Bạn có phải giải thích về các bí tích cho con cái bạn không? Phải chăng bạn đang thiếu tài liệu vì chương trình giáo lý ở nhà thờ của bạn? Có chăng đôi lúc bạn gặp phải một chút phức tạp nào đó? Đừng lo. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn sử dụng các từ ngữ chính xác để con cái bạn hiểu biết một cách đúng đắn. Trước hết, chúng ta phải biết Bí tích là gì.
Các bí tích là hành động của Thiên Chúa qua đó Ngài bày tỏ cho chúng ta tình yêu Ngài dành cho con cái mình. Tất cả các bí tích được Thiên Chúa thiết lập, và đó là lý do tại sao Ngài là người cử hành các bí tích ngang qua các phương thế khác nhau.
Và tại sao Thiên Chúa ban cho chúng ta 7 bí tích? Vì để trao ban ân sủng cho chúng ta. Điều đó có nghĩa là, Ngài trao ban cho chúng ta tình yêu Ngài cũng như những sức mạnh cần thiết để chiến đấu chống lại và vượt qua những khó khăn của cuộc sống. Tất nhiên, điều đó hệ tại việc nếu chúng ta có khuynh hướng và thái độ hướng về việc làm điều hài lòng Thiên Chúa.
Bảy bí tích đó là gì?
1. Bí tích Rửa Tội
Khi được sinh ra, tất cả chúng ta đều có tội. Đó là tội nguyên tổ. Đó là tội mà gia đình đầu tiên là ông Ađam và Evà đã phạm. Khi rửa tội, chúng ta được rửa sạch tội nguyên tổ và tất cả các tội ta đã phạm trước đó (trong trường hợp một người rửa tội đã đủ tuổi khôn, nghĩa là trên 7 tuổi), chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa và chúng ta trở thành một phần của Giáo Hội. Thiên Chúa hạnh phúc, khi vị linh mục nói trong lúc đổ nước thánh và rửa tội cho một người: “Cha rửa con, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.”
2. Bí tích Thêm Sức
Thật là đơn giản như việc Thiên Chúa (Thánh Thần của Ngài) gia tăng ơn đức tin cho chúng ta để chúng ta có thêm sự chắc chắn rằng Ngài sẽ ở với chúng ta cho tới khi chúng ta được về Thiên đang, vì Ngài cũng trao cho chúng ta niềm hy vọng. Cuối cùng, Ngài củng cố đức ái của chúng ta yêu mến Ngài và tha nhân sâu xa hơn. Trong trường hợp này, bí tích Thêm sức phải được Đức Giám mục đặt tay của ngài trên thụ nhân và xức dầu cho người ấy (dầu S.C – Dầu thánh hiến), trong khi ghi hình Thánh giá trên trán người chịu phép Thêm sức, ngài nói: “Hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần.”
3. Bí tích Thánh Thể
Mỗi ngày, Chúa Giêsu biến đổi bánh và rượu trở nên chính Thịt và Máu Ngài trong Thánh lễ. Ngay lúc diễn ra việc điều này được gọi gọi là sự hiến tế. Bằng cách này chúng ta có thể ăn và tiếp nhận chính Ngài vào trong linh hồn chúng ta. Chúa Giêsu thiết lập bí tích này vào Bữa Tiệc Ly với mười hai tông đồ. Đây là điều thêm vào: bí tích này tha thứ mọi tội nhẹ và củng cố sức mạnh cho chúng ta để chúng ta chống lại những hành động dẫn đến sự chết trong tương lai. Chính Chúa Giêsu là Đấng ở trong chúng ta.
4. Bí tích Hòa Giải
Bí tích này là một quà tặng lớn lao của Thiên Chúa. Qua linh mục, người lắng nghe tội lỗi của chúng ta khi chúng ta đến và xưng thú tội lỗi trong sự tin tưởng ngài, Thiên Chúa tha thứ mọi hành động và thiếu sót của chúng ta vỗn đã làm chúng ta xúc phạm Ngài. Một lần nữa, chúng ta phải thật sự ăn năn về những điều xấu chúng ta đã làm, và những điều tốt đẹp mà chúng ta đã bỏ qua. Bên cạnh đó, bí tích Hòa giải mang lại cho chúng ta một sự bình an lớn lao và tăng sức mạnh cho chúng ta để trở thành Kitô hữu tốt, nghĩa là những người con của Thiên Chúa.
5. Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân
Thiên Chúa yêu thương kẻ bệnh tật. Khi một người bệnh hoạn hoặc già nua và có thể chết sớm, người ấy cần sự giúp đỡ của Thiên Chúa cho khoảnh khắc đó. Xức dầu là sự trợ giúp đem lại sức mạnh, sự bình an và sự khích lệ; thêm vào đó, là việc tha thứ tất cả những lỗi lầm của người bệnh và chuẩn bị cho họ trong lúc chết. Nó giống như một sự kết hiệp với cuộc Khổ nạn Chúa Kitô chịu trên đồi Can-vê. Bằng cách này, người bệnh, giúp Chúa Giêsu mang Thánh giá qua những nỗi đau và thống khổ của họ, đồng thời Chúa Giêsu giúp họ trong những khoảnh khắc cuối đời của họ.
