Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

5 Phút Cho Lời Chúa 20/8/2017

Filled under:


LÀ BỆ PHÓNG CHO NGƯỜI THÂN
Đức Giê-su bảo bà: “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy.” (Mt 15,28)
Suy niệm: Để tôn vinh các bậc cha mẹ đã góp công đào tạo các tài năng trẻ, người ta đã xưng tụng họ là “bệ phóng của các tài năng”. Thật vậy, con cái có thành công, đạt tới đỉnh cao sự nghiệp trong xã hội là nhờ các bậc cha mẹ âm thầm làm ‘bệ phóng’ cho họ mỗi ngày. Người mẹ xứ Ca-na-an này quả thật là ‘bệ phóng’ cho cô con gái nhỏ bé của mình. ‘Bệ phóng’ ấy cứ lẽo đẽo đi theo Đức Giê-su để nài xin dù bị Chúa làm ngơ, dù các môn đệ xua đuổi; sẵn sàng quì dưới chân Chúa khi Ngài vừa ngỏ lời; khiêm tốn hạ mình xuống tận ‘đất đen’, nhận mình chỉ đáng với hạng ‘chó’ thấp hèn, miễn sao thầy Giê-su ra tay cứu giúp con gái mình. Từ ‘bệ phóng’ Ca-na-an này, chúng ta nghiệm ra rằng: hễ khi nào mình là bệ phóng cho anh chị em – quên mình, nhẫn nại, khiêm tốn – thì chắc chắn chúng ta sẽ được nhận lời.
Mời Bạn trở thành ‘bệ phóng’ cho những người chung quanh qua thái độ nâng đỡ, qua cử chỉ khích lệ, qua lời nói yêu thương và nhất là qua lời cầu nguyện cho người thân yêu của bạn. Hãy xác tín rằng Ngài không thể ‘làm ngơ’ trước một niềm tin mạnh mẽ như vậy.
Chia sẻ: Tôi có dám xoá mình đi, hạ mình xuống, để trở thành ‘bệ phóng’ cho người thân của mình không?
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày thực hiện một cử chỉ, một lời nói bác ái với người thân, để người thân của mình được lớn lên trong bầu khí hạnh phúc.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa sẵn sàng ra tay cứu giúp trước lòng tin của người đàn bà Ca-na-an. Xin giúp chúng con biết noi gương bà: sống quên mình, kiên nhẫn và khiêm tốn để trở thành ‘bệ phóng’ cho người anh em.



Thánh Bernard ở Clairvaux
(1091-1153)
Nhân vật của thế kỷ! Phụ nữ của thế kỷ! Chúng ta nghe những câu xưng tụng này quá nhiều đến độ ngày nay câu ấy không còn nhiều ý nghĩa. Nhưng "người của thế kỷ 12" thì chắc chắn phải là Thánh Bernard ở Clairvaux. Vị cố vấn cho các giáo hoàng, tuyên uý đạo quân Thập Tự Chinh (lần II), người bảo vệ đức tin, người hàn gắn sự li giáo, người canh tân đời sống đan viện, học giả Kinh Thánh, thần học gia và hùng biện gia: bất cứ danh hiệu nào kể trên đều làm nổi nang một người bình thường. Tuy nhiên, Thánh Bernard có tất cả những danh hiệu ấy - nhưng ngài vẫn mong muốn trở về đời sống âm thầm của đan viện.

Vào năm 1111, khi 20 tuổi, Bernard từ giã quê nhà ở Burgundy, nước Pháp, để gia nhập cộng đồng đan sĩ ở Citeaux (Xitô). Năm người anh em, hai người chú của ngài và khoảng 30 người bạn theo ngài vào đan viện. Trong vòng bốn năm, một cộng đoàn đang tàn lụi đã phục hồi sinh lực đủ để khai sinh một đan viện mới trong thung lũng Wormwoods gần đó, với Bernard làm đan viện trưởng. Nhiệt huyết của người thanh niên trẻ tuổi này là một đòi hỏi thật khắt khe, nhưng đối với chính ngài hơn là với người khác. Một cơn bệnh nặng đã khiến ngài kiên nhẫn hơn và thông cảm hơn. Không bao lâu, thung lũng này được gọi là Clairvaux, thung lũng ánh sáng.

Ngài có tài phân xử và cố vấn. Do đó, càng ngày ngài càng phải xa đan viện để giải quyết các tranh chấp đã có từ lâu trong Giáo Hội. Trong một vài trường hợp, hiển nhiên ngài đã dẫm chân lên một vài chức sắc khó tính ở Rôma. Thánh Bernard hoàn toàn vâng phục tính cách ưu việt của Tòa Thánh. Tuy nhiên, để trả lời một lá thư cảnh cáo từ Rôma, ngài viết, các giáo phụ tốt lành ở Rôma có quá nhiều việc phải làm để duy trì sự hiệp nhất trong Giáo Hội. Nếu có bất cứ vấn đề gì ảnh hưởng đến quyền lợi của họ thì ngài sẽ là người đầu tiên cho họ biết.

