Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

5 Phút cho Lời Chúa ngày 21/2/2018

Filled under:

ƯU TIÊN CHỌN CHÚA
“Và các ông bỏ cha mình ở lại trên thuyền với những người làm công mà đi theo người.” (Mc 1,20)
Suy niệm: Từ xưa đến nay, ai đọc đoạn Tin Mừng này hẳn không khỏi ngạc nhiên tự hỏi động cơ nào khiến các môn đệ đầu tiên “lập tức” bỏ mọi sự để đi theo Chúa Giê-su. Phải chăng các ông đã gặp Chúa trước đây rồi, và đây chỉ là giây phút quyết định? Vâng, đúng thế. Thế nhưng, chừng ấy chưa đủ cơ sở để các ông bỏ cha mẹ, bỏ lưới thuyền, “lập tức” ra đi theo tiếng gọi của Đấng “không có nơi gối đầu.” Hai tác giả V. Howard và D. Peabody giúp lý giải điều này: ơn gọi chính là Tin Mừng cho con người, Tin Mừng về Con Thiên Chúa cũng chính là Tin Mừng của toàn dân. Thế nên, việc các môn đệ mau mắn đi theo Chúa Giê-su vì họ nhận ra Ngài là Tin Mừng đích thật, có giá trị hơn mọi thứ các ông đang sở hữu. 
Mời Bạn: Ưu tiên chọn Chúa hơn mọi giá trị trần gian luôn là thách đố cho đức tin mỗi người. Có cách nào giúp bạn vượt qua thách đố này? Thưa có, nếu bạn nhìn nhận Chúa là người bạn luôn trung thành của cuộc đời bạn, và Lời Ngài đem lại hạnh phúc đích thực, bạn sẽ dễ dàng trong việc ưu tiên chọn Chúa hơn mọi giá trị khác.
Sống Lời Chúa: Bạn tiếp tục suy nghĩ  tìm cho chính mình câu trả lời cho vấn nạn sau đây: Tại sao các môn đệ dễ dàng đi theo Chúa như vậy? Còn bạn thì sao? Làm thế nào để bạn cũng dễ dàng và quyết liệt bước theo Chúa?
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, con biết theo ai bây giờ? Chỉ có Chúa mới đem lại cho con hạnh phúc đích thật và vĩnh cửu. Xin hãy kéo con về phía Chúa như Chúa đã đánh động tâm hồn các môn đệ đầu tiên. Xin cho con niềm vui và hạnh phúc khi bước theo Chúa. Amen. 



THÁNH NỮ ANÊ
ĐỒNG TRINH TỬ ĐẠO
(290 -304)