6. Bí tích Truyền Chức Thánh
Chỉ có những người có ơn gọi linh mục mới được lãnh nhận bí tích này, người ấy trở thành thừa tác viên để cử hành tất cả các bí tích này. Khi Đức Giám mục đặt tay của ngài và cầu nguyện cho vị tân linh mục, để thánh hiến vị tân linh mục ấy. Bí tích Truyền Chức thánh trao ban ơn đặc biệt của Chúa Thánh Thần với một ấn tích: vĩnh viễn là linh mục, vì ngài được thánh hiến cho Thiên Chúa.
Phó tế vĩnh viễn và các Giám mục cũng được “lãnh nhận bí tích Truyền Chức thánh,” phân biệt trong các nghi thức và nghĩa vụ với các linh mục. Đức Giám mục thì đã được lãnh nhận bí tích truyền chức linh mục trước khi được thánh hiến làm Giám mục rồi. Và hầu hết các linh mục dành một năm làm phó tế như một giai đoạn chuyển tiếp trước khi được thụ phong linh mục.
7. Bí tích Hôn Nhân
Bí tích này là sự kết hợp vĩnh viễn giữa một người nam và một người nữ. Khi họ kết hôn trong Giáo Hội, chính Thiên Chúa là Đấng hiệp nhất thân thể và linh hồn của họ. Những người kết hôn sẽ không phá vỡ mối quan hệ hôn nhân của họ: “Điều mà Thiên Chúa đã kết hiệp, con người không được phân ly” (Mc 10,9). Mô hình mà người nam và người nữ phải tuân theo là của Gia đình thánh: Chúa Giêsu, Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Giuse. Gia đình thánh này cũng như là một tấm gương về mối ràng buộc hôn nhân của Chúa Kitô với nàng dâu của Người là Hội Thánh.
Công Trình, SJ chuyển ngữ
(dongten.net 06.01.2018/ catholic-link.org)
Và tại sao Thiên Chúa ban cho chúng ta 7 bí tích? Vì để trao ban ân sủng cho chúng ta. Điều đó có nghĩa là, Ngài trao ban cho chúng ta tình yêu Ngài cũng như những sức mạnh cần thiết để chiến đấu chống lại và vượt qua những khó khăn của cuộc sống. Tất nhiên, điều đó hệ tại việc nếu chúng ta có khuynh hướng và thái độ hướng về việc làm điều hài lòng Thiên Chúa.
Bảy bí tích đó là gì?
1. Bí tích Rửa Tội
Khi được sinh ra, tất cả chúng ta đều có tội. Đó là tội nguyên tổ. Đó là tội mà gia đình đầu tiên là ông Ađam và Evà đã phạm. Khi rửa tội, chúng ta được rửa sạch tội nguyên tổ và tất cả các tội ta đã phạm trước đó (trong trường hợp một người rửa tội đã đủ tuổi khôn, nghĩa là trên 7 tuổi), chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa và chúng ta trở thành một phần của Giáo Hội. Thiên Chúa hạnh phúc, khi vị linh mục nói trong lúc đổ nước thánh và rửa tội cho một người: “Cha rửa con, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.”
2. Bí tích Thêm Sức
Thật là đơn giản như việc Thiên Chúa (Thánh Thần của Ngài) gia tăng ơn đức tin cho chúng ta để chúng ta có thêm sự chắc chắn rằng Ngài sẽ ở với chúng ta cho tới khi chúng ta được về Thiên đang, vì Ngài cũng trao cho chúng ta niềm hy vọng. Cuối cùng, Ngài củng cố đức ái của chúng ta yêu mến Ngài và tha nhân sâu xa hơn. Trong trường hợp này, bí tích Thêm sức phải được Đức Giám mục đặt tay của ngài trên thụ nhân và xức dầu cho người ấy (dầu S.C – Dầu thánh hiến), trong khi ghi hình Thánh giá trên trán người chịu phép Thêm sức, ngài nói: “Hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần.”
3. Bí tích Thánh Thể
Mỗi ngày, Chúa Giêsu biến đổi bánh và rượu trở nên chính Thịt và Máu Ngài trong Thánh lễ. Ngay lúc diễn ra việc điều này được gọi gọi là sự hiến tế. Bằng cách này chúng ta có thể ăn và tiếp nhận chính Ngài vào trong linh hồn chúng ta. Chúa Giêsu thiết lập bí tích này vào Bữa Tiệc Ly với mười hai tông đồ. Đây là điều thêm vào: bí tích này tha thứ mọi tội nhẹ và củng cố sức mạnh cho chúng ta để chúng ta chống lại những hành động dẫn đến sự chết trong tương lai. Chính Chúa Giêsu là Đấng ở trong chúng ta.
