Địa điểm này trở thành nơi cầu nguyện cho hòa bình giữa lúc xảy ra căng thẳng ở miền nam Philippines
Tượng Chúa Giêsu Kitô khổng lồ ở miền nam bất ổn của Philippines đang thu hút khách hành hương đến thị xã nông thôn nổi tiếng về nghệ thuật bản địa.
Thánh địa Lòng Thương Xót Chúa nhìn xuống thị xã Lake South thuộc tỉnh Nam Cotabato, quê nhà của bộ lạc T’boli nổi tiếng về nghệ thuật dệt T’nalak tinh xảo.
Tượng Chúa Kitô cao 10 mét, khoác áo choàng màu trắng đỏ, là cột mốc được người đi đường dùng để định vị vào ban đêm.
Chiều cao của bức tượng (33 foot) tượng trưng cho tuổi của Chúa Giêsu khi Ngài qua đời, theo Jesus Esquillo, trợ lý quản lý khu tĩnh tâm trên núi rộng 4 ha được đặt tên theo việc làm đạo đức do Thánh Faustina Kowalska, nữ tu người Ba Lan, khởi xướng.
Ít nhất 100 người tập trung tham dự Thánh lễ trong nhà nguyện ở chân tượng thuộc làng Lamdalag mỗi Chủ nhật. Nhiều khách hành hương đến tham dự các đêm canh thức vào tối thứ Bảy.
Các tượng ảnh khác nằm giữa các hồ nước và vòi phun nước nhân tạo, bên dưới các bóng cây rải rác hay tại một hồ nước gần đó.
Bên kia thánh địa là khu nhà dành cho các gia đình đến viếng thánh địa và các nhóm tĩnh tâm.
Một thương gia và vợ ông thành lập thánh địa cách đây 5 năm. Họ mở cửa cho công chúng vào tham quan năm 2015 “nhằm đưa người ta đến gần Chúa hơn” và cổ vũ thêm nhiều người cầu nguyện cùng Chúa Giêsu Kitô là “Chúa của Lòng Thương Xót”.
Du lịch tôn giáo thu hút các đám đông đến từ khắp Mindanao, chủ yếu cầu nguyện cho hòa bình giữa lúc chính biến và các vụ tấn công khủng bố. Mùa Chay chứng kiến hàng ngàn du khách, theo Esquillo.
Thánh địa mở cửa miễn phí và tất cả tiền quyên cúng được chuyển đến giáo xứ Thánh Gioan Baotixita, nơi trông coi thánh địa.
Linh mục Dòng Tên Kikwaya ở Đài Thiên Văn Vatican
bởi phanxicovn
Trong số các thành viên của nhóm các nhà thiên văn Đài Thiên Văn Vatican có Linh mục Jean-Baptiste Kikwaya, chuyên gia về các tiểu hành tinh. Ngày 21 tháng 8 – 2017, hãng tin Phi châu Adiac đã vẽ chân dung linh mục. Sau khi hợp tác với Cơ quan Không gian Hoa Kỳ Nasa, tên của cha đã được đặt cho một sao băng.
Từ năm 2009, năm cha bắt đầu làm việc ở Đài Thiên Văn Vatican, linh mục Kikwaya đã đích thực trở thành một chuyên gia về các tiểu hành tinh. Cha cho biết: “Chúng đúng thật là các ‘em bé hành tinh’. Công việc của tôi là quan sát cấu trúc và tìm hiểu nguồn gốc cùng sự tiến triển của chúng”.
Linh mục Jean-Baptiste Kikwaya sinh tại Kinshasa (Cộng hòa Dân chủ Congo) năm 1965. Cha vào chủng viện ở Rwanda và học toán. Nhưng bối cảnh chính trị rối loạn vào thời đó không cho phép cha có được bằng cấp. Đứng trước tình trạng này, Linh mục Matungulu, giám tỉnh Dòng Tên lúc đó gởi cha đi Bỉ học khoa học ở Đại học Namur.
Toán ... trên trời
Cha Kikwaya cho biết: “Tôi học toán với chuyên ngành toán trên trời, có nghĩa là ngành thiên văn. Môn học dựa trên các thực thể trên trời”. Sau khi học phần lý thuyết, cha trở về Congo năm 1997, cha dạy toán hai năm.
Năm 1999, Đài Thiên Văn Vatican, do các cha Dòng Tên điều khiển cần đổi mới nhân lực. Dòng kêu gọi tất cả thành viên trẻ của Dòng ai có khả năng có thể vào làm việc ở Đài không. Sau khi trình luận án về thiên văn ở Paris rồi ở Canada, năm 2009 cha gia nhập vào nhóm nhà thiên văn của Đài Thiên Văn Vatican.
Sao băng
Trên bước đường sự nghiệp, sau các nghiên cứu khoa học cùng hợp tác với Cơ quan Không gian Hoa kỳ Nasa, tên của cha đã được đặt cho một trong các sao băng. Linh mục Kikwaya kể: “Công việc tôi thực hiện dựa trên các sao băng, thường là hạt bụi to như hạt cát!”
Cha khẳng định: “Chính khi học về các sao băng mà chúng ta có thể trả lời cho các câu hỏi về sự sống hay về những gì về chúng ta cách đây 4 tỷ năm”. Công việc này góp phần vào việc bảo vệ các vệ tinh nhân tạo đôi khi bị các thực thể thiên văn này phá hủy.
Đài Thiên Văn Vatican là một trong các đài quan sát thiên văn có lâu nhất thế giới, trụ sở ở Castel Gandolfo, phiá nam Rôma và ở Tucson, bang Arizona, nước Mỹ. Được thành lập năm 1578, Đài được Dòng Tên điều hành từ năm 1934.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch