Chọn phần tốt nhất (Lc 10,38-42)
Truyện
cổ tích Ả Rập có
kể lại câu chuyện như sau:
Một vị hoàng tử được vua cha gởi vào sa mạc để thụ huấn với một vị hiền triết.
Vị hoàng tử này kinh ngạc về thái độ lạ thường của nhà hiền triết, suốt ngày
không thèm nói với hoàng tử một lời
nào mà chỉ ra dấu cho hoàng tử ngồi yên
bên cạnh mình.
Sau
một tháng im lặng như vậy, hoàng tử bực mình hỏi:
-
Thưa thầy, cha tôi gởi tôi đến đây để học cùng thầy, nhưng đã một tháng qua rồi
mà tôi chưa học được gì cả?
Nhà hiền
triết ôn tồn trả lời:
- Này
hoàng tử trẻ tuổi của ta, nếu con không học quí trọng sự thinh lặng của ta thì
con sẽ không thể nào quí trọng được những lời ta nói. Nếu con không học được
bài học sống trong thinh lặng thì con sẽ không học được gì nữa cả.
Và Pascal, một triết gia người Pháp đã nhận
định về thời đại của ông như thế này
“Sau khi đã quan sát cuộc sống của những người đồng thời trong một thời gian
lâu, tôi có thể kết luận rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng gây xáo
trộn cho con người là vì con người không còn khả năng sống trong thinh lặng
nữa”.
Ông Pascal sống vào thế kỷ XVII đã sống xa chúng ta hơn
ba thế kỷ. Căn bệnh của những thời đại ông vẫn còn là căn bệnh của những người
hay nhiều người của thời đại hôm nay, đó là căn bệnh sợ im lặng, sợ sống trong
thinh lặng. Chính vì vậy Cách đây hơn hai ngàn năm Chúa đã nhắc nhở Matta và Chúa
cũng nhắc nhở mỗi người chúng ta trong thời đại hôm nay: Chỉ có một điều cần
thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất.
Matta
bận rộn, rất bận rộn với công việc phục vụ bề bộn. Lòng mến Chúa, lòng hiếu
khách của cô được thể hiện qua công việc, cô muốn làm những thức ăn ngon nhất,
phục vụ chỗ nghỉ tốt nhất mà cô có thể dành cho Chúa và môn đệ của Ngài. Điều này thật
tốt đẹp, nhưng đã không được Chúa chấp nhận.
Matta đã không chọn phần tốt nhất mà lại còn nhờ Chúa
bắt ép em mình làm điều không tốt nhất đó: Xin Thầy bảo nó giúp con một tay.
Lấy uy của Chúa, dùng quyền của Chúa để bắt người khác làm theo ý mình, bắt
người khác làm theo ý mình muốn. Chính vì vậy Chúa đã phải nói thẳng với Matta:
“Matta! Matta ơi! Chị băn khoăn lo lắng
nhiều chuyện quá!”.
Quả thật, vì băn khoăn lo lắng nhiều chuyện đến nỗi dường như không
còn biết điều gì khác nữa, cô đang ngủ mê trong công việc của mình nên Chúa
phải thức tỉnh cô. Chúa đã phải gọi cô đến hai lần để làm cho cô tỉnh
ngộ: Matta, Matta.
Trong Kinh Thánh chúng ta cũng thấy một vài lần Chúa cũng phải nhắc nhở
như vậy như khi gọi : “Samuel, Samuel
(1Sm 3,10)
Rồi Môsê: “Môsê! Môsê!” trong sách Xuất Hành (Xh
3,4)
Và trong sách Sáng
Thế 22,1, khi Abraham sắp sửa hiến tế con mình.
Chính lúc đó ông nghe
gọi hai lần tên của ông: “Abraham,
Abraham.”
Chúng ta còn có thể
trích dẫn Lc 22,31:“Simon, Simon, kìa Satan
sàng
anh em như người ta sàng gạo. ” Lời mời gọi tiến lên đỉnh cao trong cuộc đời
Phêrô.
Và trong Tin Mừng hôm
nay Chúa gọi Matta:
“Matta, Matta”, con băn khoăn lo
lắng nhiều chuyện quá.
Chỉ có một sự cần mà
thôi: Maria đã chọn phần tốt nhất. (Lc 10,41).
