Sứ thần Tòa Thánh tại Chí Lợi, là Đức Tổng Giám Mục Ivo Scapolo, đã bước lên máy bay để chào đón Đức Thánh Cha. Ra đón Đức Thánh Cha tại chân thang máy bay có Tổng thống Michelle Bachelet, Đức Hồng Y Ricardo Ezzati, là Tổng giám mục Santiago, và Đức Cha Santiago Silva, là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Chí Lợi
Sau buổi lễ đơn sơ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã rời lễ đài để đích thân chào thăm một số người ra đón ngài. Sau đó, ngài lên xe đến giáo xứ San Luis Beltrán.
Tại đây hàng trăm cư dân của quận Pudahuel đã chờ đợi ngài từ buổi chiều, và chào đón Đức Thánh Cha với đầy cảm xúc. Cùng với Đức Hồng Y Ricardo Ezzati và Cha Julio Larrondo, Đức Giáo Hoàng đã đến cầu nguyện tại ngôi mộ của Đức Cha Enrique Alvear, người được gọi là “Giám mục của Người nghèo”, và tiến trình phong Chân Phước cho ngài đang được xúc tiến ở Vatican.
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước tổng thống
Tất cả các sinh hoạt của Đức Thánh Cha trong ngày thứ Ba diễn ra trong phạm vi thủ đô Santiago. Ban sáng, sau thánh lễ sáng tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ chính quyền dân sự và đoàn ngoại giao tại Dinh Moneda vào lúc 8h20. Trong diễn từ tại đây, Đức Thánh Cha nói:
Kính thưa tổng thống, các thành viên của chính phủ và ngoại giao đoàn, đại diện của các tổ chức xã hội dân sự, các giới hữu trách, các quý bà và quý ông,
Thật là một niềm vui cho tôi được trở lại Mỹ châu Latinh và bắt đầu cuộc viếng thăm tại đất nước Chí Lợi yêu quí này, nơi đã từng đón tiếp và huấn luyện tôi khi tôi còn trẻ; tôi ước muốn rằng thời gian ở với quí vị cũng là lúc bày tỏ lòng biết ơn vì bao nhiêu điều tốt lành tôi đã nhận được. Tôi nhớ đến một đoạn trong Quốc Ca của các bạn: “Thật tinh khiết bầu trời xanh Chí Lợi, làn gió thuần khiết cũng thổi trên quê hương, và những cánh đồng đầy hoa, là bản sao của vườn Địa Đàng”. Đó là một bài tán tụng ca thực sự ngợi khen mảnh đất họ cư trú, đầy hứa hẹn và thách thức; nhưng đặc biệt là hoài thai một tương lai hứa hẹn.
Xin cám ơn Tổng thống vì những lời chào mừng đã gửi đến tôi. Qua Tổng thống, tôi cũng muốn chào thăm và ôm lấy toàn thể nhân dân Chí Lợi, từ vùng cực bắc của miền Arica và Painacota cho đến quần đảo miền nam, những mảnh đất nhô ra biển của bán đảo và các kênh rạch. Sự đa dạng và phong phú về địa lý của quốc gia này làm ta liên tưởng đến sự phong phú và đa dạng của văn hoá là nét đặc trưng cho đất nước này.
Tôi tri ân sự có mặt của các thành viên trong chính phủ; các vị chủ tịch Thượng viện, Hạ viện và Tối cao Pháp viện, cũng như các vị thẩm quyền khác của nhà nước và cộng tác viên của họ. Tôi chào đón Tổng thống tân cử, là ông Sebastián Piñera Echenique, người vừa mới nhận được sự tín nhiệm của người dân Chí Lợi để lèo lái vận mệnh của đất nước trong bốn năm tới.
