HY SINH QUÊN MÌNH
“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà… chết đi, nó mới sinh nhiều hạt khác.” (Ga 12,24)
Suy niệm: Cạnh tranh sinh tồn vốn đã là quy luật. Ở đâu cũng có sự hơn thua. Ở trường có thi tuyển, xếp hạng, thí sinh phải ‘chọi’ với nhiều người để qua cửa đại học. Ra đời có đấu thầu, giành thị trường, tranh cúp, thi đấu. Người con gái được coi là “đẹp” nhất là người phải thắng hàng vạn cô khác để đoạt chiếc vương miện hoa hậu! Trong khi đó không thiếu những con người sẵn sàng nghe Lời Chúa hôm nay ‘hạ mình xuống để người khác được nâng cao’. Cuộc đời họ kết nối những hy sinh âm thầm, những cống hiến không được nhắc nhớ. Họ không tìm vinh quang cho cá nhân mình. Nếu phải tìm chiến thắng, họ làm sao để tất cả cùng chiến thắng. Luật sống của họ là định luật hạt lúa bất hủ của Chúa Giêsu: mục nát đi để sinh ra nhiều bông hạt.
Mời Bạn: Mùa màng bội thu hôm nay là kết quả của bao hạt giống đã mục nát đi. Cộng đoàn muốn tăng trưởng không thể thiếu những cá nhân quên mình, khiêm tốn phục vụ. Họ là những người gieo niềm vui, an bình, tạo bầu khí tín cẩn, thân thiện, làm nẩy nở sáng kiến và tinh thần cộng tác chân thành.
Chia sẻ: Cường quyền, độc đoán, cộng với kém hiểu biết, là những yếu tố làm cho cộng đoàn suy yếu. Có những dấu hiệu ấy trong cộng đoàn của bạn không?
Sống Lời Chúa: Tôi sẵn sàng từ bỏ ý riêng để làm theo ý Chúa. Khi phải quyết định điều gì quan trọng, tôi bàn hỏi, biết lắng nghe để nhận ra điều gì tôi được sai làm, điều gì tôi đã làm sai.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin cho con chấp nhận hao mòn vì tình yêu Chúa; biết rằng làm thế, con không mất đi nhưng được lại tất cả trong Chúa.
(thế kỷ thứ ba) |
Thánh Lôrensô là một trong bảy nô bộc (phó tế) của giáo hội chịu trách nhiệm giúp đỡ người nghèo túng và ngài được giao cho trách nhiệm "quản lý tài sản của giáo hội". Khi sự cấm đạo dưới thời hoàng đế Valerian bùng nổ, Thánh Giáo Hoàng Sixtus bị kết án tử hình cùng với sáu phó tế khác. Khi đức giáo hoàng bị điệu ra pháp trường, Lôrensô đi theo khóc lóc nức nở, ngài hỏi, "Cha ơi, cha đi đâu mà không cho nô bộc này theo?" Đức giáo hoàng trả lời, "Con ơi, ta không bỏ con đâu. Trong ba ngày nữa, con sẽ theo ta." Nghe thấy thế, Lôrensô thật vui mừng, ngài về phân phát hết tiền của trong kho cho người nghèo, và còn bán cả các phẩm phục đắt tiền để có thêm của cải mà phân phát.
Quan Tổng Trấn Rôma, một người tham lam, nghĩ rằng Giáo Hội có giấu giếm nhiều của cải. Do đó, ông ra lệnh cho Lôrensô phải đem hết tài sản của Giáo Hội cho ông. Vị thánh trả lời, xin cho ba ngày. Thế là ngài đi khắp thành phố, quy tụ mọi người nghèo khổ, đau yếu được Giáo Hội giúp đỡ. Khi trình diện họ trước mặt quan, ngài nói: "Đây là tài sản của Giáo Hội!"
Giận điên người, quan tổng trấn xử phạt Lôrensô phải chết cách thê thảm và chết dần mòn. Vị thánh bị cột trên một vỉ sắt lớn với lửa riu riu để từ từ thiêu đốt da thịt của ngài, nhưng thánh nhân đang bừng cháy với tình yêu Thiên Chúa nên hầu như ngài không cảm thấy gì. Thật vậy, Thiên Chúa còn ban cho ngài sức mạnh đến độ có thể đùa bỡn. Ngài nói với quan tòa, "Lật tôi đi chứ. Phía bên này chín rồi!" Và trước khi trút hơi thở cuối cùng, ngài nói, "Bây giờ thì đã chín hết rồi." Sau đó ngài cầu xin cho thành phố Rôma được trở lại với Đức Kitô và cho Đức Tin Công Giáo được lan tràn khắp thế giới. Và ngài tiến lên lãnh nhận triều thiên tử đạo.
Tài Sản Của Giáo Hội
Hôm nay, Giáo Hộ kính nhớ một vị thánh được tôn kính rất nhiều trong những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo: đó là thánh Lôrenxô. Thật ra, người ta biết rất ít về vị thánh này...
Theo tương truyền, thì Lôrenxô là một vị phó tế người Roma phục vụ Giáo Hội dưới thời Ðức Giáo Hoàng Sixtô II, và có lẽ cũng đã chịu tử đạo trong thời kỳ bách hại của Hoàng đế Velerianô vào thế kỷ thứ 3.
Chuyện kể lại rằng, cũng như các phó tế trong giai đoạn tiên khởi của Giáo Hội, Lôrenxô được giao phó trách nhiệm quản lý tài sản của Giáo Hội và trợ giúp người nghèo.
Sau khi Ðức Sixtô II bị bắt giữ, phó tế Lôrenxô cũng đã nghĩ ngay đến số phận chờ đợi mình mà Giáo Hội phải trải qua.
Hoạt động bác ái quá rầm rộ này không mấy chốc đến tai viên thị trưởng Roma.
Viên thị trưởng đã cho lời tuyên bố này là một thách thức ngạo mạn. Ông truyền lệnh cho thiêu sống Lôrenxô trên một chiếc giường sắt được nung đỏ. Các lý hình thay phiên nhau để quay trở thân xác của thánh nhân như một con thú...
Câu chuyện trên đây có thể chỉ là sản phẩm của một lòng tôn kính cao độ mà các tín hữu thời sơ khai dành cho một vị thánh. Nhưng, dù không biết nhiều về vị thánh này, chúng ta vẫn có thể xác quyết một điều: ngài đã chết vì Ðức Kitô. Sự thánh thiện ở thời đại nào cũng được định nghĩa như một sự đáp trả hoàn toàn đối với lời mời gọi bước theo Ðức Kitô.
Sống và chết cho Ðức Kitô: đó là ơn gọi từng ngày của người Kitô. Có nhiều hình thức bắt đạo khác nhau: từ những sắc lệnh cấm đạo công khai cho đến những hạn chế tự do tín ngưỡng một cách tinh vi.
Có nhiều hình thức tử đạo khác nhau: từ cảnh đầu rơi, máu đổ cho đến những cái chết dần mòn trong nơi lao tù, cũng như những khước từ hy sinh từng ngày mà mỗi người Kitô đang phải trải qua.
Sống trọn vẹn ơn gọi của người Kitô cũng là một hình thức tử đạo từng ngày. Quyết trí trung thành lắng nghe tiếng nói của lương tâm để không chạy theo những cám dỗ của quyền lực, của tiền bạc, của gian dối, của lường gạt: đó cũng là một cuộc tử đạo dai dẳng.
Quyết trí trung thành với Giáo Hội dù phải chịu những phân biệt đối xử, dù phải bị tước đoạt quyền lợi: đó cũng là một cuộc tử đạo dai dẳng.