Khi ấy, Phêrô đến thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, khi anh em con xúc phạm đến con, con phải tha thứ cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần không?" Chúa Giêsu đáp: "Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy. Về vấn đề này, thì nước Trời cũng giống như ông vua kia muốn tính sổ với các đầy tớ. Trước hết, người ta dẫn đến vua một người mắc nợ mười ngàn nén bạc. Người này không có gì trả, nên chủ ra lệnh bán y, vợ con và tất cả tài sản của y để trả hết nợ. Người đầy tớ liền sấp mình dưới chân chủ và van lơn rằng: "Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn và tôi sẽ trả lại cho ngài tất cả". Người chủ động lòng thương trả tự do và tha nợ cho y. Khi ra về, tên đầy tớ gặp một người bạn mắc nợ y một trăm bạc: Y tóm lấy, bóp cổ mà nói rằng: "Hãy trả nợ cho ta". Bấy giờ người bạn sấp mình dưới chân và van lơn rằng: "Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn, tôi sẽ trả hết nợ cho anh". Y không nghe, bắt người bạn tống giam vào ngục, cho đến khi trả nợ xong. Các bạn y chứng kiến cảnh tượng đó, rất khổ tâm, họ liền đi thuật với chủ tất cả câu chuyện. Bấy giờ chủ đòi y đến và bảo rằng: "Trước hết, trong văn hóa Do Thái, con số 7 tượng trưng cho sự thành toàn, hoàn hảo nên kiểu nói 70 lần 7 trong bối cảnh ông Phêrô hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, nếu anh em con xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?” (Mt 18, 21) hàm nghĩa sự viên mãn, tròn đầy. Do đó, khi Chúa Giêsu khuyên môn đệ Phêrô khi xưa và mỗi người chúng ta hôm nay hãy tha thứ “bảy mươi lần bảy”, tức là luôn luôn và tất cả, tha thứ hoài, tha thứ không tính toán, tha thứ không điều kiện, giới hạn hay biên độ. Nói chung sự tha thứ là vô bến vô bờ, vô biên.Trong khi đó, đối với người Việt chúng ta hay quan niệm và nhắc nhau kinh nghiệm sống ở đời: "sự bất quá tam", ý muốn nói phàm ở đời, việc gì cũng không nên quá nhiều lần. Nhiều lắm là 3 lần trở lại. Tha thứ kẻ lầm lỗi, chỉ nên tha ba lần, nếu vẫn còn tái phạm, thì lần thứ tư phải trách phạt. Thất bại trong công việc gì, lần thứ tư phải cố mà thành công. Đã ba lần chết vợ, không nên tục huyền nữa...So với chúng ta, ông Phêrô sẵn lòng tha thứ cho anh em khi họ xúc phạm ông đến 7 lần, nếu tính ra ông Phêrô đã ứng xử rộng lượng và quảng đại trong tha thứ cho người khác hơn gấp đôi lối suy nghĩ ứng xử của chúng ta. Thế nhưng, sự tha thứ theo lối nghĩ của Phêrô không còn có thể mang so sánh với sự tha thứ mà Chúa mời gọi người môn đệ của Chúa dành cho nhau. Tha thứ “đến bảy mươi lần bảy” không còn dừng lại nhớ xem là tha thứ đến lần thứ bao nhiêu, mà là luôn luôn tha thứ, không còn nhớ và kể những lần tha thứ trước nữa.Trong cuộc sống hằng ngày, là Kitô hữu, chúng ta, những môn đệ của Chúa Giêsu được mời gọi sống yêu thương tha thứ. Bởi tình yêu thương và sự tha thứ không thể tách rời nhau được, nên sự tha thứ không chỉ giải thoát cho người được tha thứ mà còn làm tăng trưởng đời sống thuộc linh của người ra quyết định tha thứ. Vì thế, tha thứ không chỉ là cách chúng ta đem đến một cơ hội mới, một khởi đầu mới cho người đã phạm lỗi lầm với chúng ta, mà quan trọng hơn, đó chính là cách để chúng ta được giải phóng, tự do. Thật thế, chỉ khi quyết định tha thứ hoàn toàn, chúng ta mới có thể trở nên hoàn toàn tự do khỏi mọi sự buồn giận và thù oán. Đừng cầm giữ, hãy trao mọi gánh nặng của mình cho Chúa, và nhận lấy một đời sống tự do, tràn đầy vui mừng, bình an và sức sống từ nơi Chúa. Như lời kinh Lạy Cha chúng ta cầu nguyện hằng ngày: “Xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Sự tha thứ mà Thiên Chúa ban cho chúng ta đòi buộc chúng ta phải tha thứ cho người khác. Chân phước Maurice Tornay nhấn mạnh: “Chúng ta phải tha thứ cho nhau vô điều kiện, bởi vì Thiên Chúa nhân lành, luôn thương xót và tha thứ mọi lỗi lầm của chúng ta trước”.
Suy niệm 2
Có khoảng cách rất lớn giữa mười ngàn yến vàng với một trăm quan tiền.
Mười ngàn yến vàng bằng một trăm triệu quan tiền.
Vậy mà người vừa được tha món tiền cực lớn ấy,
lại không tha được cho bạn của mình một món tiền tương đối nhỏ.
Thái độ độc ác này khiến tôi nhìn lại mình và tự hỏi tại sao.
Tại sao tôi không tha cho anh em tôi những điều nhỏ mọn hàng ngày,
trong khi Chúa vẫn tha cho tôi những món nợ rất lớn?
Dù một trăm quan tiền là hơn ba tháng lương của người lao động,
nhưng nó chẳng là gì so với món tiền lớn tôi mắc nợ Chủ tôi.
Tôi mắc nợ Ngài sự hiện hữu của tôi trên đời và tất cả những gì tôi có.
Tôi mắc nợ Ngài vì tình yêu bao la Ngài dành cho tôi.
Món nợ lớn vô cùng, vì tôi là thụ tạo, còn Ngài là Tạo Hóa.
Mười ngàn yến vàng bằng một trăm triệu quan tiền.
Vậy mà người vừa được tha món tiền cực lớn ấy,
lại không tha được cho bạn của mình một món tiền tương đối nhỏ.
Thái độ độc ác này khiến tôi nhìn lại mình và tự hỏi tại sao.
Tại sao tôi không tha cho anh em tôi những điều nhỏ mọn hàng ngày,
trong khi Chúa vẫn tha cho tôi những món nợ rất lớn?
Dù một trăm quan tiền là hơn ba tháng lương của người lao động,
nhưng nó chẳng là gì so với món tiền lớn tôi mắc nợ Chủ tôi.
Tôi mắc nợ Ngài sự hiện hữu của tôi trên đời và tất cả những gì tôi có.
Tôi mắc nợ Ngài vì tình yêu bao la Ngài dành cho tôi.
Món nợ lớn vô cùng, vì tôi là thụ tạo, còn Ngài là Tạo Hóa.
“Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết” (cc. 26. 29).
Cả hai người đầy tớ đều sấp mình van xin như thế
khi cả hai đều không thể nào trả ngay được món nợ.
Nhưng hai câu trả lời nhận được lại khác nhau.
Chỉ vị vua mới biết chạnh lòng thương xót và tha toàn bộ số nợ (c. 27).
Còn người đầy tớ vừa được tha món nợ lớn, lại không có lòng thương xót này.
Anh ta thích dùng sức mạnh và quyền lực để giải quyết.
Túm lấy, bóp cổ, tống bạn mình vào ngục cho đến khi trả xong.
Lẽ ra anh ta phải cư xử với bạn mình như ông chủ đã cư xử với anh.
Đó chính là nội dung lời buộc tội của ông chủ giận dữ:
“Ngươi không phải thương xót đồng bạn,
như chính ta đã thương xót ngươi sao ?” (c. 33).
Lòng thương xót anh nhận được đã không trở thành dòng suối mát
chảy đến với người bạn đang cần chút xót thương.
Chính vì thế sự tha thứ mà anh nhận được từ chủ
phút chốc bị rút lại, bị xóa sạch.
Anh lại bị trở về tình trạng trước đây,
bị quân lính hành hạ, bị tù đầy cho đến khi trả hết (c. 34).
Sự tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa đối với chúng ta
chỉ ở lại với điều kiện là nó được chuyển đi, chứ không giữ lại.
Giữ lại đồng nghĩa với bị rút lại.
Món quà tôi nhận được từ Cha phải trở thành món quà tôi trao cho anh em.
Cả hai người đầy tớ đều sấp mình van xin như thế
khi cả hai đều không thể nào trả ngay được món nợ.
Nhưng hai câu trả lời nhận được lại khác nhau.
Chỉ vị vua mới biết chạnh lòng thương xót và tha toàn bộ số nợ (c. 27).
Còn người đầy tớ vừa được tha món nợ lớn, lại không có lòng thương xót này.
Anh ta thích dùng sức mạnh và quyền lực để giải quyết.
Túm lấy, bóp cổ, tống bạn mình vào ngục cho đến khi trả xong.
Lẽ ra anh ta phải cư xử với bạn mình như ông chủ đã cư xử với anh.
Đó chính là nội dung lời buộc tội của ông chủ giận dữ:
“Ngươi không phải thương xót đồng bạn,
như chính ta đã thương xót ngươi sao ?” (c. 33).
Lòng thương xót anh nhận được đã không trở thành dòng suối mát
chảy đến với người bạn đang cần chút xót thương.
Chính vì thế sự tha thứ mà anh nhận được từ chủ
phút chốc bị rút lại, bị xóa sạch.
Anh lại bị trở về tình trạng trước đây,
bị quân lính hành hạ, bị tù đầy cho đến khi trả hết (c. 34).
Sự tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa đối với chúng ta
chỉ ở lại với điều kiện là nó được chuyển đi, chứ không giữ lại.
Giữ lại đồng nghĩa với bị rút lại.
Món quà tôi nhận được từ Cha phải trở thành món quà tôi trao cho anh em.
Trong cuộc sống, chúng ta là con nợ của nhau, người này nợ người kia.
Trước những xúc phạm của người anh em trong cộng đoàn,
Phêrô nghĩ phải chăng nên tha đến bảy lần.
Đức Giêsu mời ta tha đến bảy mươi lần bảy, nghĩa là tha đến vô cùng.
Ngài mời ta đi vào chỗ sâu nhất trong trái tim Thiên Chúa.
Sự tha thứ bắt nguồn từ tấm lòng, từ trái tim (c. 35).
Một trái tim tàn nhẫn chỉ biết đến một sự công bằng cứng cỏi.
Thế giới hôm nay cần một trái tim tha thứ hơn bao giờ.
Những nước nghèo mong chờ được tha những món nợ lớn.
Có những mối thù cần được tha giữa các sắc tộc, quốc gia, tôn giáo…
Người Kitô hữu chúng ta giúp gì cho sự tha thứ trong thế giới hôm nay?
Trước những xúc phạm của người anh em trong cộng đoàn,
Phêrô nghĩ phải chăng nên tha đến bảy lần.
Đức Giêsu mời ta tha đến bảy mươi lần bảy, nghĩa là tha đến vô cùng.
Ngài mời ta đi vào chỗ sâu nhất trong trái tim Thiên Chúa.
Sự tha thứ bắt nguồn từ tấm lòng, từ trái tim (c. 35).
Một trái tim tàn nhẫn chỉ biết đến một sự công bằng cứng cỏi.
Thế giới hôm nay cần một trái tim tha thứ hơn bao giờ.
Những nước nghèo mong chờ được tha những món nợ lớn.
Có những mối thù cần được tha giữa các sắc tộc, quốc gia, tôn giáo…
Người Kitô hữu chúng ta giúp gì cho sự tha thứ trong thế giới hôm nay?
Cầu nguyện:
Giữa một thế giới đề cao quyền lực và lợi nhuận,
xin dạy con biết phục vụ âm thầm.
xin dạy con biết phục vụ âm thầm.
Giữa một thế giới say mê thống trị và chiếm đoạt,
xin dạy con biết yêu thương tự hiến.
xin dạy con biết yêu thương tự hiến.
Giữa một thế giới đầy phe phái chia rẽ,
xin dạy con biết cộng tác và đồng trách nhiệm.
xin dạy con biết cộng tác và đồng trách nhiệm.
Giữa một thế giới đầy hàng rào kỳ thị,
xin dạy con biết coi mọi người như anh em.
xin dạy con biết coi mọi người như anh em.
Lạy Chúa Ba Ngôi,
Ngài là mẫu mực của tình yêu tinh ròng,xin cho các Kitô hữu chúng con
trở thành tình yêu
cho trái tim khô cằn của thế giới.
Ngài là mẫu mực của tình yêu tinh ròng,xin cho các Kitô hữu chúng con
trở thành tình yêu
cho trái tim khô cằn của thế giới.
Xin dạy chúng con biết yêu như Ngài,
biết sống nhờ và sống cho tha nhân,
biết quảng đại cho đi
và khiêm nhường nhận lãnh.
biết sống nhờ và sống cho tha nhân,
biết quảng đại cho đi
và khiêm nhường nhận lãnh.
Lạy Ba Ngôi chí thánh,
xin cho chúng con tin vào sự hiện diện của Chúa
ở sâu thẳm lòng chúng con,
và trong lòng từng con người bé nhỏ.
xin cho chúng con tin vào sự hiện diện của Chúa
ở sâu thẳm lòng chúng con,
và trong lòng từng con người bé nhỏ.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.