Chí Lợi đã lừng danh trong những thập kỷ qua vì sự phát triển của một nền dân chủ mà nhờ đó nó có được một sự tiến bộ bền vững. Các cuộc bầu cử chính trị gần đây là biểu hiện của sự vững mạnh và sự trưởng thành của công dân mà đất nước đã đạt được, đặc biệt là trong năm nay, khi Chí Lợi kỷ niệm 200 năm ngày tuyên bố độc lập. Đây là thời điểm quan trọng đặc biệt, vì nó cho thấy Chí Lợi như một dân tộc, dựa trên tự do và luật pháp, đã từng phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khác nhau nhưng đã có thể thanh thản vượt qua. Nhờ thế, các bạn đã có thể củng cố và tăng cường ước mơ của tiền nhân khai phá ra quốc gia này.
Theo nghĩa này, tôi nhớ đến những lời đầy biểu tượng của Đức Hồng Y Silva Henríquez trong một buổi kinh chiều tạ ơn Te Deum đã khẳng định: “Chúng ta - tất cả chúng ta - là những người xây dựng một công trình đẹp nhất, đó là Tổ quốc. Quê hương trần thế này tiên báo và chuẩn bị cho chúng ta một quê hương không có biên giới. Nước đó không bắt đầu ngày hôm nay, với chúng ta; nhưng nó không thể lớn lên và sinh hoa trái mà không có chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta đón nhận với lòng tôn trọng, lòng biết ơn, như một nhiệm vụ đã bắt đầu cách đây nhiều năm, như là một di sản làm cho chúng ta vừa tự hào và vừa phải dấn thân”
Mỗi thế hệ phải đón nhận những cuộc tranh đấu và những thành tích của các thế hệ đi trước và nâng chúng lên những mục tiêu cao hơn nữa. Thiện ích, cũng như tình thương, công lý và tình liên đới, không thể đạt được một lần cho tất cả, nhưng cần phải được chinh phục mỗi ngày. Không thể hài lòng với những gì đã đạt được trong quá khứ và nghỉ yên, và tận hưởng nó vì tình huống đó dẫn chúng ta đến việc bỏ qua thực tế là nhiều anh chị em của chúng ta vẫn phải chịu đựng những tình huống bất công đang kêu đòi tất cả chúng ta.
Do đó, các bạn có một thách thức to lớn và thú vị: là tiếp tục hoạt động để nền dân chủ và ước mơ của những bậc tiền bối, thật sự dành cho tất cả mọi người. Hãy biến nó trở thành nơi cho mọi người, không trừ một ai, cảm thấy được kêu gọi xây dựng một ngôi nhà, một gia đình và một quốc gia. Một nơi, một ngôi nhà, một gia đình, được gọi là Chí Lợi: hào phóng, chào đón, yêu thích lịch sử của mình, cùng làm việc cho hiện tại của mình cùng tồn tại và cùng trông với hy vọng cho một tương lai sán lạn. Chúng ta cần nhớ những lời của Thánh Albéron Hurtado: “Một quốc gia, nhiều hơn biên giới, nhiều hơn đất đai, các dãy núi, các biển cả của nó, nhiều hơn ngôn ngữ hay truyền thống của nó, là một sứ mệnh để hoàn thành.” Đây là tương lai. Và tương lai đó có được hay không phần lớn phụ thuộc vào khả năng lắng nghe của người dân và chính quyền.
Khả năng lắng nghe đó có một giá trị to lớn tại đất nước này, nơi mà sự đa nguyên về chủng tộc, văn hóa và lịch sử đòi phải được bảo tồn, chống lại mọi toan tính thiên vị hoặc bá quyền, gây nguy hiểm cho khả năng loại bỏ cái thái độ giáo điều loại trừ người khác nhằm tiến đến một thái độ cởi mở lành mạnh đối với công ích. Nếu nó không có một yếu tính cộng đồng nó sẽ không bao giờ là một điều tốt. Điều không thể thiếu được là lắng nghe: lắng nghe những người thất nghiệp không thể đảm bảo được hiện tại và tương lai của gia đình họ; lắng nghe các thổ dân bản xứ, thường bị quên lãng, quyền lợi của họ phải được quân tâm và văn hóa của họ phải được bảo vệ, để không bị mất một phần căn tính và sự phong phú của quốc gia này. Lắng nghe những người di dân, đang gõ cửa đất nước này để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn, và với lòng can đảm và hy vọng, họ muốn kiến tạo một tương lai tốt đẹp cho tất cả mọi người.
