XIN LỖI NGƯỜI
ANH EM
“…Hãy
đi làm hoà với anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” (Mt 5,24)
Suy niệm: Là con người, ai cũng có thể phạm lỗi lầm. Mà đã
phạm lỗi, trước hết phải biết xin lỗi. Vì thế, xin lỗi là điều cần thiết phải
làm thường xuyên trong đời sống hằng ngày. Ta có thể cảm nghiệm được điều này
là một lời xin lỗi, dù vụng về đến đâu, cũng có thể đem lại một hiệu quả nào
đó, khi lời xin lỗi ấy phát xuất từ tấm lòng chân thành, sẵn lòng chịu trách
nhiệm về điều sai lỗi của mình. Trong thánh lễ, ta thú nhận với Thiên Chúa và
anh chị em về lỗi phạm của mình trong tư tưởng, lời nói, việc làm. Thế nhưng,
có thể ta chỉ thú nhận trên môi miệng, theo thói quen cách máy móc, chứ chưa
hẳn đã thành tâm hối hận, muốn sửa chữa và đền bù. Làm hòa với nhau là điều vô
cùng cấp bách, đến nỗi Chúa Giê-su dạy ta để của lễ trước bàn thờ, đi làm hòa
với người anh em đang có chuyện bất hòa với ta, rồi mới trở lại tiếp tục dâng
của lễ cho Chúa (c. 23-24).
Mời Bạn: Lời xin lỗi rất cần thiết với mọi người trong
cuộc sống. Không chỉ người “nhỏ” phải xin lỗi người “lớn,” mà cả người “lớn”
cũng phải biết xin lỗi người “nhỏ.” Sai lầm làm bạn bất an và cuộc sống trở nên
nặng nề, nhưng lời xin lỗi chân thành khả dĩ phục hồi niềm vui của cuộc sống.
Mời bạn hãy can đảm nói lời xin lỗi với tha nhân và Chúa, với ý muốn sửa lỗi và
đền bù, khi tham dự thánh lễ hay trước khi đi ngủ.
Sống Lời Chúa: Hãy cảm nghiệm và sống câu Lời Chúa này: “Anh
em nổi nóng ư? Đừng phạm tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn. Đừng để
ma quỷ thừa cơ lợi dụng” (Ep 4,26).
Cầu nguyện: Đọc kinh Thú nhận chậm rãi mỗi ngày
để xin lỗi Chúa và tha nhân trong Mùa Chay này.
THÁNH PÔLYCAPÔ GIÁM MỤC TỬ ĐẠO
(70 -156)
(70 -156)
"Sao tôi lại dám nguyền rủa Vua Kitô, Chúa Cứu Chuộc và là Đấng tôi yêu mến từ 80 năm nay ?" Đó là lời thánh Pôlycapô, vị Giám mục lão thành, đã trả lời quan án. Quả ngài là vị tử đạo thời danh, một thánh Tổ phụ hoạt động xứng đáng với danh hiệu: "Người của Chúa Quan phòng".
Thánh nhân chào đời vào mùa xuân năm 70, dưới triều Vespasianô. Ngài trở lại đạo công giáo ngay từ nhỏ và được làm môn đệ thân tín của thánh Gioan Tông đồ, là cột trụ chống đỡ giáo đoàn Smyrna trong những cuộc bách hại. Theo ông Piôniô, thánh nhân thuộc giòng giống Levant, nhưng khi vừa lớn lên, ngài bị một người Hi lạp bắt bán cho một bà quý tộc quý danh là Canlíttô (Calliste). Bà này là người công giáo tốt, biết kính sợ Thiên Chúa. Tín nhiệm vào tính tình ngay thẳng của thánh nhân, bà giao phó cho ngài mọi công việc trong nhà và đến sau lại cho ngài được hưởng gia tài của bà. Tuy nhiên, Pôlycapô không màng chi đến của cải trần thế, chỉ chuyên chú học Kinh thánh, tìm hiểu đạo lý của Chúa hầu sắm cho mình những của cải thiêng liêng có giá trị trường tồn vĩnh cửu. Đến sau vì biết tiếng khôn ngoan và đạo đức của ngài, Đức giám mục thành Smyrna là Bucôlô đã truyền chức phó tế và giao cho ngài coi việc phụng vụ tại nhà thờ chính toà. Được hạnh phúc nhập hàng giáo sĩ, Pôlycapô càng thêm nhiệt thành và tăng cường đời sống nội tâm hơn.
Nhiều tác giả khác còn cho ta biết chính thánh Gioan Tông đồ đã truyền chức Giám mục cho Pôlycapô và đặt ngài cai quản giáo phận Smyrna trước khi ngài phải đi đầy sang đảo Patmos. Trong thời kỳ đó giáo đoàn Smyrna được bình an không bị bách hại như các giáo đoàn lân cận.
