34’000 cảnh sát được huy động cho chuyến đi Colombia của Đức Giáo hoàng
bởi phanxicovn
Ngày 29 tháng 8-2017, báo El Tiempo loan tin Đại tướng Jorge Hernando Nieto, Giám đốc Cảnh sát Quốc gia Colombia cho biết, Colombia huy động 34 000 cảnh sát và quân nhân để bảo đảm an ninh cho chuyến đi của Đức Giáo hoàng từ ngày 6 đến 10 tháng 9. Dự trù sẽ có 220 triệu khán giả xem vô tuyến truyền hình trong chuyến tông du này.
Đại tướng Nieto cũng cho biết, một phái đoàn hiến binh Vatican từ 10 đến 40 người trực tiếp lo an ninh cho Đức Giáo hoàng đã đến Colombia trước, họ kiểm lại các quy tắc an ninh cho Đức Giáo hoàng trong suốt lộ trình ngài ở trên đất Colombia.
Ba vòng đai an ninh chung quanh tòa sứ thần
34’000 cảnh sát và quân nhân canh gác cho chuyến đi, trong số này có 14’411 nhân viên đặc biệt canh gác các nơi có đông người qua lại ở thủ đô Bogota. Đại tướng Nieto đảm bảo: “Trong vòng một tháng, chúng tôi đã thành lập một trung tâm đặc biệt cho chuyến đi của Đức Phanxicô. Trung tâm này có nhiệm vụ canh chừng các hoạt động có thể gây đe dọa cho sự kiện. Chúng tôi quy tụ tất cả mọi khả năng có thể để giảm thiểu mọi nguy cơ, kể cả nguy cơ bị khủng bố”. Tòa sứ thần nơi ở Bogota, nơi Đức Phanxicô nghỉ lại qua đêm sẽ được 633 cảnh sát bảo vệ và gồm ba vòng đai an ninh.
3'500 ký giả, 220 triệu khán giả
Về phần mình, ngày 29 tháng 8, Phó Tổng thống Oscar Naranjo tuyên bố trên đài truyền thanh địa phương Caracol, chuyến đi của Đức Phanxicô sẽ được 3’500 ký giả tường thuật. Vô tuyến truyền hình trực tiếp truyền các buổi lễ và các chuyến thăm của Đức Phanxicô, sẽ thu hút từ 160 đến 220 triệu khán giả. Trong số các buổi lễ lớn được chờ đợi nhiều nhất là thánh lễ ngày chúa nhật 10 tháng 9 ở Cartagena, dự trù có 300’000 tín hữu tham dự tại chỗ.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Nữ tu Cristina “làm cháy” sân khấu Neuchâtel, Thụy Sĩ
bởi phanxicovn
“Tôi không phải là Xơ Cristina của Vô tuyến truyền hình, ơn gọi duy nhất của tôi là làm nữ tu 100 %! Ca hát chỉ là phương tiện giúp tôi truyền đạt đức tin, làm cho người nghe biết đến Chúa, đặc biệt là các người trẻ, càng ngày họ càng xa nhà thờ”, xơ Cristina 29 tuổi, Dòng Ursula nói với báo Công giáo Thụy Sĩ.
Chiều chúa nhật 27 tháng 8, xơ được mời đến trình diễn ở Sân băng Littoral nhân kỷ niệm hai trăm năm ngày thành lập giáo xứ Đức Mẹ Lên Trời ở Neuchâtel. Xơ đã hát trước 600 khán giả, một phần ba khán giả là các người trẻ. Giữa các bài hát bằng tiếng anh, xơ chia sẻ ơn gọi của mình và hành trình đoạt giải The Voice of Italy năm 2014, giải danh tiếng này đã làm xơ nổi tiếng vượt ra ngoài biên giới nước Ý.