Matta là người đầy
thiện chí muốn dấn thân hết mình cho việc phục vụ, và lo hoạt động đến nỗi quên
mất các ưu tiên hàng đầu.
Đoạn này rất quan
trọng vì Chúa chỉ cho Matta thấy điều sai trái của cô:
Đang khi Chúa Giêsu
đến nhà cô với tư cách là một vị tôn sư, chính cô lại muốn làm thầy dạy và chỉ
cho Chúa về điều Ngài nên nói và nên làm.
Lời nói thẳng của Chúa chắc chắn làm Matta ngạc nhiên, giật mình để nhận ra một cái nhìn mới, đón nhận
những giá trị mới.
Từ nay cô không phải lo lắng bởi lương thực vật chất,
nhưng phải lo lắng cho lương thực thiêng liêng.
Từ của ăn trần thế mau hư nát, Chúa hướng cô đến lương
thực Nước Trời trường tồn.
Từ lương thực nuôi sống thân xác phàm tục Chúa hướng cô
đến lương thực linh hồn thiêng liêng.
Lương thực Nước Trời thì tốt nhất và sẽ không bị ai lấy
mất đó chính là Lời Chúa, đó là ơn Chúa. Amen.
Các bài khác:
MÁCTA VÀ MARIA
DẪN NHẬP VÀ SÁM HỐI
Đức Giê-su đến nhà của Mácta và Maria. Mácta tất bật với việc phục vụ để tỏ lòng hiếu khách, nhưng Maria ngồi dưới chân và lắng nghe Người. Trong thánh lễ này, chúng ta có cơ hội làm điều Maria đã làm, tức là dành một ít thời gian trong sự hiện diện của Chúa. Chúng ta hãy làm sống lại đưc tin của chúng ta trong sự hiện diện của Người ở giữa chúng ta. ( Nghỉ)
Lạy Đức Giê-su, sự hiện diện của Chúa làm êm dịu những nổi sợ hãi của chúng con. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con. Sự hiện diện của Chúa làm dịu đi những nổi lo lắng của chúng con. Lạy Đức Ki-tô, xin thương xót chúng con.
Sự hiện diện của Chúa giúp chúng con tập trung sự quan tâm trên một điều cần thiết là lắng nghe Lời Chúa. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.
ĐỀ TÀI BÀI ĐỌC
Bài đọc 1 (St 18: 1-10) khi Áp-ra-ham đem lòng hiếu khách tiếp đãi ba người khách lạ, ông không biết rằng ông đã tiếp đãi chính Thiên Chúa, Đấng đã tưởng thưởng ông bằng những tin tốt lành.
Bài đọc 2 (Cl 1: 24-28) Phao-lô, vị Tông đồ đem Tin Mừng cứu chuộc cho dân ngoại chịu đau khổ vì các tín hữu mới theo đạo.
Tin Mừng ( Lc 10: 38-42) Tin Mừng đối chiếu hoạt động của Mác-ta và sự thinh lặng sùng tín của Maria đối với Chúa.
CHÚ THÍCH THÁNH KINH
Bài đọc 1 và bài Tin Mừng là những câu chuyện về lòng hiếu khách. Lòng hiếu khách là một phần nhân đức được đánh giá cao trong thế giới cổ đại. Nó vẫn còn được trân trọng như một nhân đức rất cần thiết.
Trong bài đọc 1 chúng ta thấy thời gian và cách thức mà ba người khách lạ ( Gia vê và hai thiên thần) thình lình xuất hiện trước Áp-ra-ham, ông đã phản ứng với lòng hiếu khách tự nhiên, và Thiên Chúa Gia-vê đã tưởng thưởng cho sự hiếu khách ấy.
Điều dẫn đến cảnh tượng Mác-ta và Maria tiếp đón Đức Giê-su tại nhà hai cô. Chúng ta thấy sự tương phản giữa hoạt động của Mác-ta và sự thinh lặng sùng tín của Maria đối với Chúa. Điều Mác-ta làm không phải không quan trọng. Mà chính Maria chọn điều quan trọng hơn. Ưu tiên của cô là lắng nghe lời của Đức Giê-su.
