“Tôi tin ở người này”: Sức mạnh của người kế vị Thánh Phêrô thật lớn”.
Trong khi Đức Phanxicô đang đi trên các đường phố ở thủ đô Washington, Aleteia đã phỏng vấn một số khách đến chào ngài. Trong số này có một phụ nữ có một câu chuyện thật đặc biệt ...
“Tôi tuyệt đối không ngạc nhiên gì khi đọc các bài viết về các bạn trẻ, họ ở nhiều môi trường khác nhau, họ nói với các ký giả, họ không còn tin gì ở Chúa, ở Giáo hội, dù họ lớn lên trong gia đình công giáo. Nếu họ yêu mến Đức Phanxicô thì gần như họ chẳng muốn đến gần các phép bí tích.
Đã có một thời tôi cũng như họ. Khi còn học trung học, tôi có cơ hội đi Pháp tham dự Ngày Thế giới Trẻ. Tôi là người vô thần.
Tôi ghét tất cả những gì dính líu đến tôn giáo, đến nhà thờ. Những gì tôi muốn là đi Paris, chứ không phải đi nhìn Giáo hoàng. Tôi yêu nước Pháp và những ngày ở Pháp làm cho tôi yêu nước Pháp hơn. Trong vòng một tuần, trước ngày JMJ năm 1997, tôi ở nhà của một gia đình ở nhà quê, phía nam Paris, cách Paris nhiều giờ lái xe. Chúng tôi đi hái dâu, hái nấm và chúng tôi nói chuyện với nhau bằng cử chỉ. Một ngày nọ họ đưa tôi đi dự chợ phiên ở thành phố, bà mẹ hỏi tôi có muốn ăn khoai tây chiên. Tôi không hiểu. Bà nói: “Frites, frites”. Tôi kêu lên: “Ồ French fries!” tôi vui vì đoán được chữ “frite”. Trả lời câu nào, bà cũng chỉ giương mắt nhìn!
Ngoài vấn đề ngôn ngữ, tôi thấy thoải mái như ở nhà mình. Gia đình thật sự không giữ đạo nhiều. Chính ra là ông bà ngoại đã mời chúng tôi, bà mẹ trẻ và các con nghỉ hè ở đó, họ không có nhiều sinh hoạt nhà thờ, điều này làm cho tôi thấy khỏe.
Sau đó chúng tôi lên Paris dụ ngày JMJ, và chính nơi đây là nơi tôi đối diện với tôn giáo, đám đông khổng lồ với những khuôn mặt hăng hái, non choẹt cọng thêm tôi làm cho ... đông thêm.
Trên xe điện ngầm, tôi đứng xa nhất có thể giữa nhóm trẻ của tôi và tôi. Tôi tự hỏi không biết nhóm tôi có biết mấy người dân Paris cầu kỳ này đang nhìn họ như xoáy không. Tôi cảm thấy quê mình là người Mỹ. Tôi rất hiểu những người dân Paris này, gần như họ chỉ mong mau mau đuổi mấy người ngoại quốc thô bỉ, bồng bột, ồn ào, có đạo này đi khuất mắt khỏi thành phố đẹp của họ. Tôi thấy được sự ghê tởm nơi họ.
Dự kiến là Đức Giáo hoàng sẽ hướng về chúng tôi. Ngày hôm đó, chúng tôi đến một công viên lớn dưới cơn mưa và lội trong bùn. Tôi, tôi mong đến Viện bảo tàng Orsay thay vì ở đây nghe tiếng rù rì lần chuỗi, rồi nghe tiếng hét nhức tai của những người quá phấn khích.
Và lúc đó là lúc Đức Giáo hoàng đến.
Tôi thấy nổi da gà ở cánh tay. Tôi có máy nghe trên tai để nghe dịch trực tiếp nhưng thật sự, tôi không chú ý đến lời của ngài. Tôi chỉ muốn nghe giọng của ngài. Và chính ở đó mà tôi cảm nhận có một cái gì.
Đó là một sức mạnh, một luồng nhiệt tỏa ra từ ngài, như một liều thuốc chảy trong mạch máu của bạn.
Tôi biết người này thương tôi.
Tại sao người này thương tôi, tôi hoàn toàn không có một ý tưởng nào, nhưng tôi biết người này thương tôi. Không phải thương một cách chung chung, không phải thương theo kiểu nhân đạo, nhưng thương với một tình thương riêng tư sâu đậm.
Đúng, người này thương tôi thật.
Nước mắt tôi bắt đầu chảy, tôi vội vã chùi nước mắt. Khi trên đường về nhà. Có một cái gì đã thay đổi trong tôi. Tôi vẫn còn vô thần thêm gần mười năm; sau khi đi Paris, tôi cũng không tin Chúa hơn trước.
Nhưng tôi tin ở người này.
Và đó là chỉ mới bắt đầu .”
Nữ tu Theresa Aletheia Noble là tác giả quyển Người Con Hoang Đàng mà bạn yêu: Mời những người thân yêu trở lại nhà thờ (The Prodigal You Love: Inviting Loved Ones Back to the Church). Xơ vừa khấn tạm gần đây ở Dòng Thánh Phaolô. Xơ viết bài trên trang blog Theo đuổi Chân lý (Pursued by Truth) của mình.