“Người trẻ cần loại ngôn ngữ này …”
Linh mục Vincent Marville, người chuẩn bị lễ mừng 200 ngày thành lập giáo xứ cho biết: “Người trẻ cần loại ngôn ngữ này ... Cách đây một năm rưỡi, khi chúng tôi chuẩn bị tổ chức lễ kỷ niệm này, chúng tôi mong muốn làm sao tổ chức một buổi lễ cho cộng đoàn địa phương, tụ họp được nhiều người nhất có thể, nhất là những người chưa bao giờ đến nhà thờ và những người ở bên ngoài nhà thờ”. Từ 8 năm nay, linh mục Vincent Marville là cha xứ “nhà thờ đỏ” như giáo dân vẫn gọi nhà thờ của họ như thế.
Cha nói tiếp: “Lúc đó nữ tu Cristina đang làm “ồn” trên các trang mạng xã hội. Cùng với ba thành viên của hội đồng giáo xứ, cha Marville đi Rôma để làm quen với nữ tu này. Lúc đó xơ đang diễn trong vở nhạc kịch Sister Act ở Nhà hát Brancaccio, Rôma. Chúng tôi gặp xơ và xơ nhan lời mời của chúng tôi .”
Nữ tu Cristina làm khán giả tại Neuchâtel, Thụy Sĩ mê hoặc
Nữ tu Cristina “không ấm đầu”
Sau thành công của The Voice of Italy 2014, các bài hát của xơ đã có hàng chục triệu người nghe, nhưng không vì thế mà xơ “ấm đầu”. Tên thật của xơ là Cristina Scuccia, xơ sinh ngày 19 tháng 8-1988 ở Comiso, bang Raguse, vùng Silice. Xơ sống ở Dòng Thánh gia Ursula, thành phố Milan. Dòng của xơ có mặt ở Ý, Ba Tây và ở đảo Corse.
“Tôi sống hai năm ở Ba Tây, từ năm 2010 đến năm 2012, trong cộng đoàn Conjunto Santo Angelo, vùng ngoại vi Sao Paulo, tôi lo cho các em đường phố trong một chương trình giáo dục và văn hóa. Đó là những năm tháng đẹp nhất đời tôi! Khi từ Ba Tây trở về, tôi khấn tạm. Tôi vào Dòng năm 2009, tôi sẽ khấn trọn trong những năm sắp tới, nhưng không trước năm 2018 …”
Khi ở tuổi vị thành niên, xơ Cristina không để ý đến tôn giáo, cô xem tôn giáo như đeo xích vào cổ
Làm thế nào xơ có được ơn gọi, tuy xơ ở trong một gia đình công giáo, nhưng ở tuổi vị thành niên, xơ không màng gì đến tôn giáo, xem tôn giáo như cái xích đeo vào cổ? Chính cuộc gặp với một hình ảnh đã đánh thức xơ, đó là hình ảnh của nữ tu Rosa Roccuzzo, nhà sáng lập Dòng Thánh Gia Ursula cách đây hơn một thế kỷ. “Như một cú sấm sét trên bầu trời thanh tịnh!”
Một cô gái hơi “nổi loạn”
Nhìn lại thời gian trôi qua, như nhiều trẻ vị thành niên thời đó, xơ Cristina Scuccia hơi “nổi loạn”. Xơ có cảm tưởng như tôn giáo của mẹ áp đặt lên mình, xơ muốn tự do và chọn cho mình một con đường. Và xơ chọn con đường xa Giáo hội: “Tôi muốn có tự lập của tôi, có tự do của tôi, không bị luật lệ áp đặt, không tôn giáo với những chuyện cấm đoán. Tôi có bạn của tôi, tôi có người yêu. .”
Cristina có bằng kế toán nhưng xơ làm đủ việc, ngay cả làm trong một tiệm pizza. Nhưng trên hết là xơ mê hát. “Tôi có sự sáng tạo này, như thử Chúa có thể ban ơn cho chúng ta!”
“Theo lời chỉ bảo của mẹ, mẹ tôi biết các xơ Dòng Ursula đang kỷ niệm một trăm năm ngày thành lập Dòng, tôi gặp bà giám đốc Học viện Ngôi sao Hồng (Star Rose Academy), một trường dạy trình diễn cho các nữ tu Dòng Ursula. Bà chọn tôi cho buổi nhạc kịch nhân kỷ niệm một trăm năm của nhà sáng lập Dòng Thánh gia, nữ tu Rosa Roccuzzo”.