Câu chuyện của Mác-ta và Maria có thể được coi là một dụ ngôn bằng hành động. Trong lúc dụ ngôn người Samari tốt lành nhấn mạnh đến sự quan trọng của hàng động thực hành yêu thương, trong đời sống của một môn đệ, câu chuyện hôm nay nhấn mạnh đến sự quan trọng của chiêm niệm. Cả hai điều cần thiết và điều được đưa vào trong đời sống của một Ki-tô hữu. Mác-ta là thánh bổn mạng của những người phục vụ ăn uống.
BÀI GIẢNG 1
Các ưu tiên
Chúng ta có thiện cảm với Mác-ta. Nhưng xem ra Đức Giê-su có vẻ bất công với cô. Dù sao, Tin Mừng luôn đề cao việc làm. Nhưng ở đây, Người không khen ngợi người làm mà khen người ngồi lắng nghe. Không phải Đức Giê-su không đánh giá cao việc làm của Mác-ta. Người cũng không là rầy cô. Điều chúng ta bắt gặp ở đây là sự quan tâm của Người đối với Mác-ta.
Người coi những lợi ích mà những người như Mac-ta làm là cần thiết. Những người này chủ yếu có lòng quảng đại nhưng lại quá lo lắng tìm việc để làm. Cô không chỉ bận rộn, mà là quá bận rộn. Luôn luôn lo lắng và băn khoăn, cô đã trờ thành nô lệ của những nhiệm vụ cô làm.
Đời sống mỗi ngày của chúng ta được làm thành bởi sự luân phiên của những công việc vặt và bổn phận gồm hai loại chính: gấp rút, nhưng ít việc thực sự là chủ yếu. chúng ta phân biệt hai thứ ấy, Giống như Mác-ta chúng ta có khuynh hướng ưu tiên cho việc gấp rút. Việc chủ yếu, việc cần thiết được hoãn lại về sau và khi được làm, chúng ta thường làm vội vàng, cẩu thả.
Bằng cành nào chúng ta nói lên những ưu tiên của chúng ta? Cách tốt nhất để nhận ra những ưu tiên hiện tại của chúng ta là suy nghĩ về thái độ bình thường của chúng ta. Chúng ta dành thời gian nhiều nhất cho cái gì? Chúng ta bỏ ra năng lực nhiều nhất cho cái gì? Trong thực tế, những cái ấy là những ưu tiên của chúng ta. Chỉ cần một bi kịch hoặc một điều khẩn cấp đưa các sự việc vào trong viễn cảnh của chúng ta và nhắc chúng ta nhớ những vấn đề quan trọng là gì.
Trong thế gian, người ta rất dễ có những ưu tiên sai lầm. Khi Cựu Tổng Giám Mục Chicago, Hồng Y Joseph Bernardin biết được rằng ngài mắc bện ung thư giai đoạn cuối, ngài nói: “Tôi nhận ra rằng những điều tiêu phí đời sống mỗi ngày của chúng ta thì tầm thường và vô nghĩa biết bao”
Maria có những ưu tiên đúng, cô bỏ hết mọi sự và lắng nghe lời Đức Giê-su. Nhiều người có thể đồng hóa với Mác-ta hơn- bận rộn về nhiều việc, nhưng thương xuyên thiếu thời gian. Họ mắc chứng nghiện công việc. Chúng ta cần nhìn ra ngoài những việc vặt và gấp rút hàng ngày. Chúng ta cần dành thời gian cho chính chúng ta. Và nhất là thời gian để suy niệm hay nguyện gẫm. một nhà tâm lý trị liệu và nhà văn Mỹ, Thomas Moore nói:
“ Không còn nghi ngờ việc một số người có thể tiết kiệm chi phí và tránh cho mình sự phiền toái về tâm lý trị liệu chỉ vì họ đã dành mỗi ngày ít phút để nguyện ngắm. Hành động đơn giản này cung cấp cho họ điều họ thiếu trong cuộc sống- một thời gian bất động chủ yếu là để nuôi dưỡng linh hồn”.
Nếu chúng ta có thể dành một ít thời gian yêu tĩnh với Thiên Chúa, đời sống chúng ta sẽ yêu tĩnh hơn, ít bị lo lắng, bồn chồn mà còn thâm sâu hơn, và phong phú hơn. Thật vậy, mỗi việc điều có ích cho đời sống tâm linh, các mối quan hệ và cả công việc của chúng ta.