Sau đó không lâu, chính Thánh Bernard là người đã can thiệp vào một vụ li giáo đang bùng nổ mạnh và đã đứng về phía đức giáo hoàng ở Rôma để chống với phe ngụy giáo hoàng.

Trong cuộc Thập Tự Chinh II, Tòa Thánh thuyết phục được Thánh Bernard nhận làm tuyên uý cho cuộc viễn chinh này. Tài hùng biện của ngài đã giúp thành lập một đạo quân hùng mạnh và dường như đảm bảo cho sự chiến thắng. Tuy nhiên, tiêu chuẩn của các nhà lãnh đạo quân sự thì không giống như chủ trương của Thánh Bernard, và cuộc thập tự chinh đã kết thúc như một thảm họa về luân lý và quân sự.

Thánh Bernard cảm thấy phần nào có trách nhiệm trong sự suy sụp của thập tự chinh. Gánh nặng ấy có thể đã dẫn đến cái chết của ngài vào ngày 20 tháng Tám 1153.

Lời Bàn
Cuộc đời Thánh Bernard trong Giáo Hội thì tốt đẹp hơn chúng ta tưởng. Các nỗ lực của ngài tạo nên nhiều kết quả sâu rộng. Nhưng ngài biết, các kết quả ấy chỉ sinh nhiều ích lợi qua các giờ cầu nguyện và chiêm niệm để đem đến cho ngài sức mạnh và đường hướng khôn ngoan. Đặc điểm cuộc đời ngài là sự sùng kính Đức Maria. Các bài giảng và văn bản của ngài về Đức Maria vẫn còn được coi là tiêu chuẩn của Thánh Mẫu học ngày nay.

Lời Trích
"Khi hiểm nguy, khi do dự, khi khó khăn, hãy nghĩ đến Đức Maria, hãy kêu cầu Đức Maria. Đừng để danh ngài tắt ở trên môi bạn, đừng bị đau khổ vì danh ngài không còn trong tâm hồn bạn. Có như thế, bạn mới chắc chắn được sự trợ giúp của lời ngài cầu bầu, đừng sao nhãng theo bước chân ngài. Với sự dẫn dắt của ngài, bạn sẽ không bao giờ lạc lối; khi cầu khẩn ngài, bạn sẽ không bao giờ nhát đảm; một khi có ngài trong tâm trí, bạn sẽ không bị lừa dối; khi được ngài nắm tay, bạn sẽ không thể vấp ngã; với sự phù trì của ngài, bạn không còn gì để sợ hãi; nếu theo ngài, bạn sẽ không mệt mỏi; nếu được ngài ưu đãi, bạn sẽ đạt được mục đích" (Thánh Bernard)



Hai Vì Sao Mỉm Cười

Một vị ẩn sĩ nọ tịnh niệm và chay tịnh đến suốt ngày không động đến thức ăn và nước uống.Từ trên đỉnh núi cao, ai ai cũng thấy có một ngôi sao xuất hiện giữa ban ngày: đó là dấu hiệu trời cao chấp nhận của lễ hy sinh của ông.
Ngày nọ, vị ẩn sĩ quyết định leo lên núi cao.
Họ càng đi, cơn khát càng dằn vặt. Ðến một lúc, vị ẩn sĩ không nỡ nhẫn tâm nhìn thấy cô bé phải quằn quại trong cơn khát. Cuối cùng, ông đành lỗi lời thề. Ông cầm lấy nước đưa lên miệng và lúc bấy giờ cô bé gái cũng mỉm cười uống nước với ông. Sau khi đã uống nước, vị ẩn sĩ không dám nhìn lên trời cao nữa.
Ðể mặc khải cho chúng ta bộ mặt thông cảm, nhân từ, yêu thương của Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã không ngần ngại đến ngồi đồng bàn với những người thu thuế, những kẻ tội lỗi.
Qua thái độ và lời phát biểu trên đây, Chúa Giêsu muốn cho chúng ta thấy rằng cốt lõi của Tin Mừng, cốt lõi của Ðạo chính là tình thương. Thực thi bác ái là việc ăn chay có giá trị nhất, là của lễ cao đẹp nhất mà con người có thể dâng lên Thiên Chúa.
Nói như mẹ Têrêxa Calcutta: "Khi tôi chia sẻ, khi tôi trao ban cho người một điều gì làm tôi cảm thấy mát mát, đau khổ, thì sự chia sẻ của tôi mới có giá trị. Tôi không chia sẻ và trao ban của dư thừa, mà chính là trao ban chính tôi.
Khi tôi cố gắng chào hỏi một người tôi ghét cay ghét đắng, đó mới thật sự là một hành động bác ái.