CHÚA CHA LÀ
ĐẤNG NHÂN TỪ
“Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ.” (Lc 6,36)
Suy niệm: Nhiều
Ki-tô hữu có thể nghĩ đơn giản rằng mọi sự sẽ ổn cho thế giới này nếu mọi người
đều tin có Chúa. Thực ra, việc tin có Chúa cũng chưa hẳn là đã ổn.
Nghĩ về Chúa như một ông cảnh sát hà khắc hay một quan toà hẹp lượng, hay một
ông chủ tham lam bủn xỉn luôn so đo tính toán từng li từng tí… thì đó là đang
theo một thứ đạo ‘khủng bố’, đầy sự sợ hãi và đối phó, chứ không phải là đạo mà
Đức Giê-su rao giảng. Đức Giê-su đã không phải mất công nhiều để thuyết phục
người ta tin có Chúa (vì đồng bào của Ngài vốn đã tin như vậy rồi), song mối
quan tâm của Ngài là giúp người ta nhận ra Thiên Chúa là CHA NHÂN TỪ–
và thúc đẩy họ sống nhân từ như Cha vậy.
Mời Bạn: Xem lại
hình ảnh mình có hiện nay về Thiên Chúa và đối chiếu với hình ảnh Thiên Chúa mà
Đức Giê-su trình bày. Điều quan trọng không phải chỉ là một hình ảnh đúng đắn
về Thiên Chúa trong trí tôi, mà là một hình ảnh đúng đắn về Thiên
Chúa thể hiện ra nơi chính con người tôi (bởi tôi là hình ảnh
của Ngài mà!). Thiên Chúa là Đấng nhân từ, còn tôi có phải là một con người
nhân từ như hình ảnh của Ngài không?
Chia sẻ: Đức Giê-su
dạy rằng nhân từ là thứ tha và chia sẻ chứ
không phải là xét đoán vàlên án (câu 37 và 38).
Bằng cách nào chúng ta có thể thực hành lối sống này?
Sống Lời Chúa: Tích cực
chống lại cái cám dỗ suy luận chủ quan và chỉ trích người khác, đồng thời tận
dụng mọi cơ hội để bày tỏ sự cảm thông đối với họ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa
Giê-su, xin biến đổi con, để con có lòng nhân từ như Cha trên trời là Đấng nhân
từ.
THÁNH ALÊXANĐRIA
THƯỢNG PHỤ
(kh. 250 - kh. 326)
THƯỢNG PHỤ
(kh. 250 - kh. 326)
Cho tới nay, không một nguồn văn sử liệu nào cho chúng ta biết sinh quán và thời niên thiếu của thánh nhân. Chỉ biết ngài sinh vào quãng năm 250, và sau khi chịu chức linh mục đã giữ một địa vị quan trọng trong hội đồng giáo sĩ thành Alêxanđria. Với bản tính khoáng đạt, hiền dịu, cởi mở và khiêm tốn, Alêxanđria luôn lấy tình yêu mà cư xử với mọi người, nhất là người nghèo khổ. Chính Alêxanđria là người đầu tiên đã xin cho Ariô miễn bị trục xuất khỏi thành Alexanđria và được lĩnh chức linh mục.
Đức Tổng giám mục Phêrô qua đời, cha Achillô lên kế vị, nhưng năm tháng sau Đức Achilô cũng tạ thế và cha Alêxanđria được chọn lên làm Giám mục, năm 315. Theo Philôtô (Philostorge), người thân bè Ariô, thì nhờ sự ủng hộ của Ariô, bấy giờ đang làm cha sở Boculin mà thánh Alêxanđria đắc cử làm Giám mục. Nhưng theo sử gia Thêôđôrê thì trái hẳn. Ariô không đồng ý mà còn tìm mọi cách ngăn cản việc đề cử cha Alêxan làm Giám mục. Thái độ ghen tương điên cuồng ấy mỗi ngày một rõ rệt thêm.
Mấy năm đầu đời Giám mục, thánh nhân được yên trí đủ để làm việc cho giáo phận và cho cả Giáo hội, trừ việc tranh luận đối địch về ngày mừng lễ phục sinh mà Cresconiô đề xướng và đem việc để nhờ vua Contantinô phân xử. Nhân cơ hội, họ tố cáo ngài nhiều điều, nhưng ngài vẫn thản nhiên, nhiệt thành với việc truyền giáo. Đời sống thánh Alêxanđria có ảnh hưởng nhiều đến đời sống thánh Athanasiô. Sau này cả hai thành cột trụ chống lại bè rối Ariộ
Thánh nhân rất để ý đến việc cải tân hàng giáo phẩm giáo phận: ngài truyền chức cho những vị chân tu đã biết thánh hoá mình bằng đời cầu nguyện trong cảnh tịch liêu. Ngài sung sướng được chọn những vị có đời sống tu trì đạo hạnh để làm Giám mục giáo phận xứ Ai Cập. Chính ngài cổ động xây nhà thờ thánh Thêona đồ sộ và nguy nga hơn thánh đường thành Alexanđria bấy giờ.