Người ta còn được biết thêm về cuộc sống và tính tình của Giám mục Pôlycapô nhờ cuộc bang giao thân mật giữa ngài với thánh Inhaxiô, giám mục thành Antiôkia. Một ngày kia, thánh Inhaxiô, bị bắt và bị kết án dẫn đến Rôma làm mồi cho thú dữ. Trên đường tử nạn về Rôma, thánh nhân có ghé qua thăm giám mục Pôlycapô, bạn thân của ngài. Cuộc gặp gỡ đó chắc đã ghi lại cho ngài nhiều kỷ niệm tốt đẹp. Sau khi rời bỏ Smyrna, Trôát thánh Inhaxiô đã biên thư cám ơn Pôlycapô vì đã dành cho mình nhiều cuộc tiếp đón nồng hậu. Đối lại, Giám mục Pôlycapô cũng biên thư cho giáo đoàn Philippê theo lời xin của họ để tán dương và khích lệ họ trong cơn thử thách. Ngài cũng không quên cắt nghĩa cho họ những cách thế phải sống đối phó với hoàn cảnh, và chăm lo trau dồi lòng đạo đức bằng cách học hỏi giáo lý và Kinh thánh.
Năm 154, thánh nhân đi Rôma với giám mục Anicêtô để bàn luận về sự ấn định ngày và cách cử hành lễ Phục sinh. Nhờ ảnh hưởng của ngài, nhiều người theo lạc giáo Valentinô và Marcinon đã trở về với Giáo hội, đó cũng là lý do đưa ngài đến phúc tử đạo.
Nói đến cuộc tử đạo anh hùng của thánh Pôlycapô, chúng ta có một tài liệu rất đầy đủ. Dựa vào tài liệu đó, chúng ta hy vọng có thể xây dựng lại khung cảnh lịch sử diễn lại đời sống hiệp nhất giữa các giáo đoàn cũng như giữa các giáo hữu và hàng giáo phẩm. Bây giờ ta hãy nghe anh em giáo hữu Smyrna tả lại cuộc tử đạo anh hùng của vị Giám mục lão thành khả kính của họ:
- "Sau những ngày trốn tránh vất vả, đêm thứ sáu, thánh nhân tưởng được ngủ yên đêm nay trên gác nhà một giáo hữu. Nhưng đêm đến, cảnh sát trưởng Hêrôđê cùng với nhiều người võ trang nhờ một người thân cận với Giám mục làm chỉ điểm dẫn đến chính nhà ngài đang trú ẩn. Họ xông vào nhà, hò la phá phách và đòi chủ nhà phải nộp đạo trưởng Pôlycapô. Là người tín hữu trung kiên, người chủ nhà nhất định không nghe. Nhưng Đức Giám mục không muốn để con chiên mình phải phiền lụy, ngài mạnh bạo nói to: " Xin theo ý Chúa ", rồi thản nhiên xuống nộp mình cho họ. Nhưng trước khi đi, ngài còn tổ chức cho họ ăn một bữa thịnh soạn. Ngài không xin gì, nhưng chỉ muốn được tự do yên lặng cầu nguyện nửa giờ. Trước nghĩa cử ấy đoàn người hung ác vô cùng khâm phục và tỏ vẻ hối hận, vì đã lùng bắt một con người thánh thiện như thế…
Gần sáng họ cho Giám mục cưỡi lừa và giải về thành Smyrna. Nửa đường họ gặp đoàn xe của Nicêtratê, là thân phụ viên cảnh sát trưởng Hêrôđệ Ông này mời ngài lên xe và tìm lời thuyết phục, ông bắt đầu bằng lời dụ dỗ ngon ngọt: "Gọi Cêsa là chúa, và dâng hương tế thần, để cứu mạng sống mình, như thế là việc khôn ngoan chứ đâu có dại gì ?" Ban đầu Pôlycapô không trả lời, nhưng sau vì họ nài nẵng mãi ngài mới nói cương quyết: "Không bao giờ tôi sẽ làm điều các ông bảo". Hai cha con Nicêtratê nổi giận, chửi rủa và đẩy ngài ra khỏi xe. Giám mục ngã quị trên đường, sây sát cả mình mẩy chân tay. Sau đó ngài vẫn ung dung theo đoàn người tiến về phía nội thành. Tới hý trường đang ồn ào nhộn nhịp, thánh nhân thản nhiên bước vào, nét mắt hiền hoà như một tiên lão. Ngài vừa tới nơi, người ta nghe có tiếng tự trời vang xuống làm im bặt mọi huyên náo: "Hãy can đảm lên! Hỡi Pôlycapô! Can đảm lên!" Mọi người trố mắt nhìn về một phía, rồi xì xào bảo nhau: đã bắt được Giám mục Pôlycapô.