Thánh Anê là một trong bốn thánh nữ thời danh được Giáo hội tôn kính đặc biệt và được ghi tên trong phần lễ quy.
Người ta không được biết rõ quý danh của thánh nữ. Tên Anê được đặt cho ngài là cốt để gợi lên ý nghĩa khiết trinh và tận hiến theo danh từ Hi lạp. Đàng khác, cho tới nay không một tài liệu nào cho biết đích xác về đời sống thánh nữ. Người ta chỉ được biết rằng thánh nữ thuộc gia đình quý tộc, đã chịu chết vì đạo khi còn rất trẻ (khoãng 13 tuổi), năm 304, dưới đời Hoàng đế Điôclêtianô. Vì thế, qua mấy văn kiện của Giáo hội ở mấy thế kỷ đầu, chúng ta có hai truyền thuyết về đời sống, nhất là về cuộc tử đạo của thánh nữ như sau.
Theo truyền thuyết la tinh, trong cuốn "Đời sống các Trinh nữ", thánh Ambrôsiô còn để lại một bài giảng về thánh nữ Anê đề ngày 21-1-375. Theo thánh Ambrôsiô, thì thánh nữ Anê được phúc tử đạo hồi 13 tuổi. Dù thân hình mảnh dẻ và tuổi còn thơ dại, cô cũng đã nêu gương anh dũng sán lạn. Những thiếu nữ đồng tuổi với cô đã thối chí vì thương cha mến mẹ và yêu đời hơn yêu Chúa. Chỉ một mũi kim đâm, một roi đòn nhẹ cũng đủ làm cho các cô kêu khóc thảm thiết. Trái lại, thánh nữ Anê rất bình thản và can trường không sợ chi bàn tay sắt đá hung dữ của bọn lý hình khát máu. Cô hiên ngang bình tĩnh trước muôn khổ hình. Nói tắt cô coi cái chết nhẹ như lông hồng và sẵn sàng đón nhận tất cả. Mỗi khi bị dẫn vào đền thờ ngoại giáo cô thường giơ tay làm dấu thánh giá để xua đuổi tà thần… Một buổi mai tươi sáng, thánh nữ sung sướng được tin sắp ra đấu trường. Với vòng hoa của bậc khiết trinh, Chúa còn ban cho thánh nữ triều thiên tử đạo lung linh bao nhiêu viên ngọc sáng. Như một tiên nữ diễm lệ ngây thơ, Anê xuất hiện giữa đấu trường. Các khán giả dù ghét đạo đến đâu cũng bùi ngùi cảm thương cô bé xinh đẹp và ngoan ngoãn thế kia mà bị hành hình. Còn thánh nữ, trái lại không nao núng, nhưng luôn giữ vẻ mặt vui tươi như một nàng tiên. Lòng quả cảm anh hùng của thiếu nữ đáng Chúa ban cho nhiều phép lạ trên đấu trường. Mọi người đều sửng sốt nhìn cô trinh nữ hiến thân làm chứng cho đức tin. Thật là một việc cao đẹp và lạ lùng Thiên Chúa làm ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Cô bé Anê đã rắn rỏi trả lời những câu ngăm đe và dụ dỗ của quan toà. Cô một mực tuyên bố: "Tôi chỉ tin một Chúa Kitô, Đấng lòng tôi trìu mến và kén chọn". Sau đó cô đứng thẳng và cầu nguyện. Thái độ một thiếu nữ vô tội bình tĩnh trước lưỡi gươm khiến mọi người phải nhỏ lệ, ngay đến cả quan toà cũng vậy. Dầu sao công việc cũng đã định: tên đao phủ tuốt gươm ra, nhưng tay hắn run run và mặt tái nhợt vì kính sợ và thán phục. Lưỡi gươm đưa kết liễu cuộc đời trinh khiết và can đảm của vị thánh trẻ để làm lễ vật hiến dâng cho Thiên Chúa.
Qua bản văn Latin trên, thánh Ambrôsiô đã kể lại cho chúng ta cách đơn sơ nhưng đầy đủ về cuộc tử đạo anh hùng của thánh nữ Anê. Nhưng Văn kiện của Giáo Hội Đông Phương còn hiến chúng ta một tài liệu sống động và đầy đủ chi tiết lịch sử về đời sống và cuộc tử đạo vinh quang của thánh nữ trẻ tuổi. Sau đây là đoạn trích cuốn "Máu Tử Đạo Tây Phương và Đông phương" viết bằng cổ văn Hi lạp:
Thánh Anê, một thiếu nữ quý tộc, sinh quán tại Rôma. Đời sống của cô đã phát biểu đầy đủ ý nghĩa danh từ Anê:
"Trinh khiết". Dù mới 12 tuổi, cô đã mạnh dạn trình bầy Lời Hằng Sống cho nhiều bà lão quý tộc và khuyên họ chân nhận Chúa Kitô Thiên Chúa độc nhất của mọi tâm hồn. Vì thế ông đô trưởng thành phố Rôma truyền bắt cô và doạ bỏ vào lầu xanh nếu cô không chịu bỏ đạo. Anê nhất định không quá khoá, nên ông đô trưởng ra lệnh bỏ cô vào lầu xanh với tấm áo mỏng che thân. Thâm ý của ông Đô trưởng là dùng hành động "hủ hoá" hy vọng đánh đổ lòng tin tưởng của thiếu nữ anh hùng. Nhưng giữa bùn nhơ, tâm hồn khiết trinh của thiếu nữ càng trong sáng. Ngài luôn luôn tin tưởng vào ở Chúa để nắm phần thắng lợi. Quả thực, như bị một sức ngăn cản thiêng liêng, trước mặt ngài, cả bọn trai xấu nết đều rụt rè khác hẳn mọi khi và sau cùng lần lượt rút lui. Dầu vậy, cũng có một tên làm bộ bạo dạn lại gần thánh nữ, trong khi thánh nữ đang quỳ cầu nguyện. Chúa quan phòng đã dùng uy quyền để bảo vệ con cái Ngài. Tên khốn nạn vừa tiến lại gần thánh nữ, liền ngã lăn ra chết. Dân thành huyên náo vì tin kỳ lạ đó. Họ đề nghị với ông đô tưởng đem cô ra toà. Trước vành móng ngựa, họ nhất định buộc cho cô tội cố sát, chứ không ai có thiện chí tìm hiểu sự thật. Nhưng Anê chỉ trả lời một câu duy nhất: "Đó là hành động hợp lý của người thanh niên mặc áo trắng có nhiệm vụ bênh vực tôi. Và riêng tôi thiết nghĩ, con người bỉ ổi kia cả dám làm việc bỉ ổi nên phải chết thì có chi là lạ ". Ông đô trưởng hỏi: "Người thanh niên bênh vực cô là aỉ" Thánh nữ đáp: "Thiên sứ được Thiên Chúa sai đến".- "Được, ta tin lời cô, nếu cô xin Chúa cô thờ cho người này sống lại: Anê quỳ gối ngước mắt lên trời cầu nguyện, lập tức chàng thanh niên xấu nết kia hồi tỉnh và đứng dậy. Mọi người có mặt đều sửng sốt vì sự kiện lạ lùng đó. Chính ông đô trưởng phải kêu lên: "Ôi uy lực thay! Chúa người công giáo thờ ". Nhưng vẫn không hết những con người khát máu; chúng hò la, xin nài với ông đô trưởng: "Xin ông giết con bé khốn nạn này đi, nó dám đem trò quỷ thuật lừa dối  nhân dân". Vì sợ dân náo động, ông đô trưởng nhát gan truyền thiêu sinh thánh nữ. Người ta chuẩn bị một đống lửa to. Thánh nữ làm dấu thánh giá và can đảm bước vào. Trên đống lửa cháy ngụt trời, thánh nữ phó linh hồn cho Chúa Kitô, bạn lòng của các kẻ đồng trinh. Lửa tắt, giáo hữu xông vào lấy xác thánh nữ.
Theo từng chi tiết, chúng ta thấy hai bản văn có phần khác nhau, nhưng đại quan sự kiện rất tương đồng. Riêng văn bản hy lạp cho ta thấy một phần nào thói tục và cách xử trí của người Rôma vào thế kỷ thứ IV và V.
Cũng theo những văn kiện còn lại, thì sau khi thánh nữ bị thiêu, hài cốt của ngài được đưa về an táng tại biệt thự của gia đình. Nơi đây sau thành một tu viện thánh "Anê ngoại thành". Khi Giáo hội được bằng yên, Chúa đã làm nhiều phép lạ trên mồ thánh nữ. Theo người ta kể, chính công chúa của hoàng đế Contantinô Cả đã được thánh nữ chữa khỏi bệnh. Về sau Đức Giáo Hoàng Libêriô truyền xây một tấm bia bằng cẩm thạch trên đó thánh Đamasô đã khắc ghi bài ca tụng nhân đức thánh nữ. Năm 321, công chúa con vua Contantinô được khỏi bệnh lại xin xây một thánh đường lấy tên là nhà thờ thánh nữ "Anê ngoại thành". Ngoài ra nhiều thánh đường, nhiều tu viện khác được lập vì lòng sùng kính đối với thánh nữ.
Lòng tôn sùng thánh Anê mỗi ngày một phổ cập khắp nơi trong nước Ý và ở các nước thuộc Giáo hội Đông phương. Lòng tôn sùng mộ mến đó đã cổ động việc Giáo hội tôn phong Anê lên bậc hiển thánh để danh ngài được tồn tại đến muôn đời.