Hãy lắng nghe những người trẻ, trong những băn khoăn mong được có nhiều cơ hội hơn, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục, và qua đó họ cảm thấy mình là những người nắm vai chính tại Chí Lợi mà họ ước mơ; cần tích cực bảo vệ người trẻ chống lại tai ương ma túy đang tước đoạt những điều tốt nhất trong cuộc sống của họ. Hãy lắng nghe người già, với những khôn ngoan rất cần thiết của họ và nâng đỡ sự yếu đuối mong manh của họ. Chúng ta không thể bỏ rơi họ.
Hãy lắng nghe những đứa trẻ, những người nhìn ra thế giới bằng đôi mắt đầy ngạc nhiên và ngây thơ và đang mong đợi từ chúng ta những câu trả lời thực sự cho một tương lai xứng đáng. Và ở đây tôi không thể không bày tỏ sự đau buồn và xấu hổ mà tôi cảm thấy trước những thiệt hại không thể sửa chữa được mà các thừa tác viên của Giáo Hội đã gây ra. Tôi muốn hiệp cùng với các anh em tôi trong hàng Giám Mục, vì điều công bằng là phải xin lỗi và hết sức nâng đỡ các nạn nhân, trong khi chúng ta phải dấn thân để những điều đó không xảy ra nữa.
Với khả năng lắng nghe này, đặc biệt ngày nay, chúng ta được mời gọi chú ý đặc biệt đến căn nhà chung của chúng ta: nuôi dưỡng một nền văn hóa biết chăm sóc trái đất và với mục đích ấy, chúng ta không chỉ hài lòng với việc cung cấp những câu trả lời đặc thù cho các vấn đề trầm trọng về sinh thái học và môi trường đang xảy ra; nhưng trong lãnh vực này cần phải có sự táo bạo, cống hiến một cái nhìn khác, một tư tưởng, một chính sách, một chương trình giáo dục, một lối sống và một linh đạo nhằm chống lại sự bành trướng của những khuôn mẫu duy kỹ thuật, dành ưu tiên cho những thế lực kinh tế mà xem nhẹ hệ thống môi sinh tự nhiên, và qua đó xem thường công ích của các dân tộc.
Sự khôn ngoan của các dân tộc bản xứ đóng góp một phần quan trọng. Chúng ta có thể học được từ nơi họ điều này: không có sự phát triển chân thực nơi một dân tộc quay lưng lại với trái đất và tất cả những gì và những người xung quanh. Chí Lợi, trong căn cội của mình, có một sự khôn ngoan có khả năng giúp đi xa hơn quan niệm thuần túy duy tiêu thụ về cuộc sống để đạt tới một thái độ khôn ngoan khi đứng trước tương lai.
Linh hồn của Chí Lợi là một ơn gọi liên lỉ. Đó là một ơn gọi cho tất cả chúng ta trong đó không ai có thể cảm thấy bị loại trừ hoặc không cần thiết. Một ơn gọi đòi hỏi một sự lựa chọn triệt để cho sự sống, đặc biệt là trong những tình huống mà nó đang bị đe dọa.
Tôi xin cảm ơn một lần nữa vì lời mời đến và gặp gỡ các bạn, và gặp gỡ tâm hồn của dân tộc này; và tôi cầu nguyện xin Đức Trinh Nữ Carmelô, là Mẹ và Nữ Vương Chí Lợi, tiếp tục đồng hành và nâng đỡ các ước mơ của quốc gia được chúc phúc lành này.
Kính thưa tổng thống, các thành viên của chính phủ và ngoại giao đoàn, đại diện của các tổ chức xã hội dân sự, các giới hữu trách, các quý bà và quý ông,
Thật là một niềm vui cho tôi được trở lại Mỹ châu Latinh và bắt đầu cuộc viếng thăm tại đất nước Chí Lợi yêu quí này, nơi đã từng đón tiếp và huấn luyện tôi khi tôi còn trẻ; tôi ước muốn rằng thời gian ở với quí vị cũng là lúc bày tỏ lòng biết ơn vì bao nhiêu điều tốt lành tôi đã nhận được. Tôi nhớ đến một đoạn trong Quốc Ca của các bạn: “Thật tinh khiết bầu trời xanh Chí Lợi, làn gió thuần khiết cũng thổi trên quê hương, và những cánh đồng đầy hoa, là bản sao của vườn Địa Đàng”. Đó là một bài tán tụng ca thực sự ngợi khen mảnh đất họ cư trú, đầy hứa hẹn và thách thức; nhưng đặc biệt là hoài thai một tương lai hứa hẹn.
Xin cám ơn Tổng thống vì những lời chào mừng đã gửi đến tôi. Qua Tổng thống, tôi cũng muốn chào thăm và ôm lấy toàn thể nhân dân Chí Lợi, từ vùng cực bắc của miền Arica và Painacota cho đến quần đảo miền nam, những mảnh đất nhô ra biển của bán đảo và các kênh rạch. Sự đa dạng và phong phú về địa lý của quốc gia này làm ta liên tưởng đến sự phong phú và đa dạng của văn hoá là nét đặc trưng cho đất nước này.
Tôi tri ân sự có mặt của các thành viên trong chính phủ; các vị chủ tịch Thượng viện, Hạ viện và Tối cao Pháp viện, cũng như các vị thẩm quyền khác của nhà nước và cộng tác viên của họ. Tôi chào đón Tổng thống tân cử, là ông Sebastián Piñera Echenique, người vừa mới nhận được sự tín nhiệm của người dân Chí Lợi để lèo lái vận mệnh của đất nước trong bốn năm tới.
Chí Lợi đã lừng danh trong những thập kỷ qua vì sự phát triển của một nền dân chủ mà nhờ đó nó có được một sự tiến bộ bền vững. Các cuộc bầu cử chính trị gần đây là biểu hiện của sự vững mạnh và sự trưởng thành của công dân mà đất nước đã đạt được, đặc biệt là trong năm nay, khi Chí Lợi kỷ niệm 200 năm ngày tuyên bố độc lập. Đây là thời điểm quan trọng đặc biệt, vì nó cho thấy Chí Lợi như một dân tộc, dựa trên tự do và luật pháp, đã từng phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khác nhau nhưng đã có thể thanh thản vượt qua. Nhờ thế, các bạn đã có thể củng cố và tăng cường ước mơ của tiền nhân khai phá ra quốc gia này.
Theo nghĩa này, tôi nhớ đến những lời đầy biểu tượng của Đức Hồng Y Silva Henríquez trong một buổi kinh chiều tạ ơn Te Deum đã khẳng định: “Chúng ta - tất cả chúng ta - là những người xây dựng một công trình đẹp nhất, đó là Tổ quốc. Quê hương trần thế này tiên báo và chuẩn bị cho chúng ta một quê hương không có biên giới. Nước đó không bắt đầu ngày hôm nay, với chúng ta; nhưng nó không thể lớn lên và sinh hoa trái mà không có chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta đón nhận với lòng tôn trọng, lòng biết ơn, như một nhiệm vụ đã bắt đầu cách đây nhiều năm, như là một di sản làm cho chúng ta vừa tự hào và vừa phải dấn thân”
Mỗi thế hệ phải đón nhận những cuộc tranh đấu và những thành tích của các thế hệ đi trước và nâng chúng lên những mục tiêu cao hơn nữa. Thiện ích, cũng như tình thương, công lý và tình liên đới, không thể đạt được một lần cho tất cả, nhưng cần phải được chinh phục mỗi ngày. Không thể hài lòng với những gì đã đạt được trong quá khứ và nghỉ yên, và tận hưởng nó vì tình huống đó dẫn chúng ta đến việc bỏ qua thực tế là nhiều anh chị em của chúng ta vẫn phải chịu đựng những tình huống bất công đang kêu đòi tất cả chúng ta.
