Suy niệm
Sống là tương quan, là sống nhờ - sống với – sống cho, chứ không bao giờ sống một mình được. Trong tương quan tất yếu như thế, thường ta chỉ nhìn ra người khác là thân cận của mình khi thấy họ là người đã từng “có trao, có nhận” với ta một điều gì đó trong cuộc sống, ví dụ thân nhân hay thân hữu trong một gia đình, trong một nhóm thường xuyên nối kết … Đấy là mối tương quan thân cận chật hẹp.
Chúa Giêsu đòi hỏi một mối tương quan thân cận rông lớn hơn. Ngài luôn nhìn thấy ai cũng là thân cận của Ngài. Và Ngài làm cho họ cảm thấy Ngài chính là thân cận của họ bằng cách đi bước trước trong yêu thương, tận tình giúp đỡ họ ngay cả khi họ chưa yêu cầu gì. Chúng ta nhớ lại hành động của Chúa Giêsu trong nhiều sự kiện như: gặp bà goá thành Nain, Giakêu, người bại liệt ở Capharnaum, hay đám đông trong phép lạ hoá bánh ra nhiều.
Lòng thương xót đối với mọi người như là thân cận của mình đã trở nên một “giới răn mới”, có giá trị hơn mọi hy lễ. “Anh em hãy mang lấy gánh nặng của nhau (Gal 6,2), bởi vì “ai yêu mến thì chu toàn lề luật” (Rm 13, 8-10)
Sống là tương quan, là sống nhờ - sống với – sống cho, chứ không bao giờ sống một mình được. Trong tương quan tất yếu như thế, thường ta chỉ nhìn ra người khác là thân cận của mình khi thấy họ là người đã từng “có trao, có nhận” với ta một điều gì đó trong cuộc sống, ví dụ thân nhân hay thân hữu trong một gia đình, trong một nhóm thường xuyên nối kết … Đấy là mối tương quan thân cận chật hẹp.
Chúa Giêsu đòi hỏi một mối tương quan thân cận rông lớn hơn. Ngài luôn nhìn thấy ai cũng là thân cận của Ngài. Và Ngài làm cho họ cảm thấy Ngài chính là thân cận của họ bằng cách đi bước trước trong yêu thương, tận tình giúp đỡ họ ngay cả khi họ chưa yêu cầu gì. Chúng ta nhớ lại hành động của Chúa Giêsu trong nhiều sự kiện như: gặp bà goá thành Nain, Giakêu, người bại liệt ở Capharnaum, hay đám đông trong phép lạ hoá bánh ra nhiều.
Lòng thương xót đối với mọi người như là thân cận của mình đã trở nên một “giới răn mới”, có giá trị hơn mọi hy lễ. “Anh em hãy mang lấy gánh nặng của nhau (Gal 6,2), bởi vì “ai yêu mến thì chu toàn lề luật” (Rm 13, 8-10)
Sứ điệp
“Mình nghĩ đó là việc nên làm”. Với lương tâm nhạy bén, chúng ta không khó để nhận ra việc nên làm. Nhưng từ nhận thức đến hành động là một quãng đường dài. Đường truyền từ nhận thức đến con tim và bàn tay – có khi dài hun hút, đôi khi như một vực thẳm – chính là do có quá nhiều bất tín, bội tín, lừa lọc trong cuộc sống, và do cả sự ích kỷ đã ăn sâu trong tâm hồn như một căn bệnh nan y.
Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề xuất các Ki-tô hữu hãy thực thi 14 công trình của lòng thương xót, đó là thực thi “Thương người có 14 mối”: 7 mối xót thương phần xác và 7 mối xót thương phần tinh thần.
Chúng ta bị thách thức nhiều khi đứng trước đề nghị này, bởi cho đi xem ra là bị mất mát, bị thiệt thòi. Nhưng cho dù mất mát là điều ít người muốn, ta cũng đừng vì thế mà dửng dưng trước nỗi đau của người khác. Ta nên nhớ “Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em, và còn cho anh em hơn nữa” (Mc 4, 24).
Ước gì đứng trước việc tốt, việc thiện, ta luôn tự nhủ: Mình nghĩ đó là việc nên làm, mình thực hiện “việc nên làm” này với hết cả tâm hồn. Và Chúa Giêsu sẽ nói: “Cứ làm như vậy là con sẽ được sống”.
Nguồn: Tin Mừng Chúa nhật số 08 (08.2016)
“Mình nghĩ đó là việc nên làm”. Với lương tâm nhạy bén, chúng ta không khó để nhận ra việc nên làm. Nhưng từ nhận thức đến hành động là một quãng đường dài. Đường truyền từ nhận thức đến con tim và bàn tay – có khi dài hun hút, đôi khi như một vực thẳm – chính là do có quá nhiều bất tín, bội tín, lừa lọc trong cuộc sống, và do cả sự ích kỷ đã ăn sâu trong tâm hồn như một căn bệnh nan y.
Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề xuất các Ki-tô hữu hãy thực thi 14 công trình của lòng thương xót, đó là thực thi “Thương người có 14 mối”: 7 mối xót thương phần xác và 7 mối xót thương phần tinh thần.
Chúng ta bị thách thức nhiều khi đứng trước đề nghị này, bởi cho đi xem ra là bị mất mát, bị thiệt thòi. Nhưng cho dù mất mát là điều ít người muốn, ta cũng đừng vì thế mà dửng dưng trước nỗi đau của người khác. Ta nên nhớ “Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em, và còn cho anh em hơn nữa” (Mc 4, 24).
Ước gì đứng trước việc tốt, việc thiện, ta luôn tự nhủ: Mình nghĩ đó là việc nên làm, mình thực hiện “việc nên làm” này với hết cả tâm hồn. Và Chúa Giêsu sẽ nói: “Cứ làm như vậy là con sẽ được sống”.
Nguồn: Tin Mừng Chúa nhật số 08 (08.2016)
Xem Video clip