Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

Bảy thói quen lớn để phát triển gia đình Công giáo

Filled under:

Kế hoạch của Thiên Chúa cho gia đình phải là một mẫu gương của tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi. “Gia đình Ki-tô giáo là một hiệp thông nhân vị là dấu chỉ và hình ảnh của sự hiệp thông giữa Chúa Cha và Chúa Con trong Chúa Thánh Thần. Việc sinh sản và giáo dục con cái phản ánh công trình sáng tạo của Chúa Cha. Gia đình được mời gọi tham dự vào sự cầu nguyện và hy tế của Đức Ki-tô.” (GLGHCG 2205)
Mọi gia đình được mời gọi hướng đến sự thánh thiện và đó là vai trò của chúng ta như người cha người mẹ, làm cho Chúa Ki-tô trở thành trung tâm của gia đình. Bằng cách nào bạn có thể xây dựng một nền văn hoá đức tin ngay trong gia đình của bạn? Đâu là cách tốt nhất để dạy cho con cái của bạn về Thiên Chúa và về những cách thế của Giáo Hội Công Giáo?
Đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng! Nơi tốt nhất để bắt đầu là cầu nguyện. Chúng ta không có tất cả các câu trả lời, nhưng Thiên Chúa thì có. Hãy thiết lập một thời gian cầu nguyện hợp lý cho mỗi ngày và xin Thiên Chúa ban cho bạn sự khôn ngoan trong việc nuôi nấng con cái. Chúng ta cũng có thể học từ các thánh và những người nam nữ thánh thiện mà họ đã ra đi trước chúng ta.
Cũng thật dễ hiểu, bức hoạ đồ sau sẽ giúp bạn biết rõ về 7 thói quen mà các gia đình Công Giáo nên nỗ lực phát triển. Thỉnh thoảng hãy nói về nó với chồng hay vợ của bạn và với con cái của bạn. Hãy lên những ý tưởng tìm cách làm sao để bạn có thể kết hợp đức tin vào trong những hoạt động hằng ngày của bạn. Điều gì nên thêm vào danh sách này?
  1. Cùng nhau cầu nguyện
Cầu nguyện mỗi ngày. Thử lần hạt hay đọc những lời cầu nguyện đơn sơ như Kinh Lạy Cha hay Kinh Kính Mừng.
  1. Tham dự thánh lễ
Đến nhà thờ vào mỗi Chúa Nhật và tất cả những ngày lễ trọng Giáo Hội buộc.
  1. Duy trì đức ái gia đình
Hãy chọn lấy một lý do để cộng tác về tài chính hay qua việc làm tình nguyện.
  1. Đưa nghệ thuật thánh vào gia đình của bạn
Hãy sử dụng những bức tranh Công Giáo hay những bức tượng để thêm sự phong phú cho lòng sốt mến của gia đình.
  1. Đi xưng tội thường xuyên
Thật là quan trọng khi khuyến khích mọi thành viên của gia đình đi xưng tội đều đặn.
  1. Sử dụng truyền thông Công Giáo
Đó là một nguồn tốt để giữ tất cả các thành viên của gia đình gần Thiên Chúa và gần Giáo Hội.
  1. Mừng lễ
Mừng lễ các thánh, các Mùa Phụng Vụ của Giáo Hội … Hãy duy trì niềm vui của Tin Mừng trong gia đình bạn!
Chuyển ngữ: Trương Minh Cao, S.J.


