, nằm gần biên giới với Đức, hi vọng bức tượng khổng lồ sẽ thu hút khách du lịch và trở nên nổi tiếng giống tượng Chúa cứu thế khổng lồ vốn trở thành biểu tượng của thành phố Rio de Janeiro, Brazil
Tượng Chúa Giêsu tại Ba Lan cao 33m. Nhưng tính cả phần bệ cao 16m và vương miện cao 2m, chiều cao tổng thể của toàn bộ công trình là 51m. Tượng nặng khoảng 440 tấn.
Thị trưởng thị trấn Swiebodzin, ông Dariusz Bekisz, khẳng định đây là bức tượng Chúa lớn nhất thế giới.
Tượng Chúa Giêsu ở Swiebodzin được cho là không chỉ “vượt mặt” tượng Chúa cứu thế, cao tổng cộng 39,6m tính cả đế, mà còn đánh bại bức tượng Chúa Giêsu khổng lồ ở Cochabamba, Bolivia, cao 40,44m.
Ngày khánh thành chính thức của bức tượng hiện chưa được công bố nhưng các nguồn tin báo chí trước đó nói rằng buổi lễ sẽ diễn ra vào ngày 21/11.
Chi phí cho toàn bộ dự án được ước tính lên tới 1,5 triệu USD và số tiền này được quyên góp thông qua các khoản tài trợ cá nhân.
Bức tượng là ý tưởng của một linh mục địa phương, Sylwester Zawadzki, 78 tuổi. Kế hoạch dựng tượng đã gây chia rẽ tại Ba Lan. Những người phản đối dự án cáo buộc linh mục Zawadzki mắc chứng hoang tưởng tự đại.
Tuy nhiên, nhiều người dân tại Swiebodzin lại hoan nghênh dự án, cho rằng bức tượng sẽ thu hút người hành hương tới thị trấn. Họ cũng tin rằng bức tượng sẽ đưa thị trấn nhỏ với 22.000 dân có mặt trên bản đồ du lịch thế giới và giúp thúc đẩy du lịch, mang lại nguồn thu cho thị trấn nhằm tu bổ các tòa nhà cổ ở trung tâm thị trấn.
Bức tượng nằm cách biên giới Đức-Ba Lan 50km và có thể được nhìn thấy từ đường quốc lộ A2 nối 2 thủ đô Warsaw và Berlin.
Việc đặt các phần còn lại vào bức tượng đã diễn ra thành công
Đông đảo người dân địa phương tới xem quá trình đặt tượng.
Người dân vỗ tay khi việc dựng lượng hoàn tất.
Các phần cuối cùng bao gồm phần thân, cánh tay và đầu cùng mũ miện đã được lắp đặt vào bức tượng Chúa hôm 6/11. Công việc này ban đầu dự kiến hoàn thành hôm 5/11 nhưng bị hoãn lại vì gió mạnh.
Trước đó 2 tuần, một nỗ lực tương tự đã thất bại vì chiếc cần trục nặng 400 tấn không nâng nổi phần đầu và cánh tay của bức tượng vào đúng vị trí. Thay vào đó, người ta đã phải điều tới công trình chiếc cần trục nặng 700 tấn.
Thị trấn Swiebodzin, nằm gần biên giới với Đức, hi vọng bức tượng khổng lồ sẽ thu hút khách du lịch và trở nên nổi tiếng giống tượng Chúa cứu thế khổng lồ vốn trở thành biểu tượng của thành phố Rio de Janeiro, Brazil
Tượng Chúa Giêsu tại Ba Lan cao 33m. Nhưng tính cả phần bệ cao 16m và vương miện cao 2m, chiều cao tổng thể của toàn bộ công trình là 51m. Tượng nặng khoảng 440 tấn.
Thị trưởng thị trấn Swiebodzin, ông Dariusz Bekisz, khẳng định đây là bức tượng Chúa lớn nhất thế giới.
Tượng Chúa Giêsu ở Swiebodzin được cho là không chỉ “vượt mặt” tượng Chúa cứu thế, cao tổng cộng 39,6m tính cả đế, mà còn đánh bại bức tượng Chúa Giêsu khổng lồ ở Cochabamba, Bolivia, cao 40,44m.