Cú sấm sét trên bầu trời thanh tịnh
“Tôi do dự nhưng đó là dịp để tôi được hát, được nhảy, được trình diễn trước công chúng. Cuộc gặp với nhân vật này đã biến đổi đời tôi. Tôi cảm thấy nội tâm tôi thiếu một cái gì. Việc nhà sáng lập Rosa Roccuzzo bỏ hết tất cả để theo Chúa Kitô và giúp đỡ người khác đã làm tôi chấn động. Tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện đi tu, nhưng từ lúc đó, mọi chuyện đã thay đổi trong tôi”.
Bây giờ thì xơ Cristina đã nổi tiếng. Xơ đi trình diễn ở Mỹ, ở Nhật nhưng xơ cho biết mình vẫn giữ tâm hồn thanh thản và đơn sơ. Trước khi đi sửa soạn cho buổi trình diễn, xơ cho biết: “Tôi không để ý đến sự nổi tiếng này vì đời tôi thuộc về cộng đoàn”.
Marta An Nguyễn dịch
Nếu bạn nghĩ rằng Thượng Đế đã chết, xin mời bạn đọc câu trả lời của Zygmunt Baumanbởi phanxicovn |
Nhà xã hội học danh tiếng Zygmunt Bauman giải thích vì sao triết gia Nietzsche và nhà xã hội học Peter Berger đã lầm.
“Không còn tôn giáo nữa ... Chúa đã chết”. Triết gia Nietzsche và sau đó là nhà xã hội học Peter Berger đã tuyên bố như trên, cái chết của Thiên Chúa đã trở nên lời khẳng định được phổ biến lan rộng. Và đó là lý do vì sao nhà xã hội học người Anh-Ba Lan Zygmunt Bauman đã lật ngược ý tưởng này, khởi đi từ các trích đoạn trong bản văn công bố trên Il Piccolo, ngày 15 tháng 11-2016.
Cáo phó non
“Có bao nhiêu lần chúng ta nghe con số trẻ sơ sinh được mang đến nhà thờ rửa tội bị giảm xuống không? Có đúng là con số những người đi nhà thờ xem lễ ngày chúa nhật cũng giảm không? Các con số thống kê được chọn trong mục đích chính xác hỗ trợ cho tiền đề này. Và cứ lặp đi lặp lại không ngừng trong mục đích làm cho chúng ta tin, cũng như đã xảy ra với tất cả các thành kiến khác, cho rằng đây là một khẳng định có nền tảng và đúng. Nhưng các thống kê này có làm đúng bổn phận của nó không? Có thể nó sẽ hoàn thành nghĩa vụ của mình nếu, khối lượng khổng lồ và ngày càng tăng của các sự kiện khác nói lên và chứng minh ngược lại, làm lệch hướng tất cả mọi chẩn đoán, tôn giáo vẫn tồn tại và tiếp tục có sức mạnh, có ảnh hưởng, lời tuyên bố Chúa chết là lời cáo phó quá sớm”.
Peter Berger chịu là đúng
Nhà xã hội học Zygmunt Baumann nhắc lại, ngay cả Peter Berger, một trong các nhà xã hội học lớn về tôn giáo của thế kỷ 20 cũng phải đổi ý lại với sự chẩn đoán của mình về một tôn giáo đã kiệt sức.
“Năm 1968, trên báo New York Times, ông đã tiên đoán một sự thay đổi trong bối cảnh tôn giáo, cho rằng thế kỷ 21 chỉ có thể tìm thấy “các tín hữu trong các tà phái nhỏ, nâng đỡ lẫn nhau để cự lại với một văn hóa thế tục toàn cầu”. Nhưng ba mươi năm sau, ở ngưỡng cửa của thế kỷ 21, nhà xã hội học đã phải thú nhận trong quyển sách Giải thế tục hóa của Thế giới (The Desecularization of the world, 1999): “Ý tưởng theo đó, chúng ta sống trong một thế giới thế tục là sai. Thế giới ngày nay lại mang tính cách tôn giáo mãnh liệt hơn bao giờ .”