7 điều con cái của bạn sẽ học được trong những bữa ăn đều đặn của gia đình

Tác giả: Ruth Baker
Lớn lên như một người em út trong gia đình sáu anh chị em, giờ cơm tối mỗi ngày thật là không thể tưởng tượng nỗi. Nếu chúng tôi ở nhà thì chúng tôi phải dùng cơm chung với nhau. Việc lôi mình ra khỏi bất cứ gì như một cuốn sách hấp dẫn mà tôi đang đọc để tham gia với gia đình trên bàn ăn thường là điều sau chót tôi muốn làm. Tôi chẳng thèm quan tâm đến sự dai dẳng bẽ mặt của những cải vả, mách lẻo và việc đá vào chân bàn bên dưới vốn thường xảy ra nơi các thành viên! Đây là cơ hội để tôi trau dồi sự trả đũa cách khôn ngoan và khéo léo để không phạm sai lầm, đương nhiên là phải gánh lấy những quở mắng nặng nề của bố mẹ!
Tuy nhiên, một cách nghiêm túc, dù những bữa ăn nơi tôi lớn lên thật có ít bình an như thế, nhưng tôi thật sự nhớ nó khi tôi xa gia đình. Gần đây tôi đã cùng ăn tối với anh trai và gia đình của anh ấy, điều đó đã gợi cho tôi nhớ lại tất cả niềm vui vì chúng tôi đã có những bữa cơm gia đình đều đặn. Khi tôi bắt đầu nghĩ về điều này, tôi thật ngạc nhiên về tất cả những ích lợi mà tôi có được từ một thói quen gia đình đơn giản như thế. Sau đây là danh sách những suy tư về các lý do tuyệt vời cho việc có những bữa cơm gia đình. Tôi biết rằng, mỗi gia đình đều khác nhau và các bữa cơm gia đình không phải luôn luôn có thể thực hiện. Tuy nhiên tôi hy vọng rằng danh sách này gợi hứng cho bạn để thử thực hiện nếu có thể, và nếu bạn đã làm rồi thì cố gắng giữ gìn, dù có thể nản lòng!
  1. Tin tưởng
Một trong những thuận lợi khi lớn lên như một em út của một đại gia đình là được tham gia vào các cuộc nói chuyện vượt tầm hiểu biết của tôi. Khi tôi đã lớn, bàn cơm trở thành một nơi tốt để kiểm tra cấp độ hài hước và hùng biện của chính tôi. Sau tất cả, anh chị em là những nhà phê bình tuyệt nhất. Bàn cơm chuẩn bị cho chúng tôi đương đầu với những bối cảnh xã hội rộng lớn hơn. Nó dạy chúng tôi cách làm chủ chính mình, chỉ rõ những góc khuất của chúng tôi, hoặc dạy chúng tôi cách rút lui êm đẹp khi phạm sai lầm. Tóm lại, bữa cơm tối gia đình dạy chúng tôi tin tưởng trong một bối cảnh thoải mái.
  1. Cách lắng nghe
Một bàn cơm nhỏ gia đình cho tám thành viên hay ít hơn cũng đủ để tạo một bầu khí náo nhiệt. Có lần một vị khách tham dự bữa ăn tối với chung tôi, sau bữa ăn, ông nói ông đã cố gắng quan sát cách vận hành để xem ai được phép nói và khi nào. Chúng tôi đã cười; không có ai cả. Thực sự, chúng tôi vừa được dạy cách lắng nghe. Tôi không nói rằng chúng tôi luôn lắng nghe cách chăm chú và thực tâm, nhưng chúng tôi vui thích với những cuộc trò chuyện ích lợi và thêm vui khi giữ cho cuộc trò chuyện được trôi chảy. Bữa cơm gia đình dạy chúng tôi cách lắng nghe tốt để có thể đáp lời tốt, biết cách khi nào nói trong một nhóm và khi nào cần giữ thinh lặng, biết nói gì để đem lại an ủi và những gì tuyệt đối không nên nói, bởi vì bạn rất rõ về những bài học đắt giá khi nói với anh chị em không đúng lúc và không đúng chuyện.
  1. Biết vị trí của bạn
