Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho các nạn nhân trong trận hỏa hoạn tại một bệnh viện Hàn Quốc

Filled under:


Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp bày tỏ sự gần gũi và lời cầu nguyện của ngài cho những người bị ảnh hưởng bởi trận hỏa hoạn tại một bệnh viện Hàn Quốc, trong đó có ít nhất 37 bệnh nhân tử vong.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ tình liên đới và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho các nạn nhân và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi vụ hỏa hoạn bi thảm ở một bệnh viện ở Hàn Quốc đã giết chết ít nhất 37 người và làm bị thương nhiều người khác.

Trong một bức điện tín được Đức Hồng Y Hồng Y Pietro Parolin, gởi thay mặt cho ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài rất buồn khi biết tin về những thiệt hại nhân mạng và con số đông đảo những người bị thương trong vụ hỏa hoạn tại bệnh viện Sejong, ở thành phố Miryang.

Ngài bày tỏ tình liên đới chân thành với tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi bi kịch này và cho biết ngài đang cầu nguyện đặc biệt cho linh hồn những người quá cố và ơn chữa lành tinh thần và thể xác cho những người bị thương.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã lên tiếng ca ngợi các cơ quan dân sự và các nhân viên cấp cứu khi họ anh dũng giúp đỡ các nạn nhân của thảm họa này, và trên hết ngài cầu nguyện xin Chúa gìn giữ họ, tăng cường sức mạnh và an ủi họ.

Ngọn lửa được tin là đã bắt đầu ở phòng cấp cứu tại bệnh viện Sejong phía đông nam thành phố Miryang.

Gần 200 bệnh nhân đa số là những người lớn tuổi đang ở bên trong tòa nhà và nhà dưỡng lão bên cạnh khi ngọn lửa bùng phát vào buổi sáng ngày thứ Bẩy 27 tháng Giêng.


Đức Thánh Cha viếng thăm đền thờ Thánh Sofia của người Công Giáo Đông phương Ukrain


Lúc 4h chiều Chúa Nhật 28 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm đền thờ Thánh Sofia của người Công Giáo Đông phương Ukraine tại Rôma.

Đền thờ Thánh Sofia là một tiểu Vương Cung Thánh Đường, được xây dựng vào năm 1963, và được Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục thánh hiến năm 1969. Đức Thánh Cha Phanxicô là vị giáo hoàng thứ ba viếng thăm đền thờ này. Trước ngài, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã đến thăm đền thờ này vào năm 1984.

Nhà thờ được mô phỏng theo thiết kế của các nhà thờ Ukraine thời Trung cổ ở Kiev, và hiện là nơi thờ phượng của khoảng 14,000 người Ukraine sống trong giáo phận Rôma.

Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine là Giáo Hội Công Giáo tự trị lớn nhất, trong số các Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh.

Sau lời chào mừng ngài của Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, là Tổng Giám Mục Kiev, và cũng là nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine, Đức Thánh Cha đã có một diễn từ trong đó ngài nhắc đến các gương sáng của Đức Hồng Y Josyp Slipyi, Đức Tổng Giám Mục Stephane Czmil, và Đức Hồng Y Lubomyr Husar.

Đức Thánh Cha cũng đã đến viếng và cầu nguyện tại ngôi mộ của Đức Tổng Giám Mục Stephane Czmil. Ngài mô tả Đức Tổng Giám Mục là “một người đã làm cho tôi biết bao điều tốt đẹp”, và giải thích rằng khi còn là một cậu bé ở Á Căn Đình, vị Tổng Giám Mục đã dạy ngài “phục vụ bàn thờ trong các Thánh Lễ, đọc bảng chữ cái của anh chị em, và từ ngài tôi đã học được vẻ đẹp trong phụng vụ của anh chị em, những câu chuyện về chứng tá sống động của bao nhiêu chứng nhân đức tin đã được thử thách và tôi luyện trong cuộc bách hại vô thần tồi tệ nhất trong thế kỷ vừa qua “.

Trong bài diễn văn của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói đến cuộc xung đột ở Ukraine và nỗi đau của người dân ở đó. Ngài nói: “Tôi hiện diện ở đây hôm nay để nói với tất cả những người Ukraine là tôi gần gũi với các bạn: gần gũi trong trái tim tôi, trong những lời cầu nguyện của tôi và khi cử hành Thánh Lễ.”

Sau đó ngài cầu nguyện xin Chúa cho vũ khí chiến tranh bị câm nín.