Chiếc Khăn Tay Vấy Mực

Ruskin là một nghệ sĩ, phê bình nghệ thuật kiêm xã hội học người Anh sống vào cuối thế kỷ 19.
 Một hôm, có một người đàn bà quý phái mang đến cho ông xem một chiếc khăn tay đắt tiền đã bị vấy mực. Bà ta xuýt xoa tiếc rẻ vì chiếc khăn tay đã hoàn toàn mất giá trị của nó. 
Ruskin không nói gì, ông chỉ xin cho ông mượn chiếc khăn tay trong một ngày. Ngày hôm sau, ông trao lại chiếc khăn tay cho người đàn bà mà cũng không nói một lời nàọ Nhưng khi trải chiếc khăn tay ra, người đàn bà hết sức ngạc nhiên, bởi vì từ một vết mực trong góc của chiếc khăn, nhà nghệ sĩ đã biến thành một bức tranh tuyệt mỹ.
 Chiếc khăn tay có vấy mực tưởng đã bị vứt đi, nay đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật để đời.
 Những người có niềm tin vào cuộc sống không bao giờ bỏ cuộc trước những thất bạị Họ luôn biết biến những thất bại ấy thành khởi đầu của một thành công vĩ đại hơn. 
Người có niềm tin vào Thiên Chúa cũng luôn nhìn vào thất bại, rủi ro, đau khổ trong cuộc sống như cơ may của một ân phúc cao cả và dồi dào hơn.
 Dạo tháng 6 năm 1990, mục sư Anh giáo Michael Lapsley, người Zimbabwe bên Phi Châu, vì là mục sư Tuyên úy của tổ chức Quốc đại Châu Phi bao gồm các lực lượng tranh đấu cho quyền lợi của người da đen Nam Phi, đã bị quân khủng bố đặt chất nổ khiến ông bị cụt hai tay, mù một mắt và hỏng lỗ taị Trong một tuyên ngôn công bố sau đó, ông đã viết như sau: "Họ đã lấy mất đôi tay của tôị Nhưng tôi không buồn, bởi vì tôi không dùng đến võ khí để cần phải có đôi tay. Họ đã lấy mất một phần đôi mắt của tôi và thính giác của tôi, nhưng tôi vẫn còn có thể dâng hiến lời nói để tiếp tục rao giảng một cách xác tín và mạnh mẽ hơn".
 Người ta vẫn thường nói: Yêu là chết trong lòng một ít. Tình yêu đích thực luôn luôn đòi hỏi hy sinh, mất mát. Nhưng chỉ có đôi mắt tình yêu mới nhận ra giá trị của những mất mát ấy.
 Qua cái chết trên thập giá như một tiêu hao hoàn toàn, Chúa Giêsu đã bày tỏ Tình Yêu của Thiên Chúa cho nhân loại, ánh sáng của Tình Yêu đã chiếu sáng qua sự mất mát ấy. Qua những hao mòn trong từng ngày của cuộc sống Mẹ Maria, Tình Yêu của Thiên Chúa cũng được tiếp tục bày tỏ. Có cái chết độc ác, tức tưởi của Chúa Giêsu trên thập giá, thì cũng có cái chết âm thầm từng ngày của Mẹ Mariạ Ngày nay, tình Yêu của Thiên Chúa cũng cần có những mất mát, hao mòn khác của người Kitô để được tiếp tục bày tỏ cho con người, bởi vì sứ mệnh của người Kitô chính là bổ túc cho những gì còn thiếu sót trong cuộc tử nạn của Ðức Kitô.