Một cụm từ lặp đi lặp lại mà mẹ tôi thường sử dụng cho tôi khi tôi còn bé và gây mất trật tự ở cuối bàn ăn, với cốc nước và cái thìa hình gấu, là “trật tự, Ruth!”. Một nguyên tắc khá áp đặt là không đứa trẻ nào được phép làm chủ cuộc trò chuyện trong bàn ăn. Nó dạy cho tôi một bài học quan trọng: trong cuộc sống, bạn không phải là người quan trọng nhất trong căn phòng, dù cho bạn thích nghĩ như thế. Từ đó tôi được dạy rằng, chúng ta không đi vào những tình huống xã hội để khuếch trương cái tôi của chính mình, nhưng để chạm đến những người khác, để làm cho người khác cảm thấy dễ chịu, được chào đón và kính trọng, để lắng nghe người khác cũng để nói với chính chúng ta.
  1. Cách sống chung với người mà bạn không thích
Có những tình huống không thể tránh khỏi trong cuộc sống khi phải làm việc hay cộng tác với những mà mình không thích. Một giới thiệu tuyệt vời cho tình huống này là những bữa ăn ngồi bên cạnh những anh chị em ít cảm tình ở thời điểm đó. Chẳng có gia đình nào hoàn hảo cả và tôi cũng có những mối thù trẻ con dai dẳng với những anh chị khác cho tới khi chúng tôi cùng nhau thay đổi. Nói chuyện lịch sự, chuyển đĩa quanh bàn, lắng nghe những vấn đề của nhau, ngày qua ngày, với một thành viên mà bạn không thích là một việc tập luyện tuyệt vời cho những khoảnh khắc trong cuộc sống khi bạn trưởng thành, nó thật sự đáng giá khi bạn phải cộng tác với một ai đó bạn không thích.
  1. Cảm nhận như là thành viên của một cộng đoàn
Dù khi ấy tôi có biết hay không, việc đến với nhau như một gia đình vào thời điểm cuối mỗi ngày làm cho đứa trẻ cảm thấy yên lòng cách đáng kinh ngạc. Dù cho ngày của tôi có tồi tệ như thế nào ở trường học thì tôi biết có một nơi tôi có thể trở về và chia sẻ mọi lo âu, được chào chúc bởi những trò trêu chọc của anh chị em của tôi, hay nhìn thấy những tia sáng khi tôi chia sẻ những vấn đề ấy với gia đình. Các anh chị của tôi, lớn tuổi hơn và khôn ngoan hơn, chia sẻ những lời khuyên hữu ích, và cha mẹ tôi khuyến khích tôi chia sẻ những vấn đề của mình và sau đó khuyên nhủ tinh tế. Chúng tôi đã chia sẻ những khoảnh khắc tốt đẹp lẫn tồi tệ quanh bàn ăn – và nếu bạn muốn thì, “không gian an toàn” nguồn cội sẽ được tạo mỗi ngày cách đều đặn. Sau tất cả, đó là điểm quy tụ của gia đình!
  1. Bảng những cách thức và quy tắc xã giao chung
Tôi đã chẳng thấy cần nói đến điều này vì tôi nghĩ mọi sự vẫn ổn dù không nói đến, tuy nhiên nó giúp chúng ta khỏi bị tổn thương nếu lớn lên mà biết cách ăn uống lịch sự, sử dụng tốt dao kéo, thử dùng thực phẩm mà mình không thích, học cách không khiếm nhã trong việc dùng những thức ăn mà người khác đã nấu cho chúng ta (xin lỗi, mẹ!), và quản lý sắp đặt để cuộc nói chuyện và ăn uống không xảy ra đồng thời, nhờ đó chúng tôi được chuẩn bị cho những dịp nghiêm trang, những nhà hàng sang trọng, những sự kiện nghề nghiệp quan trọng, hay những dịp tương tự khi chúng tôi trưởng thành.
  1. Làm cho những thời gian tốt đẹp này được diễn ra đều đặn
Thời gian của bữa cơm gia đình dạy tôi rằng, các bữa cơm là dịp chung mà việc chia sẻ thức ăn và việc trò chuyện vui và đáng tạo ra một sự ồn ào và náo nhiệt. Đúng thế, chúng tôi tranh luận, cải vặt, làm cho cha mẹ chúng tôi phân tâm, tạo ra những bữa ăn là công việc khó khi chúng không có nhu cầu, tuy nhiên bao trùm trong sự tầm thường của bữa ăn ấy là tràn đầy tiếng cười, sự an ủi, ấm áp và niềm vui. Có nhiều lần, thậm chí khi chúng tôi còn bé, thật khó mà thiết tha với bữa cơm ấy và chẳng có ấn tượng gì vì tất cả chúng tôi đều đang tự cảm thấy rất vui.
Chúng tôi đã học được cách làm sao để tổ chức thật tốt, và làm cho một dịp đặc biệt trở nên thật sự đặc biệt.