Nhưng hoạt động đáng kể nhất cũng là biến cố quan trọng nhất trong đời Giám mục của thánh nhân là việc bảo vệ tín lý chống lại những chủ trương sai lạc của Ariô. Không bao lâu Ariô đã bị lột mặt nạ, phơi trần mọi thâm ý phản tín điều. Trong khi Đức Giám mục rao giảng Ngôi Chúa Con bằng Ngôi Chúa Cha, từ đời đời Ngôi Cha sinh ra Ngôi Con cùng một bản thể; thì Ariô lại chủ trương Ngôi Con Thiên Chúa chỉ là một thụ tạo không hơn không kém, và không hiện hữu đồng thời với Đức Chúa Cha. Đức Giám mục Alêxanđria để ý: đầu tiên ngài lấy lời hiền dịu khuyên bảo, cảnh cáo… hầu Ariô khỏi lạc chân lý… nhưng nhiều cuộc đàm đạo qua đi không mang lại một hiệu quả. Ariô lại cố chấp tuyên truyền lập bè đảng, lôi kéo một số các linh mục và tín hữu. Năm 320, thánh nhân triệu tập công đồng gồm 100 Giám mục xứ Ai Cập và Siria. Ngài cho vời Ariô đến cắt nghĩa minh bạch lời dậy của ông. Nhưng nghe những lời ngạo mạn, cố tình phản tín lý căn bản công giáo, cả công đồng cương quyết lên án thuyết lý sai lầm ấy đồng thời tuyên án tuyệt thông nếu Ariô không thành khẩn trở về với Giáo hội. Thay vì vâng phục, Ariô tìm cách phát triển bè rối của ông tại Ai Cập và Palestina. Ông đã khéo lôi kéo được nhiều giám mục, đặc biệt có Êusêbiô Nicôđemi và Êusêbiô Cêsarê thuộc xứ Palestina… Đối lại, Đức Giám mục Alêxanđria biên nhiều thư, cắt nghĩa rõ ràng cho mọi người hiểu thái độ của ngài đối với Ariô, đồng thời nêu lên những điểm sai lầm của ông. Qua những bức thư ấy, càng ngày người ta càng nhận rõ chủ đích cao cả, kết tinh của lòng bác ái, đức tính cương nhu của vị thánh giám mục…
Lợi dụng lòng tin tưởng của Hoàng đế Contantinôpôli, Êusêbiô Nicôđêmi biên thư cho các giám mục Tiểu Á và Cận đông vận động xiết chặt hàng ngũ ủng hộ Ariô và chống lại Đức Giám mục Alêxanđria. Ariô cũng biên thư cho Đức Giám mục trình bầy giáo thuyết của ông. Đồng thời Êusêbiô cổ động triệu tập hai công đồng ủng hộ Ariô, một tại Bitini, một tại Palestina.
Với ý chí cương quyết trung thành bảo vệ chân lý, Đức Giám mục Alêxanđria tìm mọi cách ngăn cản âm mưu của bè rối. Ngài biên thư vạch rõ những âm mưu của Êusêbiô và Ariô trong những công đồng sắp tới. Trong thư ngài nêu cao tinh thần anh dũng, sẵn sàng chết để bảo vệ mọi chân lý thánh thiện của đạo công giáo. Ngài cũng biên thư đệ trình lên Đức Thánh Cha Sylvester về mọi công việc xẩy ra.
Trước tình trạng rối ren của Giáo hôi Đông Phương, Hoàng đế Contantinô, vì sự thúc đẩy của Nicôđêmi đã biên thư trách Đức Giám mục Alêxanđria và Ariô đã gây nên sự náo động vô ích… Người được uỷ nhiệm đem thư đến thành Alexanđria là Ôsiô Côđu vốn lừng danh là khôn ngoan thông thái. Ông cũng được sai đến với nhiệm vụ dàn xếp nhiều vấn đề rắc rối khác. Ôsiô triệu tập một công đồng tại Alêxanđria. Công đồng đề cập đến nhiều vấn đề nhưng vẫn không đưa lại một quyết định nào về sự đàn áp bè rối Ariô. Họ đòi phải có một công đồng chung, Ôsiô trở về Nicômêđia gặp Hoàng đế và kết quả là một công đồng chung được triệu tập tại Nicê. Mặc dầu tuổi già sức yếu, Đức Giám mục Alêxanđria cũng đến dự. Đi với ngài là thầy sáu Athanasiô trẻ tuổi. Tại công đồng, Athana đã làm hãnh diện Đức Giám mục và tỏ ra xứng đáng kế vị ngài sau này. Kết quả công đồng là bè rối Ariô bị luận án… Còn gì vui sướng hơn cho những chiến sĩ anh dũng của Chúa. Họ hân hoan nhìn ngắm những bông hoa đức tin đua nở! Cũng dịp này, Hoàng đế không ngớt lời ca tụng đức tính cao cả và những hoạt động đáng phục của Đức thánh Giám mục. Về tới giáo phận, ngài còn nhận được bức thư của các vị Giám mục thành Nicêa gửi tới khen ngợi.