Ngày khánh thành chính thức của bức tượng hiện chưa được công bố nhưng các nguồn tin báo chí trước đó nói rằng buổi lễ sẽ diễn ra vào ngày 21/11.
Chi phí cho toàn bộ dự án được ước tính lên tới 1,5 triệu USD và số tiền này được quyên góp thông qua các khoản tài trợ cá nhân.
Bức tượng là ý tưởng của một linh mục địa phương, Sylwester Zawadzki, 78 tuổi. Kế hoạch dựng tượng đã gây chia rẽ tại Ba Lan. Những người phản đối dự án cáo buộc linh mục Zawadzki mắc chứng hoang tưởng tự đại.
Tuy nhiên, nhiều người dân tại Swiebodzin lại hoan nghênh dự án, cho rằng bức tượng sẽ thu hút người hành hương tới thị trấn. Họ cũng tin rằng bức tượng sẽ đưa thị trấn nhỏ với 22.000 dân có mặt trên bản đồ du lịch thế giới và giúp thúc đẩy du lịch, mang lại nguồn thu cho thị trấn nhằm tu bổ các tòa nhà cổ ở trung tâm thị trấn.
Bức tượng nằm cách biên giới Đức-Ba Lan 50km và có thể được nhìn thấy từ đường quốc lộ A2 nối 2 thủ đô Warsaw và Berlin.
Việc đặt các phần còn lại vào bức tượng đã diễn ra thành công
Đông đảo người dân địa phương tới xem quá trình đặt tượng.
Người dân vỗ tay khi việc dựng lượng hoàn tất.
Các con thân mến, các người trẻ thân mến,
Cha rất vui được gặp các con cùng với gia đình, các thầy cô và các thân hữu của đại gia đình Các Trường học của Dòng Tên ở Ý và Albanie. Cha thân tình chào các con! Cùng với tất cả các con, cha cảm thấy mình thật sự ở trong một “gia đình”. Một sự trùng hợp đặc biệt làm tăng niềm vui của chúng ta, hôm nay là ngày trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Trước hết, cha muốn nói về Thánh I-Nhã, nhà sáng lập của chúng ta. Vào mùa thu năm 1537, khi về Rôma cùng với một nhóm các bạn đầu tiên của ngài, ngài đã tự hỏi: nếu có ai hỏi chúng ta là ai thì chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Lẽ tự nhiên chúng ta sẽ trả lời: “Chúng tôi là ‘Bạn đồng hành của Chúa Giêsu’”! (Fontes Narrativi Societas Iesu, vol. 1, pp. 320-322). Một tên mang tính đòi hỏi cao, một tên nói lên mình có quan hệ bằng hữu rất chặt chẽ, có một tình thương tận hiến cho Chúa Giêsu nên mới đi theo bước chân của Ngài. Vì sao cha kể chuyện này cho các con nghe? Vì thánh I-Nhã và các bạn đồng hành của ngài hiểu Chúa Giêsu đã dạy họ cách sống, làm sao để cuộc sống của mình mang một ý nghĩa sâu đậm, cho mình nhiệt huyết, niềm vui và hy vọng; họ đã hiểu Chúa Giêsu là bậc thầy vĩ đại cho cuộc đời họ, là một gương mẫu sống chứ không phải chỉ là người dạy bảo họ, và Chúa Giêsu mời gọi họ đi theo Ngài trên con đường này.
Các bạn trẻ thân mến, nếu bây giờ cha hỏi các con: vì sao các con đến trường? Chắc chắn sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau tùy theo cảm tính của từng người. Nhưng cha nghĩ, người ta có thể tóm lại, đại ý nhà trường là một trong những nơi giáo dục, ở đó mình học sống để lớn lên, mình trở thành những người đàn ông, đàn bà trưởng thành, chín chắn, có thể đi trên tiến trình của cuộc sống. Nhà trường giúp chúng con lớn lên như thế nào? Nhà trường không những chỉ giúp chúng con phát triển về mặt trí tuệ nhưng còn đào tạo chúng con thành con người toàn diện trong tất cả các khía cạnh nhân cách của mình.