Marta An Nguyễn dịch
Quỷ ghét bạn và tôi, nhưng nó đặc biệt ghét cay ghét đắng một số người.
Quỷ ghét rất nhiều chuyện. Như một tên nói dối, nó muốn hận thù. Nhưng nó căm ghét ai nhất? Dĩ nhiên là Chúa, là Chân lý. Như thế nó ghét tất cả những ai Chúa thu gom về và tất cả những ai nó đã mất. Nó ghét tôi, ghét bạn, nhưng có một số người, nó thậm chí ghét.
Quỷ ghét Đức Mẹ. Không có gì đặc biệt hơn người mẹ. Và người mẹ đó lại là Mẹ Thiên Chúa. Quỷ không thể nào chịu đựng được Chúa lại nhập thể trong dạ của một phụ nữ bình thường, người này lại được tôn kính là Nữ Vương thiên đàng, Nữ Vương trần thế.
Quỷ ghét cầu nguyện. Ghét Chúa Giêsu và những người được Chúa chọn để phong chức thánh. Các linh mục là dấu hiệu không chối cãi hình ảnh của Chúa Kitô trong tâm trí nó và quỷ ghét cay đắng dấu hiệu thần thánh này trong thế giới.
Nhưng có một linh mục mà nó ghét trên hết: người điều khiển Giáo hội, vị Đại diện Chúa Kitô ở thế gian: Đức Giáo hoàng.
Giáo hoàng không được trọn hảo để tượng trưng cho sự hợp nhất ... Thánh Phêrô cũng không!
Người đời nhìn Giáo hoàng như một chủ tịch, người đứng đầu Giáo hội công giáo, người nắm tất cả quyền lực. Tuy nhiên cái nhìn theo thứ bậc của chúng ta nhuốm tì vết của tính mê dục vọng của chúng ta. Nó khác cái nhìn của một Thiên Chúa nhập thể trong dạ một phụ nữ.
Tôi xem Giáo hoàng như một biểu tượng trung ương tập họp lại tất cả chúng ta, người kết hợp lại tất cả các lữ hành trên đường đi tới Thiên đàng. Đức Thánh Cha là dấu chỉ của sự hợp nhất của chúng ta trong cùng một Giáo hội.
Chắc chắn tôi sẽ bị kết án là người siêu lạc giáo Montanô, khắc khổ quá độ. Giáo hoàng không được trọn hảo để tượng trưng cho sự hợp nhất. Thánh Phêrô cũng không. Ngài cũng không cần phải tốt. Hãy nhìn triều giáo hoàng Bênêđictô IX ở thế kỷ 11. Nếu các Giáo hoàng thời hiện đại làm bạn bực mình thì bạn sẽ nghĩ gì khi có một Giáo hoàng tìm cách bán ngôi giáo hoàng của mình, lại còn bị kết tội hiếp dâm? Hay Giáo hoàng Alexandre VI, cha của nhiều đứa con lại còn bị ghép vào tội loạn luân? Dù có những người này, Giáo hội vẫn sống còn là cả một phép lạ.
Quỷ muốn thấy kitô hữu chia rẽ
Triều giáo hoàng vẫn là người canh giữ sự thật và biểu tượng hợp nhất của Giáo hội chúng ta. Người ta có thể tranh luận về vai trò của Giáo hoàng trong thế giới hiện đại. Có rất nhiều chuyện để nói về việc “tôn thờ cá nhân”, nâng triều giáo hoàng lên quá vai trò thần học được đòi hỏi trong lòng Giáo hội. Nhưng vượt lên các thảo luận thực tế và lý thuyết, vai trò hợp nhất của Giáo hoàng vẫn là và vẫn trường tồn qua bao nhiêu thời gian.
Và sự hợp nhất này tích tụ hận thù nơi con quỷ vì nó chỉ thích chia rẽ. Quỷ chỉ muốn người kitô hữu chia rẽ. Chính vi vậy, nó muốn hạ uy tín giáo hoàng: từ bên trong, bên ngoài, bằng bạo lực, bằng hoang mang, bằng nói dối, bằng chính sự yếu đuối của Giáo hoàng ...
Nhưng Thiên Chúa bảo vệ Giáo hội của Ngài và gìn giữ giáo hoàng để ngài không bị quỷ tấn công.
Chúng ta cùng cầu nguyện cho Giáo hoàng
Lạy Chúa Ba Ngôi, xin Chúa gìn giữ Đức Phanxicô.
Xin bảo vệ ngài khỏi mọi hiểm nguy và bao phủ ngài bằng ánh sáng tình yêu và chân lý vô tận của Chúa. Xin bảo vệ ngài khỏi mọi tấn công của ma quỷ, của bạo lực hay của ác ý. Xin cho ngài ân sủng, như Chúa đã cho Thánh Phêrô, để nuôi dưỡng đàn chiên của ngài bằng thức ăn chân lý. Để ngài truyền ánh sáng Phúc Âm và vẫn là biểu tượng hợp nhất cực mạnh trong một thế giới chia rẽ.
Marta An Nguyễn dịch