4. Bí tích Hòa Giải
Bí tích này là một quà tặng lớn lao của Thiên Chúa. Qua linh mục, người lắng nghe tội lỗi của chúng ta khi chúng ta đến và xưng thú tội lỗi trong sự tin tưởng ngài, Thiên Chúa tha thứ mọi hành động và thiếu sót của chúng ta vỗn đã làm chúng ta xúc phạm Ngài. Một lần nữa, chúng ta phải thật sự ăn năn về những điều xấu chúng ta đã làm, và những điều tốt đẹp mà chúng ta đã bỏ qua. Bên cạnh đó, bí tích Hòa giải mang lại cho chúng ta một sự bình an lớn lao và tăng sức mạnh cho chúng ta để trở thành Kitô hữu tốt, nghĩa là những người con của Thiên Chúa.
5. Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân
Thiên Chúa yêu thương kẻ bệnh tật. Khi một người bệnh hoạn hoặc già nua và có thể chết sớm, người ấy cần sự giúp đỡ của Thiên Chúa cho khoảnh khắc đó. Xức dầu là sự trợ giúp đem lại sức mạnh, sự bình an và sự khích lệ; thêm vào đó, là việc tha thứ tất cả những lỗi lầm của người bệnh và chuẩn bị cho họ trong lúc chết. Nó giống như một sự kết hiệp với cuộc Khổ nạn Chúa Kitô chịu trên đồi Can-vê. Bằng cách này, người bệnh, giúp Chúa Giêsu mang Thánh giá qua những nỗi đau và thống khổ của họ, đồng thời Chúa Giêsu giúp họ trong những khoảnh khắc cuối đời của họ.
6. Bí tích Truyền Chức Thánh
Chỉ có những người có ơn gọi linh mục mới được lãnh nhận bí tích này, người ấy trở thành thừa tác viên để cử hành tất cả các bí tích này. Khi Đức Giám mục đặt tay của ngài và cầu nguyện cho vị tân linh mục, để thánh hiến vị tân linh mục ấy. Bí tích Truyền Chức thánh trao ban ơn đặc biệt của Chúa Thánh Thần với một ấn tích: vĩnh viễn là linh mục, vì ngài được thánh hiến cho Thiên Chúa.
Phó tế vĩnh viễn và các Giám mục cũng được “lãnh nhận bí tích Truyền Chức thánh,” phân biệt trong các nghi thức và nghĩa vụ với các linh mục. Đức Giám mục thì đã được lãnh nhận bí tích truyền chức linh mục trước khi được thánh hiến làm Giám mục rồi. Và hầu hết các linh mục dành một năm làm phó tế như một giai đoạn chuyển tiếp trước khi được thụ phong linh mục.
7. Bí tích Hôn Nhân
Bí tích này là sự kết hợp vĩnh viễn giữa một người nam và một người nữ. Khi họ kết hôn trong Giáo Hội, chính Thiên Chúa là Đấng hiệp nhất thân thể và linh hồn của họ. Những người kết hôn sẽ không phá vỡ mối quan hệ hôn nhân của họ: “Điều mà Thiên Chúa đã kết hiệp, con người không được phân ly” (Mc 10,9). Mô hình mà người nam và người nữ phải tuân theo là của Gia đình thánh: Chúa Giêsu, Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Giuse. Gia đình thánh này cũng như là một tấm gương về mối ràng buộc hôn nhân của Chúa Kitô với nàng dâu của Người là Hội Thánh.
Công Trình, SJ chuyển ngữ
(dongten.net 06.01.2018/ catholic-link.org)
10 điều mỗi Kitô hữu chúng ta được mời gọi sống trong Năm Mới 2018
1/ Một Giáo Hội nghèo cho người nghèo
2/ Phục vụ trong khiêm nhường và bác ái
3/ Gần gũi với dân chúng
4/ Không bao giờ chối bỏ lòng thương xót của Thiên Chúa
5/ Mỗi chúng ta là một Phanxicô thành Assisi
6/ Đức tin phải được đề nghị, không bao giờ được áp đặt
7/ Giáo Hội chúng ta không phải là một tổ chức phi chính phủ
8/ Không bao giờ bi quan
9/ Loan báo Tin Mừng với tinh thần hài hước và vui tươi
10/ Tầm quan trọng của sự hiệp nhất.
(Nguồn: Radio Veritas Asia 1)
2/ Phục vụ trong khiêm nhường và bác ái
3/ Gần gũi với dân chúng
4/ Không bao giờ chối bỏ lòng thương xót của Thiên Chúa
5/ Mỗi chúng ta là một Phanxicô thành Assisi
6/ Đức tin phải được đề nghị, không bao giờ được áp đặt
7/ Giáo Hội chúng ta không phải là một tổ chức phi chính phủ
8/ Không bao giờ bi quan
9/ Loan báo Tin Mừng với tinh thần hài hước và vui tươi
10/ Tầm quan trọng của sự hiệp nhất.
(Nguồn: Radio Veritas Asia 1)