Theo những gì Thánh I-Nhã dạy chúng ta ở trường học, yếu tố chính là học để thành người đại lượng. Tính đại lượng: đức tính của điều lớn và điều nhỏ (Non coerceri maximo contineri minimo, divinum est) làm cho chúng ta lúc nào cũng nhìn về phía có chân trời. Đại lượng có nghĩa là gì? Có nghĩa là có một tâm hồn cao thượng, luôn luôn thách thức với những ý tưởng lớn, ước mong thực hiện được những điều cao cả để đáp ứng với những gì Chúa đòi hỏi ở chúng ta và để làm được như vậy, mỗi ngày chúng ta hoàn tất công việc của ngày đó, các sinh hoạt hàng ngày, các cam kết, các gặp gỡ với người khác; làm những chuyện nhỏ hàng ngày với một quả tim đại lượng mở lòng ra cho Chúa và cho người khác. Điều quan trọng là phải chú tâm để đào tạo con người theo lòng đại lượng. Trường học không phải chỉ là nơi giúp các con phát triển trí tuệ nhưng còn giúp chúng con phát triển được nhân tính. Và cha nghĩ các trường của Dòng Tên đặc biệt chú tâm đến việc phát triển các đức hạnh nhân bản: tính trung thực, tính trung tín, lòng tôn trọng, sự dấn thân.
Cha muốn nói đến hai giá trị nền tảng: tự do và phục vụ.
Trước hết: hãy là những người tự do! Điều này có nghĩa là gì? Có thể các con nghĩ tự do là làm những gì mình muốn hay phiêu lưu trong những lãnh vực thái quá để cảm thấy mình có cảm giác say sưa, để thắng nhàm chán. Nhưng điều đó không có nghĩa tự do. Tự do có nghĩa là biết suy nghĩ về những điều mình làm, biết lượng định cái gì tốt, cái gì xấu, đâu là cách đối xử để lớn lên, có nghĩa là luôn luôn tốt. Chúng ta tự do là để làm điều tốt. Và trong nghĩa này, các con đừng sợ đi ngược dòng, và đi ngược dòng không phải là chuyện dễ! Tự do để luôn luôn chọn điều tốt để làm thì rất đòi hỏi, nhưng nó sẽ làm cho các con trở thành người can đảm, biết đối diện với cuộc đời, thành những người can đảm và kiên nhẫn (parresia et ypomoné).
Sau đó là phục vụ. Ở trường, các con tham gia vào các sinh hoạt khác nhau để tập cho các con quen với tiếp xúc, không thu mình lại hoặc chỉ quan tâm đến thế giới nhỏ bé của mình nhưng là để mở lòng ra với người khác, đặc biệt là với người nghèo, người thiếu thốn, làm việc để cải thiện nơi mình sống. Các con hãy là những người cùng với người khác và cho người khác, những chiến sĩ đích thực phục vụ cho người khác.
Để là những người có lòng đại lượng với tâm hồn có tự do nội tại, với tinh thần phục vụ, chúng con cần được đào tạo về mặt thiêng liêng. Các con, các người trẻ thân mến, các con phải luôn luôn yêu mến Chúa Giêsu Kitô nhiều hơn! Cuộc sống của chúng ta là lời đáp trả cho tiếng gọi này và các con sẽ hạnh phúc, các con sẽ xây dựng tốt đời sống của mình nếu các con biết đáp trả lại tiếng gọi này. Các con hãy cảm nhận có sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống của các con. Ngài gần với mỗi người chúng ta như bạn đồng hành, như người bạn biết thương mình, hiểu mình, khuyến khích mình trong những lúc khó khăn và không bao giờ bỏ mình. Trong lời cầu nguyện, trong đối thoại với Ngài, trong việc đọc Thánh Kinh, các con sẽ khám phá Ngài thật sự rất gần với các con. Và các con cũng học để đọc dấu hiệu của Chúa trong cuộc sống của mình. Ngài luôn luôn nói với mình qua các sự kiện trong thời gian, trong cuộc sống của mỗi người chúng ta; về phần chúng ta, chúng ta phải biết lắng nghe Ngài.