Hành động và chiêm niệm không có nghĩa là tương phản. Cả hai điều cần thiết, và phải được đưa vào trong đời sống.
BÀI GIẢNG 2
Cho và nhận
Tôi có một giấc mơ. Chúa đến nhà tôi như đã đến nhà của Mác-ta và Maria. Vì Thế tôi lau chùi, cọ rửa từ trên xuống dưới, rửa sạch và đánh bóng mọi thứ. Rồi tôi dọn bàn với khăn bàn tốt nhất, bộ chén dĩa bằng sứ, bộ dao nĩa muống bằng bạc loại tốt nhất, và cũng bài trí nến và hoa. Về thức ăn, tôi chọn món đắt tiền. Khi tất cả đã sẳn sàng, và khách mới sắp đến, tôi trải thảm đỏ ra tận cổng nhà.
Người đến và tôi nghĩ tôi đã làm Người tự hào. Tôi phô bày thành tích cao. Tôi cung kính đứng hầu bên cạnh. Không ông vua nào có được sự phục vụ hào phóng hơn. Tôi chắc rằng cuộc đàm đạo sẽ không bao giờ nhạt nhẽo. Về phần Người, Người rất vui. Người tỏ vẻ cảm kích khi thấy tôi lúng túng. Mọi việc kết thúc chính xác như đồng hồ. Khi Người ra về, tôi cảm thây tốt đẹp, và tuy vậy một điều gì đó làm tôi cảm thấy băn khoăn.
Có những lúc tôi như đã hụt hẩng với điều lẽ ra phải có. Rồi một câu hỏi hiện ra trong tôi: Người muốn điều gì nơi tôi? Thức ăn? Lòng hiếu khách? Tôi tự hỏi. Nhưng rồi tôi nghe thấy một câu hỏi thứ hai vang lên trong tôi: Người muốn cho tôi điều gì? Tôi cảm thấy chắc chắn Người muốn cho tôi một điều gì? Nhưng dù là điều gì, tôi đã không cho Người cơ hội để ban nó cho tôi. Tôi đã tạo ra cảm tưởng mọi việc điều hoàn hảo và tôi không muốn có thêm điều gì nữa.
Có những người rất hào phóng và tốt bụng cho nhưng rất nghèo nàn khi nhận. Bác sĩ Marie de hennezel thành lập một số bộ phận tiếp nhận những người bệnh ở giai đoạn cuối trọng một bệnh viện ở Paris. Trong cuốn sách của bà nhan đề Intimate Death, bà nói về một phụ nữ được đưa đến bộ phận ấy. Người phụ nữ này đã từng giúp đỡ mọi người nhưng giờ đây không thể giúp đỡ chính mình. Bà luôn luôn được người ta ban cho thật nhiều yêu thương và giờ đây trong bệnh viện, bà có được nhiều sự yêu thương. Nhưng nhận được chúng thì thật là khó khăn. Bà nói về sự yêu thương của gia đình, của bạn bè, của những người chăm sóc bà như: “ một suối nước mà bà không biết phải uống như thế nào.” Bà cần học cách nào để lại trở thành một trẻ nhỏ, khiêm tốn đủ để nhận một món quà. Nhưng điều đó không dễ dàng bởi vì bà hoàn toàn đối lập với điều đó: bà thích cho một cách vị kỷ.
Những người vị kỷ cho mình là trung tâm không thích nhận. Tại sao thế? Bởi vì nó làm cho họ cảm thấy thấp kém hơn người khác và đặt họ vào sự mắc nợ những người khác. Mặc khác họ thích cho bởi vì điều ấy tâng bốc cái tôi của họ, do đó ( có lẽ một cách vô thức) làm cho họ cảm thấy cao sang hơn người khác.
Cho việc quan trọng. Nhưng nhận cũng thế. Không ai trong chúng ta tự cho mình là đủ. Mọi người chúng ta đều bất toàn. Chúng ta cần tiếp nhận của nhau, và trên hết, tiếp nhận từ Thiên Chúa. Không có khả năng tiếp nhận quả là bi thảm. Biết cho như thế nào chưa đủ, chúng ta cũng phải biết nhận như thế nào. Cả hai điều là những hoạt động của ân sủng.