Đức Thánh Cha cũng ca ngợi nhiều phụ nữ Ukraine có đức tin, lòng dũng cảm và lòng bác ái. Ngài nói “Các bạn rất quý giá và các bạn đang mang đến lời tuyên xưng Thiên Chúa cho các gia đình Ý.”



Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến toà Thượng Thẩm Rota

WHĐ (31.01.2018) – Sáng 29-1-2018, nhân dịp khai mạc Năm tư pháp mới của Giáo hội, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến các thẩm phán, luật sư của toà Thượng Thẩm Rota ở Roma. Trong dịp này, Đức Thánh Cha nhắc lại tầm quan trọng của việc chuẩn bị hôn nhân và nhấn mạnh đến vai trò trọng yếu của lương tâm.
Đức Thánh Cha nói: “Lương tâm đóng vai trò quyết định trong những lựa chọn quan trọng mà những người sắp kết hôn phải đối mặt” khi dấn thân vào đời sống hôn nhân. Ngày nay lương tâm của họ thường bị “điều kiện hoá”: “Làm sao để cứu người trẻ khỏi những ồn ào huyên náo của cái phù du, vốn chỉ đưa họ đến chỗ từ chối dấn thân cách vững bền và tích cực cho điều thiện hảo của cá nhân cũng như cộng đoàn?” Đức Thánh Cha đặt câu hỏi, đồng thời  nhấn mạnh tính cấp bách của việc huấn luyện cho họ biết “xây dựng và gìn giữ ngôi đền thâm sâu của lương tâm con người.
Một kinh nghiệm sống đức tin, đức cậy và đức ái liên lỉ lại càng cần thiết hơn để giúp người trẻ có thể quyết định, với một lương tâm chắc chắn và lành mạnh, bước vào đời sống hôn nhân để mở ra cho cuộc sống là niềm vui lớn lao cho Thiên Chúa, cho Giáo hội và cho nhân loại.
Một chương trình huấn luyện “lâu dài và khó khăn”
Đức Thánh Cha nói thêm: Công cuộc huấn luyện này, lâu dài và khó khăndựa trên “mối tương quan cần thiết giữa “việc trung thành với Huấn quyền và sự quan tâm cấp bách của Giáo hội đối với các tiến trình tâm lý và đạo đức của tất cả những ai được kêu gọi sống đời hôn nhân.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh, mối quan tâm đến “lĩnh vực thiêng liêng của lương tâm các tín hữu là trng tâm của công việc của các thẩm phán và luật sư của Toà Thượng Thẩm Rota, những người có trách nhiệm phân định tính vô hiệu của một cuộc hôn nhân, đồng thời nhắc nhở họ rằng theo nghĩa này họ đang thi hành “thừa tác vụ đem lại bình an cho lương tâm.
Đức Thánh Cha cảnh báo: Sự liên kết chặt chẽ giữa lĩnh vực lương tâm và lĩnh vực của các vụ xử hôn phối mà anh em thi hành hng ngày, đòi hỏi phải tránh đừng để việc thi hành công lý chỉ còn là một nhiệm vụ thuần túy bàn giấyNếu các toà án giáo hội rơi vào cám dỗ này, đó là phản bội lương tâm Kitô giáoNgài nhấn mạnh thêm: “Chúng ta đừng để cho lương tâm của các tín hữu đang gặp khó khăn trong đời sống hôn nhân khép lại với con đường của ân sủng.
Đức Thánh Cha cũng nhắc lại việc ban hành hai Tự sắc (Mitis Iudex Dominus Iesus và Mitis et misericors Iesus) vào tháng Chín 2015, nhằm đẩy nhanh tiến trình và tạo sự dễ dàng hơn trong thủ tục của t án về các vụ án cứu xét tính vô hiệu của hôn nhâncũng như vai trò chính của Đức giám mục giáo phận, đích thân ngài là “thẩm phán duy nhất” trong thủ tục vắn tắt của các vụ án hôn phối.
Khi tuyên bố một cuộc hôn nhân vô hiệu, Giáo hội nhận định rằng bí tích đã không được cử hành một cách có hiệu lực, do đó cuộc hôn nhân ấy chưa từng tồn tại, chứ không đặt vấn đề rằng một cuộc hôn nhân luôn là bất khả phân ly nên không thể hủy bỏ. Lời tuyên bố hôn nhân vô hiệu cho phép đôi vợ chồng được tái hôn theo phép đạo, trong khi Giáo hội không chấp nhận việc ly dị và coi việc tái hôn dân sự là không chung thủy với người chồng/vợ thật sự.
(Theo La Croix)