“Chúng tôi sẽ đối mặt với những thách thức của thiên niên kỷ để truyền bá Tin Mừng” |
“Chúng tôi không thể tránh việc hiện đại hóa - như đã viết trong báo cáo có tựa đề ‘Giới trẻ vui tươi cuả Châu Á: Sống Tin Mừng trong văn hoá đa nguyên cuả Châu Á’-“một số trong chúng tôi có thể cảm thấy thiếu tự tin trong cuộc sống đức tin. Do những áp lực phát sinh ra từ những bối cảnh xã hội bất khoan dung và đang cảm thấy bị bỏ lại ở phía sau, chúng tôi thiếu sự gần gũi với Thiên Chúa và những tạo vật của Ngài. Chúng tôi cảm thấy như không có đủ sự ủng hộ từ các thành phần khác trong xã hội. Vì vậy, là những thanh niên Công Giáo ở châu Á, chúng tôi cần có cơ hội và không gian để được lắng nghe và được chú ý.”
Bản tuyên ngôn tiếp tục rằng các thành viên AYD 7 có khả năng vượt qua thách thức. “Những phẩm chất sau đây đang đóng một vai trò quan trọng để duy trì sự liên tục của đức tin Công Giáo của giới trẻ. Là người trẻ chúng tôi được Chuá Thánh Linh tác động mạnh mẽ và hun nóng ngọn lửa truyền bá Tin Mừng trong thế giới đa văn hóa này. Chúng tôi là nhà những người đi tiên phong. Chúng tôi có lớp áo giáp là tài năng của chúng tôi, là lòng dũng cảm, lòng trắc ẩn và sự quyết tâm. Những phẩm chất này là những tài sản cần thiết giúp cho xã hội đáp ứng được những thách thức mà thế giới đang phải đối mặt. ”
Nhắc lại cảm tưởng cuả những người trẻ Công Giáo trong cuộc gặp gỡ với hơn 100 thanh niên Hồi giáo mới đây:“Những cuộc gặp gỡ đa văn hóa giúp mhư thế giúp chúng tôi nhận thức về đức tin của chúng tôi trong một ánh sáng mới. Nó lan toả ngọn lửa đam mê của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng thông qua Chúa Thánh Thần, chúng tôi sẽ có thể đốt sáng thế giới.”
Tuy nhiên, những người trẻ Công Giáo nói thêm rằng lửa đó nếu không được hướng dẫn có thể trở nên không thể kiểm soát và làm hại đến người khác. “Như vậy, điều quan trọng là cần có sự giúp đỡ để hoàn thiện các kỹ năng và sử dụng chúng vào những việc tốt.” Những người trẻ Công Giáo yêu cầu sự giúp đỡ từ các bậc linh hướng bằng cách "nêu gương tốt và giúp chúng tôi nhận ra rằng niềm đam mê của chúng tôi có thể trở nên hữu ích.”
“Chúa Giêsu dạy chúng tôi yêu thương vô điều kiện. Chúng tôi cũng muốn sống làm chứng cho cùng một tình yêu mà Ngài đã tỏ lộ. Điều này bao gồm việc chăm sóc cho ngôi nhà chung theo lời kêu gọi của thông điệp Laudato Sii. Chúng tôi sẽ đi ra ngoài để giao tiếp với người khác ở nơi cuả họ, và tìm cách hiểu sâu hơn về nền văn hóa của họ. Chúng tôi sẽ đóng những vai trò hỗ trợ và tác động cho sự đoàn kết, tạo ra một cầu nối để yêu thương và tôn trọng những nền văn hóa khác nhau “.
Bản tuyên ngôn khẳng định và kết luận:“Ngoài ra, kể từ khi công nghệ và truyền thông xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống những người trẻ, chúng tôi sẽ sử dụng những công cụ này một cách có trách nhiệm để tán dương những điều tích cực và sự tốt lành chứ không phải là những điều tiêu cực và sự thù hận, để chia sẻ lời Chúa và truyền cảm hứng cho những người khác. "
VATICAN BỔ NHIỆM SỨ THẦN TÒA THÁNH ĐẦU TIÊN TẠI MYANMAR - MIẾN ĐIỆN
Chính phủ Myanmar vừa chấp thuận để Vatican bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Paul Tschang In-Nam làm Sứ thần Tòa Thánh tại Cộng hòa Liên bang Myanmar (Miến Điện).
Thỏa thuận này là kết quả của việc Myanmar và Vatican thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ ngay sau cuộc hội kiến giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Bà Aung San Suu Kyi - Cố vấn quốc gia Myanmar tại Vatican vào hôm 4 tháng 5 vừa qua.
Sau đó, Vatican tuyên bố rằng Đức Thánh Cha sẽ bổ nhiệm một sứ thần tới Myanmar và sẽ nhận một đại sứ từ quốc gia Đông Nam Á này.
Đức Tổng Giám mục Tschang sinh ngày 30 tháng 10 năm 1949 tại Seoul (Nam Hàn), được thụ phong linh mục năm 1976 và được tấn phong giám mục năm 2003 tại Rôma.
Ngài gia nhập ngành ngoại giao Tòa Thánh vào năm 1985 và từng phục vụ trong các Tòa Sứ thần tại El Salvador, Ethiopia, Syria, Pháp, Hy Lạp và Bỉ với nhiều chức vụ khác nhau cho đến năm 2002.
Ngài làm Sứ thần tại Bangladesh từ năm 2003-2007 và Uganda từ năm 2007-2012. Từ năm 2012 cho đến nay, ngài làm Sứ thần tại Thái Lan và Campuchia, kiêm Khâm sứ tại Myanmar và Lào.
Công Giáo là tôn giáo thiểu số ở Myanmar trong tổng số dân 51 triệu người mà phần lớn Phật giáo. Có khoảng 700.000 người Công Giáo do 16 giám mục, hơn 700 linh mục và 2.200 tu sĩ phục vụ tại nước này.
Đức Tổng Giám Mục Tschang làm Sứ thần Tòa Thánh tại Myanmar nhưng Tòa Sứ Thần vẫn đặt tại Bangkok, Thái Lan.
Các nguồn tin Công Giáo cao cấp nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô có thể sẽ viếng thăm Myanmar vào ngày 27 tháng 11 sắp tới, trong bốn ngày đêm.
Cách đây hai tuần, theo các giáo sĩ hàng đầu chia sẻ thì Đức Thánh Cha dự kiến sẽ đến thủ đô Naypyidaw để hội kiến Tổng thống Myanmar Htin Kyaw và lãnh đạo thực tế của nước này là Bà Aung San Suu Kyi - Cố vấn Quốc gia kiêm Ngoại trưởng.
Người ta hy vọng rằng ngài sẽ cử hành ít nhất hai Thánh lễ ở đó trước khi đến thành phố Yangon lớn nhất và là trung tâm thương mại của quốc gia này để cử hành một Thánh lễ đại chúng ngoài trời, dự kiến ngài còn thăm viếng Đại Chủng viện Công Giáo Thánh Giuse ở Yangon.
Các vị giám mục Công Giáo đã mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến viếng thăm từ năm 2014 nhân lễ kỷ niệm 500 năm Công Giáo hiện diện ở Myanmar. (UCANews)
Chân Phương (VCN)