Sức mạnh của thành kiến
Peter Berger đổi ý lại với chẩn đoán của mình. Nhưng có bao nhiêu người sẽ làm như ông? Biết bao nhiêu lần thành kiến đã thắng thế trên thực tế của các sự việc?
Nhà xã hội học Zygmunt Bauman cảnh báo: “Thành kiến là độc đoán: những ai bám vào thành kiến, họ từ chối mọi lập luận, họ bịt tai lại với các phê phán không thuận với họ, vì họ sợ phải không còn cứng ngắt với các xác tín của họ”.
Nietzsche đã lầm
Một nhân vật lớn mà chúng ta có thể xếp trong danh sách những người bi quan là triết gia Friedrich Nietzsche: trong tác phẩm Sự Hiểu biết Vui vẻ (Le gai savoir), một tác phẩm tiêu biểu của triết gia, ông khẳng định: “Thượng đế đã chết! Thượng đế vẫn còn chết! Và chính chúng ta đã giết Thượng đế! Làm sao chúng ta tự an ủi mình, chúng ta, những kẻ giết người của những kẻ giết người? Những gì thiêng liêng nhất, cực mạnh nhất mà thế giới nắm giữ cho đến bây giờ đã mất hết máu dưới con dao của chúng ta; Ai có thể rửa được máu này?”
Nhưng Zygmunt Bauman đã trả lời lại:
“Thượng đế vẫn còn sống, như chúng ta thấy – và chúng ta thấy rõ - qua các tôn giáo, dựa trên sự hiện diện bất diệt của mình; ngược với lời tuyên bố tự cao của tư duy hiện đại, theo đó, chúng ta là những người hoàn toàn có khả năng nắm lấy, hiểu, mô tả, đương đầu và quản lý thế giới cũng như sự hiện diện của chúng ta trên quả đất này là hoàn toàn hài hòa; và ngược với chủ ý được tuyên bố, thế giới này ở dưới quyền quản trị duy nhất của con người, trang bị bằng lý trí của nó với hai động lực: khoa học và kỹ thuật. Trái ngược với lời hứa của họ, các vũ khí này đã không trang bị cho chúng ta, là những sinh vật phải chết, trước quyền lực toàn năng – nét đặc trưng của Thiên Chúa bất tử – và lại càng ít có khả năng để đối phó với tất cả các khám phá và phát minh khủng khiếp mà họ không bao giờ đạt đến”.
Cái chết của nhân loại
Nhà xã hội học kết luận rằng, nếu Chúa phải “chết”, nói cách khác Chúa phải biệt cư ra khỏi tư tưởng chúng ta, ra khỏi cuộc sống chúng ta, không còn là điểm quy chiếu, là lời kêu gọi, và bị vào quên lãng thì cái chết này chỉ duy nhất xảy ra cùng với cái chết của nhân loại. Tại sao? Vì Chúa “tồn tại cho sự thiếu sót của chúng ta, cho sự thiếu sót của thân phận con người – theo công thức đáng nhớ của triết gia vĩ đại người Ba Lan Leszek Kolakowski – sự thiếu sót trong tư tưởng của chúng ta, sự thiếu sót trong khả năng áp dụng vào thực tế của chúng ta; sự thiếu sót mà chắc chắn nó sẽ không bao giờ vượt qua được”.
Nhà xã hội học Zygmunt Bauman nhấn mạnh: “Có những hiện tượng mà chúng ta không thể nhận thức được – chẳng hạn như sự vĩnh cửu và vô tận, hoặc tại sao và vì những gì mà chúng ta tồn tại, và tại sao có một cái gì đó chứ không phải là hư không – các hiện tượng và các chất vấn dù có các cố gắng trí tuệ phi thường nhất, chúng ta cũng không bao giờ hiểu được”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch