ĐỘNG TÁC 20 GIÂY MỖI NGÀY PHÒNG TRÁNH BỊ ĐỘT QUỴ
Bất kỳ ai cũng có thể bị đột quỵ, không chỉ người lớn tuổi. Vậy bạn hãy tập động tác này mỗi ngày và bạn chỉ cần dành 20 giây để phòng ngừa đột quỵ, từ đó giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bạn nhớ chia xẻ ch mọi người!
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản đã chứng minh rằng, nếu một người không thể đứng thăng bằng trên một chân ít nhất 20 giây thì có thể là dấu hiệu của bệnh đột quỵ thầm lặng.
Đột quỵ thầm lặng là bệnh lý nguy hiểm, khó phát hiện do không có triệu chứng cụ thể. Hầu hết trường hợp người bị đột quỵ thầm lặng không hề hay biết họ đang mắc bệnh.
Bệnh không được phát hiện ở giai đoạn sớm sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho não, thậm chí dẫn đến tử vong.
Bài tập kiểm tra bệnh đột quỵ thầm lặng :
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 841 phụ nữ và 546 nam giới có độ tuổi trung bình là 67. Những người tham gia được yêu cầu đứng một chân và mở mắt trong thời gian tối đa 1 phút. Sau đó, họ được chụp MRI để đánh giá mức độ bệnh lý mạch máu não nhỏ, yếu tố có thể cản trở dòng chảy của máu trong não.
Kết quả cho thấy 1/3 những người mắc bệnh đột quỵ thầm lặng không thể đứng thăng bằng trên một chân quá 20 giây.
Tiến sĩ Yasuharu Tabara, Đại học Kyoto (Nhật Bản) cho biết đây có thể là dấu hiệu bất thường của não và sự suy giảm trí nhớ.
Nếu không thể đứng trên một chân ít nhất 20 giây, bạn có thể bị đột quỵ thầm lặng.
Nghiên cứu này đã chứng minh bài tập đứng trên một chân là biện pháp để kiểm tra sự thăng bằng của cơ thể, giúp nhận ra những bất thường trong não, từ đó phát hiện bạn có bị đột quỵ thầm lặng hay không. Nếu bạn không thể thực hiện bài tập này thì hãy đến bệnh viện kiểm tra để biết chính xác về tình hình sức khỏe của bản thân, cũng như có hướng điều trị phù hợp và kịp thời.
BÀI TẬP ĐỨNG MỘT CHÂN GIÚP PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ VÀ TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE
Theo y sư Thái Hồng Quang (Chủ tịch Hội nghiên cứu sức khỏe kinh lạc Hồng Kông), bài tập đứng trên 1 chân sẽ giúp phòng ngừa đột quỵ và nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, bài tập này còn rất tốt cho người bị bệnh gút, cao huyết áp, đái tháo đường, đau lưng, đau cổ…
Cách thực hiện bài tập: Bạn đứng thẳng trên sàn, hai bàn chân đặt cạnh nhau tạo thành hình chữ V. Từ từ nhấc một chân lên, chân kia làm trụ rồi nhắm mắt và dang 2 tay ra để giữ thăng bằng. Cố gắng giữ tư thế trong khoảng 20 giây hoặc lâu nhất có thể, sử̉ dụng đồng hồ bấm giờ để xem bạn có thể đứng ở tư thế này trong bao lâu nhé!
Yoga hướng dẫn rõ thêm : Sau đó đổi chân và lập lại tư thế này làm 4 lần, mỗi lần đứng 1 chân như vậy là 30 giây.
Hãy thực hiện bài tập thăng bằng nói trên bằng một chân mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
Đối với những người trên 45 tuổi, nếu có thể đứng một chân như vậy trong thời gian 15 giây là một tín hiệu tốt cho sức khỏe.
Sưu Tầm
Sống có lý có tình
Trần Liễu là thân vương nhà Trần, anh ruột của vua Trần thái Tông, từng giữ chức Thái Úy và Phụ Chính của vua. Vì bất mãn với quyết định trái luân thường đạo lý của người chú họ là Thượng Phụ Thái Sư Trần thủ Độ, ông dấy binh chống lại triều đình. Sau vì binh ít thế yếu, ông lẻn xuống thuyền gặp vua xin hàng phục. Thủ Độ biết tin mang quân đến bắt, Thái Tông (Trần Cảnh) lấy thân mình che chở cho anh và nói « Phụng Càn Vương đến hàng đấy ».Thủ Độ giận dữ ném gươm nói : « Ta chỉ là con chó săn thôi, biết đâu anh em các người thuận nghịch thế nào? », sau đó rút quân về. Còn Thái Tông đã lấy đất Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang (Một phần thuộc tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh) phong cho Trần Liễu, vì thế ông được gọi là Yên Sinh Vương (An Sinh Vương). Truyện xảy ra dưới thời Nguyên Phong.
Cũng có một Thái Tông khác đời nhà Đường bên Trung Quốc, là một minh quân nhưng cách xử sự với người thân lại không bằng vua Việt : Đường Thái Tông Lý Thế Dân có 2 người anh em là Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát, họ vì ngôi báu nên đã từng hãm hại ông. Sau khi bàn tính với các đại thần thân tín, Đường Thái Tông, tuy vì tự vệ, nhưng cũng đã giết hại anh em của mình, lên ngôi lấy niên hiệu Trinh Quán.
Hai sự kiện này được Vua Trần Dụ Tông (vị vua thứ 7 của nhà Trần) đem ra so sánh khi làm bài thơ ca ngợi đức độ của cha ông mình với lời phân tích toả sáng gương soi cho đời sau, được dịch nghĩa như sau :
Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông,
Đường xưng: Trinh Quán , Việt: Nguyên Phong.
Kiến Thành bị giết, An Sinh sống,
Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng.
Đường xưng: Trinh Quán , Việt: Nguyên Phong.
Kiến Thành bị giết, An Sinh sống,
Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng.
Lời bàn :
Trần Liễu mang quân chống lại triều đình là có tội, nhưng cũng có lý khi phẫn uất trước cảnh trái đạo làm người, bản thân bị ức hiếp, gia đình phân ly. Vua Trần Thái Tông đã xử sự bằng tình khi nghĩ đến cái lý của anh mình, thật khiến người đời khâm phục. Người lãnh đạo không câu nê việc nhỏ mà quên nghĩa lớn, luôn xử sự có lý có tình : để tình át lý có thể thành bao che, nhu nhược ; nhưng đặt lý trên tình có khi trở thành cứng cỏi, cố chấp ; Hãy tuỳ việc nặng nhẹ, tùy con người và hoàn cảnh mà xử sự cho có cả lý lẫn tình. Thái độ của hai vua Trần Thái Tông và Đường Thái Tông thật khác nhau, tuy cả hai cùng là những vị vua nhân đức. Tuy nói vì quốc gia, bảo vệ nghĩa lớn, nhưng phải chăng còn phải nhìn lại sự việc với tình thân, tình người.
Ân Linh