CUỘC GẶP GÕ ĐỔI ĐỜI
“Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.” (Mc 16,15)
Suy niệm: Biến cố trên đường Đa-mát được thuật lại đến ba lần trong sách Công vụ Tông đồ (9,1-22; 22,3-16; 26,9-18). Ta không lạ gì vì đó là khúc khải hoàn ca của Giáo Hội tiên khởi, là cuộc gặp gỡ tạo sự “xoay chiều” ngoạn mục giữa chàng trai trẻ Sao-lô và Đức Giê-su. Cuộc trở lại (hay đúng hơn, cuộc hoán cải) của thánh Phao-lô là hoa thơm trái ngọt của cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh, Người mà anh đang “bắt bớ.” Anh đã đụng chạm đến ân sủng của Ánh sáng thần linh (9,3; 22,6; 26,13) và “tin vào Tin Mừng.” Từ một người đi bắt bớ Đạo, anh bị chính Đấng là Con Đường ấy “bắt lấy,” dùng anh như khí cụ và là chứng nhân cho Mầu nhiệm Tử nạn-Phục sinh của Ngài (Cv 9,15; 22,15; 26,15-18), để anh ra đi và loan báo Tin Mừng “cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15).
Mời bạn: Dù bạn là ai, đang làm gì hay ở bậc sống nào, hãy buông mình để gặp gỡ Thầy Giêsu, để Ngài “bắt lấy.” Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng sự thật là Bạn Đang Được Yêu. Vì, “đối với những ai yêu mến, Thiên Chúa biến đổi tất cả thành tốt; ngay cả những sai lầm và tội lỗi của họ, Thiên Chúa cũng biến đổi chúng thành tốt” (Thánh Augustinô).
Sống Lời Chúa: Xác tín như thánh Phao-lô: “Đối với tôi, sống là Đức Ki-tô, và chết là một mối lợi” (Pl 1,21).
Cầu nguyện: Lạy Chúa, có biết bao cuộc gặp gỡ trong ngày sống của con: trong đời thực cũng như qua mạng internet. Thế nhưng, xin cho con biết dành những giây phút thinh lặng gặp Chúa, tâm hồn được lắng đọng, an bình. Con biết con thật sự cần Chúa và ước mong được Chúa biến đổi. Amen.
CUỘC TRỞ LẠI CỦA THÁNH PHAOLÔ
Thánh Phaolô sống cùng thời với Chúa Giêsu, nhưng như chúng ta biết, các ngài chưa bao giờ gặp nhau. Lúc đầu, Phaolô được gọi là Saolô. Khi còn trẻ, ngài là một sinh viên sáng dạ thông minh, sống theo luật đạo Do Thái. Khi lớn lên, ngài bách hại những người theo Chúa Giêsu.
Chúng ta đọc thấy cuộc trở lại thật ngạc nhiên của Saolô nơi những chương 9,22,26 sách Tông Đồ Công vụ. Điều gì đã xẩy ra? Vào một ngày nọ, đang lúc hành trình tới thành Đamát để lùng bắt nhiều Kitô hữu hơn, thình lình, một luồng sáng lớn chiếu thẳng vào ngài. Khi té xuống đất, ngài nghe thấy một giọng nói: "Saolô, Saolô, sao ngươi bách hại Ta ?" Saolô trả lời: "Thưa Ngài, Ngài là ai ?" Và giọng nói đáp: "Ta là Giêsu, Người mà ngươi đang bách hại". Saolô kinh ngạc và bối rối. Sau vài giây, Saolô hỏi: "Ngài muốn tôi làm gì ?" Chúa Giêsu đáp: "Hãy đi tới Đamát và ở đó ngươi sẽ biết phải làm gì ".
Ngay chính giờ phút ấy, nhờ quyền năng của Thiên Chúa, Saolô đã được hồng ân tin nhận Chúa Giêsu. Yếu ớt và run sợ, Saolô xin các đồng bạn của ngài giúp đỡ. Họ đã dẫn Saolô vào thành Đamát. Ánh sáng khi nãy đã làm loá mắt ngài. Giờ đây, chính trong lúc mù quáng mà ngài có thể "nhìn thấy" sự thật. Và Chúa Giêsu đã đích thân gặp gỡ ngài, mời gọi ngài hoán cải cuộc đời. Saolô trở nên người yêu đặc biệt của Chúa Giêsu. Sau khi chịu phép thanh tẩy, ngài chỉ suy tưởng đến việc giúp cho mọi người nhận biết và yêu mến Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc.
Chúng ta biết được Saolô là nhờ bởi tên gốc tiếng Rôma của ngài: Phaolô. Ngài được gọi là "tông đồ". Ngài đi khắp nơi trên thế giới rao giảng Tin Mừng. Ngài đã làm cho rất nhiều người nhận biết và tin theo Chúa Giêsu. Ngài làm việc và chịu đau khổ vì Chúa. Nhiều lần những kẻ thù đã cố tìm cách giết ngài. Nhưng không gì có thể ngăn cản được Phaolô. Lúc về già, có lần ngài bị tống giam và bị tuyên án tử, nhưng thánh Phaolô vẫn vui sướng chịu đựng cho dù phải chết vì Chúa Kitô.
Vị tông đồ cao cả này đã viết nhiều thư rất hay cho các tín hữu. Những thư này ở trong Kinh thánh gọi là Thánh thư, được trích đọc ở phần Phụng vụ Lời Chúa trong Thánh lễ.
Sự trở lại của thánh Phaolô rất quan trọng cho đời sống của Giáo hội. Chúng ta được nhắc nhớ rằng Thiên Chúa cũng đang kiếm tìm chúng ta. Người tìm chúng ta dọc theo con đường Đamát của mỗi người. Người mời gọi chúng ta hãy từ bỏ mọi sự trong cuộc sống để chỉ giữ lại mình Người. Chúng ta có nhận ra Người như Phaolô đã nhận ra không? Chúng ta có sẵn lòng trở nên những môn đệ đích thực của Chúa Giêsu như Phaolô không? Hãy nài xin thánh Phaolô giúp chúng ta.
Thánh Phaolô Trở lại
Hôm nay, Giáo Hội tưởng niệm biến cố trở lại của Thánh Phaolô.
Theo Sách Công Vụ các sứ đồ, quyển sử ký ghi lại trong giai đoạn tiên khởi của Giáo Hội, Saolê, tên gọi Do Thái của Phaolô, là một thanh niên phong thái và đầy nhiệt huyết đối với Ðạọ Vừa thụ huấn xong với một thầy Rabbi nổi tiếng trong nước, Saolê xung phong đi săn lùng những người môn đệ của Ðức Kitô mà anh cho là một bè phái đi ngược lại với Ðạo giáo.
Một hôm, đang trên đường đi Damascô để lùng bắt các môn đệ của Chúa Giêsu, anh đã bị một luồng Sáng đánh quật té xuống khỏi ngựa và từ trong ánh sáng ấy, anh đã nhận ra tiếng nói của Chúa Giêsu: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt hại".
Từ đó, sự hăng say bách hại các Kitô hữu đã biến thành lòng nhiệt thành phụng sự Giáo Hội của Ðức Kitô. Thiên Chúa đã sử dụng Phaolô làm khí cụ Truyền Giảng Tin Mừng cho Dân Ngoại, tức là các dân tộc ở ngoại Do Thái Giáọ
Cuộc trở lại của Thánh Phaolô đã đánh dấu một khúc quan trọng nhất trong lịch sử của Giáo Hội tiên khởị Tin Mừng không chỉ giới hạn trong ranh giới của Do Thái cũng như lề luật Maisen, Tin Mừng còn là một nối dài của Do Thái Giáo, nhưng chính là một Tôn Giáo mới cho mọi dân tộc, mọi văn hóa.
Giáo Hội tưởng niệm biến cố trở lại của thánh Phaolô như cao điểm của tuần lễ cầu cho hiệp nhất. Nơi thánh Phaolô, con người đã dám vượt ra khỏi ranh giới của dân tộc, của Ðạo Giáo của mình, để tuyên bố: Hãy trở thành Hy Lạp với người Hy Lạp, La Mã với người La Mã, nô lệ với người nô lệ. Giáo Hội nhận ra kiểu mẫu đích thực của hiệp nhất. Sự hiệp nhất chỉ có thể thực hiện được, nếu mỗi người môn đệ của Chúa Giêsu có đủ can đảm ra khỏi chính mình. Phải chăng đó không là đòi hỏi đầu tiên của sự trở lại?
Theo từ điển tiếng Việt của Nhà Xuất bản Khoa Học Xã Hội, "trở lại" nghĩa là về nơi mình ra đị
Nơi mình đã xuất phát, nơi mình đã ra đi đối với người Kitô chúng ta là gì nếu không phải là Thiên Chúạ Như vậy, trở lại chính là quay trở về với Thiên Chúa.
Sự quay trở lại ấy đòi hỏi một sự từ bỏ tận căn và một thái độ sẵn sàng tuyệt đốị Chúng ta phải đọc lại sự trở lại của Thánh Phaolô: Phaolô là một người thanh niên hăng say với lý tưởng. Lý tưởng của anh chính là phụng sự Chúa hết mình bằng cách tiêu diệt những kẻ mà anh cho là Tà Ðạọ Nhưng trong phút chốc, lần ngã ngựa đau điếng cả người hôm đó đã buộc anh phải xoay chiều hoàn toàn: Những gì anh cho là Tà Ðạo trước kia nay anh phải xem lại Chính Ðạọ Phaolô phải quay ngược đường trở lạị Từ bỏ tất cả những gì mình hằng ôm ấp từ trước đến nay, từ bỏ con đường mình đang đi, Phaolô đã trở thành một khí cụ mềm nhũn trong tay Chúa.
Ra khỏi chính mình, từ bỏ chính mình để trở thành khí cụ trong tay Chúa: đó là đặc điểm của sự trở lại trong Kitô giáo chúng ta.
Sự trở lại đó không chỉ là sự quay về với Chúa của những người không tín ngưỡng, của những người từ chối Giáo Hội khác, nhưng là đòi hỏi từng ngày của người Kitô. Mỗi lúc một đến gần với cùng đích của chúng ta là chính Chúa: đó là lý tưởng của người Kitô chúng ta.
Càng đến gần với Chúa càng sẵn sàng trở nên khí cụ của Chúa, chúng ta càng đến gần với tha nhân.
Xin Thánh Phaolô mà chúng ta tưởng niệm biến cố trở lại hôm nay, giúp chúng ta hiểu được sự trở lại đích thực mà người Kitô chúng ta phải theo đuổi mỗi ngày.