Khi ngài ra trước mặt viên trấn thủ, viên này hỏi: "Có phải ông là Pôlycapô không ?" "Thưa phải ". Sau một hồi thuyết phục, ông khuyên thánh nhân nên trọng tuổi già, hãy tôn trọng vua Cêsa, đốt hương tế thần; viên trấn thủ thong thả kết luận: "Thôi ông hãy thề đi, hãy lăng mạ Kitô và ta sẽ trả tự do cho ". Với nét mặt thản nhiên, Giám mục Pôlycapô đáp: "Tôi đã tôn thờ Chúa Kitô từ 80 năm nay, và không bao giờ Ngài ác phạt tôi. Tại sao tôi lại nguyền rủa Vua Kitô là Đấng Cứu Thế của tôi? Quan trấn thủ nhấn mạnh: "Nhân danh Cêsa hãy thề đi! " Vị Giám mục đáp: "Ông nhầm, nếu ông hy vọng tôi sẽ nhân danh Cêsa, như ông bảo. Nếu thực ông chưa biết tôi là ai, thì tôi xin nói cho ông hay: "Tôi là Kitô hữu ". Trấn thủ nổi nóng: "Ta sẽ ném ngươi cho ác thú, nếu ngươi không phản cung " – Giám mục đáp: "Xin ông cứ ra lệnh, tôi quyết không đổi thái độ ". – Trấn thủ lại lên giọng: "Nếu ngươi không hối cải, ta sẽ thiêu sinh ngươi, vì ngươi không sợ ác thú ". – Pôlycapô thản nhiên đáp: "Ông dọa chúng tôi thứ lửa cháy một giờ, nhưng xin ông hãy nhớ đến thứ lửa công bình mai sau! Không cần nói dài, xin ông cứ quyết định theo ý ông"
– Trước lời lẽ chín chắn của vị Giám mục lão thành, viên trấn thủ lúng túng, và toàn dân câm miệng. Những người lương dân và Do Thái tại Smyrna, không sao giữ nổi cơn giận, họ lên tiếng nguyền rủa: "Chính hắn, nhà thông thái Á đông, thủ lãnh giáo dân, người phá hoại thần minh của chúng ta; hắn đã dùng giáo lý ngăn cản biết bao người đáng lẽ sẽ tế thần". Và họ đòi viên tư tế Philippê thả sư tử ra để cắn xé Pôlycapô. Nhưng con ác thú xông ra chạy lồng lộn một vòng rồi tới phủ phục dưới chân đấng thánh. Dân chúng lại hô vang: "Hãy thiêu sinh nó đi ". Thực ra mấy hôm trước Đức Giám mục đã chiêm bao nói với các giáo hữu: "Cha sẽ được phúc thiêu sinh ". Phúc ấy đã tới! Họ chất một đống củi cao, giữa đấu trường, lột áo Giám mục, trói tay và cả mình vào cây gỗ to dựng giữa đống củi. Nhưng Đức Giám mục bảo lý hình: "Hãy cứ để mặc tôi, không phải trói. Thiên Chúa cho tôi đủ sức chống chọi với lửa, tôi đủ nghị lực quỳ yên trên đống củi, không cần dây trói và đinh đóng của các anh". Như một con chiên hiến tế, ngài ngửa mặt lên trời và nguyện: "Lạy Chúa toàn năng là Cha Đức Kitô, Con Cha chí thánh, nhờ Ngài mà chúng con được biết Chúa. Con nhận Chúa là Chúa muôn vật. Con cảm tạ Chúa vì hôm nay cho con được nhập hàng ngũ tử đạo. Xin Chúa chấp nhận sự sống con như đã nhận lễ vật quý báu các thánh tử đạo. Lạy Chúa, con ca ngợi, chúc tụng Chúa toàn năng, chân thật, trung tín và vĩnh cửu muôn đời. Amen". Khi Pôlycapô vừa đọc xong Amen, lý hình châm lửa vào đống củi, lửa bốc cao đỏ rực. Chính lúc đó chúng tôi được chứng kiến một phép lạ: lúc đó lửa bốc lên vun vút như một cánh buồm căng gió và bao phủ thân thể vị tử đạo. Ngài đứng ở giữa, không phải như một khối thịt bốc cháy, nhưng như một chiếc bánh nướng vàng, một thoi vàng tinh luyện trong lò. Lúc đó, chúng tôi ngửi thấy một mùi thơm dịu ngọt như hương trầm hay thuốc thơm quý giá. Sau hết, bọn gian ác thấy lửa bất lực không đốt nổi thân xác, liền sai lý hình lấy gươm hạ sát ngài. Một chim bồ câu bay ra và một giòng máu chảy dập tắt ngọn lửa… Đang tay giết một vị quân sư thánh thiện, một Giám mục lão thành, bọn đối thủ chưa thoả mãn. Chúng còn tìm mọi cách ngăn cản không cho chúng tôi, giáo hội dân thành Smyrna, lấy xác ngài. Đoán trước niềm ao ước vinh dự của chúng tôi là được lãnh nhận di hài quý giá của thánh tử đạo, Nicêtratê là cha của Hêrôđê và anh của Ankê, can thiệp xin trấn thủ ngăn cấm giáo dân lấy xác ngài. Ông viện lẽ: "Sợ dân chúng chối bỏ đấng chịu đóng đinh để tôn thờ Pôlycapô ". Nhưng với mọi cách, sau cùng chúng tôi cũng lấy được xác thánh nhân và đem an táng một nơi xứng đáng. Hôm ấy là ngày 22-02 năm 156 ".