Cha không muốn nói dông dài, nhưng cha muốn nói một điều đặc biệt với các thầy cô, với các tu sĩ Dòng Tên, các nhà giáo, các nhân viên nhà trường và các phụ huynh. Xin quý vị đừng nản chí khi đứng trước các khó khăn mà thách thức của giáo dục đòi hỏi! Giáo dục không phải là một cái nghề nhưng một thái độ, một lối sống; để giáo dục, phải đi ra khỏi mình, phải ở cùng với các người trẻ, đi theo họ trong các giai đoạn tăng trưởng của họ bằng cách ở bên cạnh họ. Cho họ niềm vui hy vọng, tính lạc quan để họ hành trình trên đường đời. Dạy cho họ nhìn cái đẹp, cái tốt nơi cộng trình tạo dựng và nơi con người, luôn luôn giữ dấu ấn của Đấng Tạo Dựng. Nhưng trên hết, qua cuộc sống của mình, hãy là chứng nhân cho những gì mình trao đổi với học sinh. Một nhà giáo – tu sĩ Dòng Tên, cô thầy, nhân viên nhà trường, phụ huynh – trao truyền các hiểu biết, các giá trị qua lời của mình nhưng lời của họ sẽ có ảnh hưởng trên học sinh nếu kèm theo đó là chứng tá của họ qua cuộc sống nhất quán của họ. Không nhất quán thì không thể giáo dục được!
Các bạn là nhà giáo và trong lãnh vực này không có chuyện ủy quyền. Hợp tác trong tinh thần hiệp nhất và cộng đồng giữa các thành viên khác nhau trong lãnh vực giáo dục là điều cần thiết và cần được hỗ trợ, nuôi dưỡng. Trường học có thể và phải phục vụ như chất xúc tác, nơi gặp gỡ, nơi hội tụ trọn vẹn của cộng đồng giáo dục trong mục đích duy nhất là đào tạo, giúp đỡ để lớn lên, trở thành người chín chắn, đơn giản, trung thực, có hiệu năng, biết yêu thương với lòng trung tín, biết sống đời mình như lời đáp trả với ơn gọi của Chúa và nghề nghiệp tương lai của mình sẽ giúp mình phục vụ xã hội. Tôi cũng muốn nói với các tu sĩ Dòng Tên, điều quan trọng là nuôi dưỡng sự dấn thân của mình trong lãnh vực giáo dục. Các trường học là dụng cụ quý báu để mang đến phần đóng góp của mình cho con đường của Giáo hội, cho toàn xã hội. Hơn nữa, lãnh vực giáo dục không chỉ giới hạn vào các trường theo quy cũ. Hãy can đảm đi tìm những hình thức mới của giáo dục không theo quy ước với “những cần thiết của nơi chốn, thời gian và con người”.
Cuối cùng, cha xin chào tất cả các cựu học sinh hiện diện ở đây, các đại diện của các trường học nước Ý thuộc Réseau de Fe y Alegria, mà cha đã biết công việc của họ đã làm ở Nam Mỹ, đặc biệt là với những người nghèo nhất.
Cha cũng đặc biệt chào đại diện Trường Albanais, Scutari, sau nhiều năm tháng các cơ sở tôn giáo bị chèn ép đã hoạt động lại từ năm 1994, đã đón tiếp và dạy dỗ các học sinh Công giáo, Chính thống, Hồi giáo và một số học sinh trong các gia đình không có đạo. Như thế, trường học cũng là nơi đối thoại, nơi va chạm để cổ động cho tinh thần tôn trọng, lắng nghe, bằng hữu và hợp tác.
Các bạn thân mến, tôi xin cám ơn các bạn về cuộc gặp gỡ này. Xin Đức Mẹ cầu bàu cho chúng ta và tôi xin ban phép lành cho các bạn: Xin Chúa luôn luôn ở bên cạnh các bạn, nâng đỡ bạn khi bạn té và giúp các bạn được chín chắn trong các lựa chọn luôn luôn cao hơn của mình “con grande ánimo y liberalidad” với tấm lòng đại lượng.
Để vinh quang Chúc được rạng hơn.
Ad Maiorem Dei Gloriam.
Marta An Nguyễn dịch