Sau đó, thánh Alêxanđria càng nỗ lực hoạt động dẹp tan mọi ảnh hưởng của bè rối và mở rộng phạm vi truyền giáo…
Nhưng vừa được năm tháng thì ngài ngã bệnh và từ trần. Người ta nói trong giờ sau hết, chính ngài chỉ định thầy sáu Athanasiô lên kế vị. Ngài qua đời có lẽ vào ngày 17-04-326. Người ta có thể hiểu niềm tin yêu và ngưỡng mộ của lòng dân đối với ngài nồng nhiệt đến mức nào! Họ ngưỡng mộ đức tính đơn sơ khiêm tốn và cương quyết noi theo đức tin anh dũng của thánh nhân. Quả ngài là sứ giả Chúa quan phòng sai đến xây đắp Giáo hội. Vì thế ngay từ thế kỷ IX, Giáo hội Đông phương đã phổ biến sâu rộng lòng tôn kính ngài, và ngày nay khắp thế giới công giáo đều sốt sắng mừng lễ ngài vào ngày 26-02 hằng năm.
Thiên Chúa Nói Không
Có một bài thơ của một tác giả vô danh mà Hồng Y Jaime Sin, Tổng giám mục Manila, Phi Luật Tân, lấy làm ưng ý nhất và thường trích dẫn trong các bài giảng của Ngàị Bài thơ ấy như sau:
Tôi đã xin Chúa cất khỏi sự kiêu hãnh của tôi và Chúa trả lời: "Không". Ngài nói rằng không phải Ngài là người cất khỏi mà chính tôi mới là người phấn đấu để vượt thắng nó.
Tôi đã xin Chúa làm cho đứa con tàn tật của tôi được lành lặn và Chúa trả lời: "Không". Ngài nói rằng tinh thần mới lành lặn, còn thể xác chỉ là tạm bợ.
Tôi đã xin Chúa ban cho tôi sự kiên nhẫn và Chúa đã trả lời: "Không". Ngài nói rằng kiên nhẫn là trái của thử thách. Ngài không ban cho tôi trái ấy mà để tôi tự tìm lấy.
Tôi đã xin Chúa ban cho tôi được hạnh phúc và Chúa đã trả lời: Không". Ngài nói rằng Ngài ban ân phúc cho tôi, còn hạnh phúc hay không là tùy tôi.
Tôi đã xin Chúa gia tăng tinh thần cho tôi và Chúa đã trả lời: "Không". Ngài nói rằng tôi phải tự lớn lên, nhưng Ngài sẽ cắt tỉa để tôi mang nhiều hoa trái.
Tôi đã xin Chúa đừng để tôi đau khổ và Ngài đã trả lời: "Không". Ngài nói rằng đau khổ là cho tôi được xa cách với những vướng bận trần gian và mang tôi đến gần Ngài.
Tôi đã hỏi: "Liệu Ngài có yêu tôi không" và Ngài đã trả lời rằng: "Có". Ngài nói rằng Ngài đã ban cho tôi Người Con Một, Ðấng đã chết vì tôi và một ngày nào đó, tôi sẽ được lên Thiên Ðàng vì tôi đã tin.
Tôi đã xin Chúa giúp tôi yêu mến tha nhân như Ngài yêu thương tôi và Chúa nói: "Cuối cùng con đã xin đúng điều ta chờ đợi".
Tôi đã xin Chúa giúp tôi yêu mến tha nhân như Ngài yêu thương tôi và Chúa nói: "Cuối cùng con đã xin đúng điều ta chờ đợi".
Nhìn lên thập giá Ðức Kitô, chúng ta được mời gọi để tin nhận rằng Thiên Chúa đã yêu thương con người, Ngài đã yêu thương đến độ đã ban Người Con Một của Ngài cho thế gian. Tình Yêu của Thiên Chúa nhiệm màu thẳm sâu đến độ sự thất bại, cái chết ô nhục đã trở thành Một Dấu Chứng.
Tình yêu ấy nhiệm màu thẳm sâu đến độ ngay cả khi Thiên Chúa xem ra nói không với chúng ta, Ngài vẫn yêu thương chúng tạ Ngài nói không khi chúng ta xin được khỏe mạnh, và bệnh hoạn vẫn bám lấy chúng tạ Ngài nói không khi chúng ta xin được thành công và thất bại lại đến với chúng tạ Ngài nói không khi chúng ta xin được cơm bánh hằng ngày và đói khổ lại cấu xé chúng tẫ. Qua những cái không ấy, Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương chúng tẫ.
Xin cho chúng ta cảm nhận được tình yêu ấy mỗi khi chúng ta nhìn lên cái chết ô nhục của Người Con Một Thiên Chúa trên thập giá. Và cũng giống như Người Con Một ấy, xin cho chúng ta vẫn tiếp tục dâng lời chúc tụng ngay giữa niềm đau tưởng chừng như không còn chịu đựng nổị Và giữa trăm nghìn đắng cay chua xót, xin cho chúng ta cũng được tiếp tục thốt lên lời xin tha thứ như Ngàõ. Mãi mãi, xin cho chúng ta luôn phó thác như Ngài.