Do đó, các bạn có một thách thức to lớn và thú vị: là tiếp tục hoạt động để nền dân chủ và ước mơ của những bậc tiền bối, thật sự dành cho tất cả mọi người. Hãy biến nó trở thành nơi cho mọi người, không trừ một ai, cảm thấy được kêu gọi xây dựng một ngôi nhà, một gia đình và một quốc gia. Một nơi, một ngôi nhà, một gia đình, được gọi là Chí Lợi: hào phóng, chào đón, yêu thích lịch sử của mình, cùng làm việc cho hiện tại của mình cùng tồn tại và cùng trông với hy vọng cho một tương lai sán lạn. Chúng ta cần nhớ những lời của Thánh Albéron Hurtado: “Một quốc gia, nhiều hơn biên giới, nhiều hơn đất đai, các dãy núi, các biển cả của nó, nhiều hơn ngôn ngữ hay truyền thống của nó, là một sứ mệnh để hoàn thành.” Đây là tương lai. Và tương lai đó có được hay không phần lớn phụ thuộc vào khả năng lắng nghe của người dân và chính quyền.
Khả năng lắng nghe đó có một giá trị to lớn tại đất nước này, nơi mà sự đa nguyên về chủng tộc, văn hóa và lịch sử đòi phải được bảo tồn, chống lại mọi toan tính thiên vị hoặc bá quyền, gây nguy hiểm cho khả năng loại bỏ cái thái độ giáo điều loại trừ người khác nhằm tiến đến một thái độ cởi mở lành mạnh đối với công ích. Nếu nó không có một yếu tính cộng đồng nó sẽ không bao giờ là một điều tốt. Điều không thể thiếu được là lắng nghe: lắng nghe những người thất nghiệp không thể đảm bảo được hiện tại và tương lai của gia đình họ; lắng nghe các thổ dân bản xứ, thường bị quên lãng, quyền lợi của họ phải được quân tâm và văn hóa của họ phải được bảo vệ, để không bị mất một phần căn tính và sự phong phú của quốc gia này. Lắng nghe những người di dân, đang gõ cửa đất nước này để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn, và với lòng can đảm và hy vọng, họ muốn kiến tạo một tương lai tốt đẹp cho tất cả mọi người.
Hãy lắng nghe những người trẻ, trong những băn khoăn mong được có nhiều cơ hội hơn, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục, và qua đó họ cảm thấy mình là những người nắm vai chính tại Chí Lợi mà họ ước mơ; cần tích cực bảo vệ người trẻ chống lại tai ương ma túy đang tước đoạt những điều tốt nhất trong cuộc sống của họ. Hãy lắng nghe người già, với những khôn ngoan rất cần thiết của họ và nâng đỡ sự yếu đuối mong manh của họ. Chúng ta không thể bỏ rơi họ.
Hãy lắng nghe những đứa trẻ, những người nhìn ra thế giới bằng đôi mắt đầy ngạc nhiên và ngây thơ và đang mong đợi từ chúng ta những câu trả lời thực sự cho một tương lai xứng đáng. Và ở đây tôi không thể không bày tỏ sự đau buồn và xấu hổ mà tôi cảm thấy trước những thiệt hại không thể sửa chữa được mà các thừa tác viên của Giáo Hội đã gây ra. Tôi muốn hiệp cùng với các anh em tôi trong hàng Giám Mục, vì điều công bằng là phải xin lỗi và hết sức nâng đỡ các nạn nhân, trong khi chúng ta phải dấn thân để những điều đó không xảy ra nữa.
Với khả năng lắng nghe này, đặc biệt ngày nay, chúng ta được mời gọi chú ý đặc biệt đến căn nhà chung của chúng ta: nuôi dưỡng một nền văn hóa biết chăm sóc trái đất và với mục đích ấy, chúng ta không chỉ hài lòng với việc cung cấp những câu trả lời đặc thù cho các vấn đề trầm trọng về sinh thái học và môi trường đang xảy ra; nhưng trong lãnh vực này cần phải có sự táo bạo, cống hiến một cái nhìn khác, một tư tưởng, một chính sách, một chương trình giáo dục, một lối sống và một linh đạo nhằm chống lại sự bành trướng của những khuôn mẫu duy kỹ thuật, dành ưu tiên cho những thế lực kinh tế mà xem nhẹ hệ thống môi sinh tự nhiên, và qua đó xem thường công ích của các dân tộc.
Sự khôn ngoan của các dân tộc bản xứ đóng góp một phần quan trọng. Chúng ta có thể học được từ nơi họ điều này: không có sự phát triển chân thực nơi một dân tộc quay lưng lại với trái đất và tất cả những gì và những người xung quanh. Chí Lợi, trong căn cội của mình, có một sự khôn ngoan có khả năng giúp đi xa hơn quan niệm thuần túy duy tiêu thụ về cuộc sống để đạt tới một thái độ khôn ngoan khi đứng trước tương lai.
Linh hồn của Chí Lợi là một ơn gọi liên lỉ. Đó là một ơn gọi cho tất cả chúng ta trong đó không ai có thể cảm thấy bị loại trừ hoặc không cần thiết. Một ơn gọi đòi hỏi một sự lựa chọn triệt để cho sự sống, đặc biệt là trong những tình huống mà nó đang bị đe dọa.
Tôi xin cảm ơn một lần nữa vì lời mời đến và gặp gỡ các bạn, và gặp gỡ tâm hồn của dân tộc này; và tôi cầu nguyện xin Đức Trinh Nữ Carmelô, là Mẹ và Nữ Vương Chí Lợi, tiếp tục đồng hành và nâng đỡ các ước mơ của quốc gia được chúc phúc lành này.
Ít nhất 40,000 bạn trẻ Á Căn Đình tràn qua biên giới để gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô
Hàng trăm ngàn người Á Căn Đình đã và đang vượt qua biên giới Chí Lợi để gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nguyên Tổng Giám Mục Buenos Aires, vì ngài vẫn chưa trở về cố hương mặc dù đã ghé thăm nhiều nước Mỹ Latinh kể từ khi được bầu làm Giáo Hoàng cách đây gần 5 năm.
Đức Giáo Hoàng đầu tiên của Mỹ Châu Latinh đã thực hiện chuyến tông du đầu tiên bên ngoài Italia bốn tháng sau cuộc bầu cử Giáo Hoàng. Đó là chuyến đi đến Ba Tây từ ngày 22 đến ngày 29 tháng 7, năm 2013. Ngài đã đến thăm Bolivia, Ecuador, Paraguay, Mễ Tây Cơ, Cuba và Colombia, và sẽ đến Peru sau khi thăm Chí Lợi.
Để không bị lôi kéo vào thứ chính trị rất nhạy cảm của Á Căn Đình, ngài vẫn chưa sắp xếp một chuyến trở về cố hương của ngài, là nước có nền kinh tế lớn thứ ba của châu Mỹ Latinh và là đất nước lớn thứ tư về dân số tại đại lục này.
Hôm thứ Năm 12 tháng Giêng, khi được hỏi lý do tại sao Đức Giáo Hoàng vẫn chưa đến thăm Á Căn Đình, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nói rằng Đức Giáo Hoàng sẽ bay qua Á Căn Đình trên đường tới Chí Lợi và theo thông lệ, ngài sẽ gửi một thông điệp từ máy bay đến nhà lãnh đạo quốc gia. Ông Burke nói: “Đó sẽ là một bức điện tín thú vị.”
Đức Giáo Hoàng đã từng gặp tổng thống Á Căn Đình Mauricio Macri tại Vatican. Nhưng là một người phê bình mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản toàn cầu, Đức Giáo Hoàng giữ một khoảng cách trong mối quan hệ với Macri, là người thuộc một dòng họ giàu có nhất Á Căn Đình.
Cô Mariano Garcia, 36 tuổi, điều phối viên quốc gia về thanh thiếu niên của Hội Đồng Giám Mục Á Căn Đình, cho thông tấn xã Reuters biết ít nhất 40,000 người trẻ Á Căn Đình đã ghi danh tham dự các chuyến đi sang Chí Lợi tại các thành phố mà Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm.