Để tỏ lòng tôn kính vị tử đạo của họ, giáo dân Smyrna đã xin lập lễ hằng năm kính nhớ ngài. Lịch sử cho tới nay không quyết xác thánh nhân đã được mang ra khỏi thành Smyrna, nhưng người ta ước đoán di hài thánh nhân hiện ở Rhôdês, Dralte, Rômaly hay Paris. Hợp với lòng tôn sùng của giáo dân, sau khi tra cứu về mọi phương diện, Giáo hội đã tôn phong Giám mục Pôlycapô lên bậc hiển thánh, và lập lễ kính thánh nhân hằng năm.
Ánh Sáng Hồi Phục
Mới đây tại trường đại học y khoa Stanford bên Hoa Kỳ đã sáng chế ra một loại cửa sổ nhân tạo đặt trong các phòng hồi sức, nhằm giúp cho bệnh nhân chóng được hồi phục. Người vẽ kiểu cho loại cửa sổ nhân tạo này là một phó nhòm thuộc tiểu bang Californiạ Ông đã chứng kiến cái cảnh thoi thóp thở của cha mình, khi nhìn lên trần bảng của phòng hồi sức chỉ thấy toàn một màu trắng với những lỗ đen. Các bác sĩ cho biết, vì phải nằm lâu ngày trong căn phòng thiếu cửa sổ, thiếu ánh sáng tự nhiên, cho nên không những bệnh nhân khó hồi phục mà còn để lộ những triệu chứng của bệnh tâm thần.
Với cánh cửa sổ nhân tạo nói trên, nhờ một hệ thống điện toán tinh vi, bệnh nhân có thể cảm thấy như đang tiếp xúc với ánh sáng bên ngoàị Trong 24 giờ đồng hồ, ánh sáng trên khung cửa nhân tạo thay đổi 650 lần. Bệnh nhân có thể nhìn thấy ánh mặt trời lên cũng như những áng mây bay qua khung cửạ Tất cả đều nhằm để giúp cho bệnh nhân cảm thấy mình gần gũi với thiên nhiên và nhờ đó cảm thấy bớt cô đơn.
Trong tương lai gần đây, người ta cũng có thể tạo ra cảnh trăng lên cũng như các vì lấp lánh trên khung cửa.
Con người cũng như vạn vật cần có ánh sáng để sống. Riêng với con người, ánh sáng không những cần cho sự sống của thân xác, mà còn giúp cho con người khỏi cô đơn. Bóng tối dễ làm cho con người cô đơn và sợ hãõ.
Có nhiều thứ bóng tối trong cuộc sống chúng tạ Bóng tối của ích kỷ, của ganh ghét, của hận thù, của đam mê... Càng giam mình trong bóng tối ấy, chúng ta càng cảm thấy cô đơn và càng trở nên bệnh hoạn. Người càng sống ích kỷ, người càng nghiền ngẫm đắng cay, hận thù, người đó càng hạ giảm nhân tính của mình...
Chúng ta cần có ánh sáng để sống, để lớn lên trong tình người cũng như để chữa trị những băng hoại trong tâm hồn. Có ánh sáng của Lời Chúa để soi sáng dẫn từng đường đi nước bước của chúng tạ Có những ánh sáng của những nghĩa cử hằng ngày. Không có một nghĩa cử nào qua đi mà không thêm một chút ánh sáng để giúp chúng ta hồi phục vì những vết thương đau trong cuộc sống. Một hành động bác ái, một biểu lộ tin yêu dù nhỏ mọn đến đâu cũng là một tia sáng mang hy vọng đến cho tăm tối cô đơn trong tâm hồn chúng ta.