“Cuộc viếng thăm này rất quan trọng đối với giới trẻ Á Căn Đình”, Garcia nói. “Đức Thánh Cha Phanxicô là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại, không chỉ dành cho những người trẻ trong Giáo Hội Công Giáo mà còn cho tất cả những người trẻ tuổi.”
Ông Sergio Rubin, một ký giả Á Căn Đình của tờ Diario Clarín, ở thủ đô Buenos Aires, là người đã từng tường thuật các chuyến tông du tại châu Mỹ Latinh của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 và đặc biệt là các chuyến tông du của Ðức Thánh Cha Phanxicô tại các nước Mỹ Latinh, nói:
“Chúng tôi có 5,300 km đường biên giới với Chí Lợi dọc theo hầu hết chiều dài của quốc gia này. Đây là đường biên giới dài thứ ba trên thế giới chỉ sau đường biên giới dài nhất là giữa Hoa Kỳ và Canada, và thứ nhì là đường biên giới giữa Nga và Kazakhstan. Cho nên, hàng trăm ngàn người sẽ vượt qua biên giới để gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô. Đó là chưa kể những người đi máy bay từ Buenos Aires.”
Khi được hỏi về các cuộc biểu tình tại Santiago chống lại chuyến tông du của Đức Thánh Cha với lý do là chi phí tổ chức quá cao, ông Sergio cho biết:
“Đó là thứ chính trị bẩn thỉu của đảng Xã Hội Chí Lợi đang cầm quyền. Trong 5 chuyến tông du của Đức Thánh Cha tới Mỹ Châu Latinh trước đây, chính phủ của bà Michelle Bachelet liên tục nhắc với các Giám Mục là chưa thuận lợi cho một chuyến thăm của ngài. Thế rồi thì tháng 11 năm ngoái có tổng tuyển cử, bầu cả tổng thống lẫn lưỡng viện Quốc Hội, cho nên tháng 6 họ lại gởi giấy mời sang Vatican, để mua phiếu người Công Giáo. Rồi cuối cùng họ lại xì ra chi phí tổ chức để đánh gục đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo.”
Ông Sergio cho biết thêm: “Tất cả 31 nước Đức Thánh Cha đã từng đi thăm đều tốn một số chi phí gần như nhau. Tại sao ngay cả ở Miến Điện, nơi đa số dân theo Phật Giáo, và tại Bangladesh nơi hầu hết người dân theo Hồi Giáo, dân chúng không kêu ca? Chí Lợi là một quốc gia rất giàu có, 2 phần 3 dân chúng là người Công Giáo, thu nhập bình quân đầu người của họ lại cao hơn ở Miến Điện đến 6 lần. Tại sao họ chỉ nghĩ đến chi phí phải bỏ ra mà không tính đến khoản thu nhập từ hàng trăm ngàn người Á Căn Đình đổ vào Chí Lợi trong những ngày này? Ở Miến Điện và Bangladesh, chắc chắn người ta không có được những khoản thu như thế này đâu.”
Đức Giáo Hoàng đầu tiên của Mỹ Châu Latinh đã thực hiện chuyến tông du đầu tiên bên ngoài Italia bốn tháng sau cuộc bầu cử Giáo Hoàng. Đó là chuyến đi đến Ba Tây từ ngày 22 đến ngày 29 tháng 7, năm 2013. Ngài đã đến thăm Bolivia, Ecuador, Paraguay, Mễ Tây Cơ, Cuba và Colombia, và sẽ đến Peru sau khi thăm Chí Lợi.
Để không bị lôi kéo vào thứ chính trị rất nhạy cảm của Á Căn Đình, ngài vẫn chưa sắp xếp một chuyến trở về cố hương của ngài, là nước có nền kinh tế lớn thứ ba của châu Mỹ Latinh và là đất nước lớn thứ tư về dân số tại đại lục này.
Hôm thứ Năm 12 tháng Giêng, khi được hỏi lý do tại sao Đức Giáo Hoàng vẫn chưa đến thăm Á Căn Đình, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nói rằng Đức Giáo Hoàng sẽ bay qua Á Căn Đình trên đường tới Chí Lợi và theo thông lệ, ngài sẽ gửi một thông điệp từ máy bay đến nhà lãnh đạo quốc gia. Ông Burke nói: “Đó sẽ là một bức điện tín thú vị.”
Đức Giáo Hoàng đã từng gặp tổng thống Á Căn Đình Mauricio Macri tại Vatican. Nhưng là một người phê bình mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản toàn cầu, Đức Giáo Hoàng giữ một khoảng cách trong mối quan hệ với Macri, là người thuộc một dòng họ giàu có nhất Á Căn Đình.
Cô Mariano Garcia, 36 tuổi, điều phối viên quốc gia về thanh thiếu niên của Hội Đồng Giám Mục Á Căn Đình, cho thông tấn xã Reuters biết ít nhất 40,000 người trẻ Á Căn Đình đã ghi danh tham dự các chuyến đi sang Chí Lợi tại các thành phố mà Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm.
“Cuộc viếng thăm này rất quan trọng đối với giới trẻ Á Căn Đình”, Garcia nói. “Đức Thánh Cha Phanxicô là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại, không chỉ dành cho những người trẻ trong Giáo Hội Công Giáo mà còn cho tất cả những người trẻ tuổi.”
Ông Sergio Rubin, một ký giả Á Căn Đình của tờ Diario Clarín, ở thủ đô Buenos Aires, là người đã từng tường thuật các chuyến tông du tại châu Mỹ Latinh của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 và đặc biệt là các chuyến tông du của Ðức Thánh Cha Phanxicô tại các nước Mỹ Latinh, nói:
“Chúng tôi có 5,300 km đường biên giới với Chí Lợi dọc theo hầu hết chiều dài của quốc gia này. Đây là đường biên giới dài thứ ba trên thế giới chỉ sau đường biên giới dài nhất là giữa Hoa Kỳ và Canada, và thứ nhì là đường biên giới giữa Nga và Kazakhstan. Cho nên, hàng trăm ngàn người sẽ vượt qua biên giới để gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô. Đó là chưa kể những người đi máy bay từ Buenos Aires.”
Khi được hỏi về các cuộc biểu tình tại Santiago chống lại chuyến tông du của Đức Thánh Cha với lý do là chi phí tổ chức quá cao, ông Sergio cho biết:
“Đó là thứ chính trị bẩn thỉu của đảng Xã Hội Chí Lợi đang cầm quyền. Trong 5 chuyến tông du của Đức Thánh Cha tới Mỹ Châu Latinh trước đây, chính phủ của bà Michelle Bachelet liên tục nhắc với các Giám Mục là chưa thuận lợi cho một chuyến thăm của ngài. Thế rồi thì tháng 11 năm ngoái có tổng tuyển cử, bầu cả tổng thống lẫn lưỡng viện Quốc Hội, cho nên tháng 6 họ lại gởi giấy mời sang Vatican, để mua phiếu người Công Giáo. Rồi cuối cùng họ lại xì ra chi phí tổ chức để đánh gục đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo.”
Ông Sergio cho biết thêm: “Tất cả 31 nước Đức Thánh Cha đã từng đi thăm đều tốn một số chi phí gần như nhau. Tại sao ngay cả ở Miến Điện, nơi đa số dân theo Phật Giáo, và tại Bangladesh nơi hầu hết người dân theo Hồi Giáo, dân chúng không kêu ca? Chí Lợi là một quốc gia rất giàu có, 2 phần 3 dân chúng là người Công Giáo, thu nhập bình quân đầu người của họ lại cao hơn ở Miến Điện đến 6 lần. Tại sao họ chỉ nghĩ đến chi phí phải bỏ ra mà không tính đến khoản thu nhập từ hàng trăm ngàn người Á Căn Đình đổ vào Chí Lợi trong những ngày này? Ở Miến Điện và Bangladesh, chắc chắn người ta không có được những khoản thu như thế này đâu.”