Câu chuyện Tin Mừng cho chúng ta thấy sự khác nhau chủ yếu giữa Mac-ta và Maria. Mác-ta không có khả năng nhận, trong khi Maria có. Maria cho Chúa món quà làm một tâm trí mở rộng và một tâm hồn mẫn cảm. Còn Mác-ta, trong lúc rất tốt, rất hào phóng khi cho, lại rất nghèo nàn khi nhận. Cả Chúa cũng không thể cho cô điều gì. Có một bài thơ ngắn cũng nói lên điều ấy:
Nếu bạn có thể làm cho mình trống rỗng
Giống một vỏ sò không
Hẳn người ta sẽ tìm thấy bạn
Trên một bãi cạn của đại dương
Và Người tự nhủ: Nó chưa chết
Và làm đầy bạn bởi chính Người
Nhưng nếu bạn quá đầy với chính bạn
Và với bao hoạt động khôn ngoan,
Đến nổi khi Người đến Người liền nói:
Nó đủ cho nó. Nó quá đầy
Không còn chổ dành cho ta.
(T. Brown Thi sĩ Manx)
BÀI GIẢNG 3
Sự hiện diện của Thiên Chúa
Chúng ta sống đời sống tâm linh một cách nghiêm túc, chúng ta không dành ra một ít thời gian để sống với Thiên Chúa và lắng nghe lời Người. Phần lớn chúng ta đọc một số kinh sáng và kinh chiều. Nhưng khổ nổi, nhưng kinh nguyện ấy thường là những lời quá quen thuộc mà chúng ta đọc một cách máy móc, vội vàng trong lúc đầu óc cứ mãi chạy theo những công việc đang chờ đợi chúng ta. Kinh nguyện như thế giống như mặt quần áo, rồi mới rửa tay của mình khi người ta cần phải được tắm rửa, kỳ cọ. chúng ta cần có sự cầu nguyện tập trung, dâng hiến, sự cầu nguyện giống như cơn đói phải được no thỏa mà không gì có thể thay thế. Loại kinh nguyện ấy luôn làm cho chúng ta biến đổi và thêm sức mạnh. “ cầu nguyện không phải là xin xỏ. Nó là sự khao khát của linh hồn. Nó là sự thừa nhận mỗi ngày sự yêu đuối của chúng ta.”
Đối với nhiều người, cầu nguyện chủ yếu là đọc kinh hơn là cầu nguyện. Trong một ý nghĩa nào đó, cầu nguyện bắt đầu ở chổ mọi diễn tả chấm dứt. những lời nói mà môi miệng chúng ta thốt ra thường chỉ là những làn sóng trên bề mặt của bản thể chúng ta. Hình thức cao nhất của sự tôn thờ là thinh lặng.
Có lẽ kinh nguyện có lợi nhất chính là ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa, không nói hoặc làm điều gì. Chỉ ngồi trong sự hiện diện của Thiên Chúa, như Maria ngồi trong sự hiện diện của Đức Giê-su. Nhưng đối với một số người, điều đó có vẻ như lãng phí thời gian trong khi có rất nhiều việc phải làm.
Ở trong sự hiện diện, không nói hoặc làm điều gì, không phải làm một việc dễ dàng. Bởi vì ngay khi chúng ta ngừng lại, chúng ta cảm thấy trống rỗng kể cả thấy mình vô dụng. phần đông chúng ta có ý thức về giá trị của mình qua việc làm. Họ không biết đương đầu như thế nào với sự ngưng nghỉ và bất động. Kết quả là đời sống của họ nông cạn và hời hợt bên ngoại.
Phần đông con người có xu hướng đặt tình yêu của Thiên Chúa với hoạt động xã hội. Dĩ nhiên cầu nguyện có thể là một sự tránh né và thoát ly. Nhưng hoạt động xã hội cũng thế . Hoạt động của chúng ta có thể là một sự tránh né việc tìm kiếm Thiên Chúa. Và không có cầu nguyện người ta có thể dễ dàng quy ngã, hướng ngã thay vì được Thiên Chúa hứng khởi.
Henry David Thoreau đã sống hai năm trong một túp lều trong rừng ở Maine. Ông ta làm gì suốt hai năm ấy? Ông trông một vườn rau, đọc sách, và quan sát thiên nhiên. Nhưng một khi ông không làm gì cả. Ông nói: “ Thỉnh thoảng vào một buổi sáng mùa hè, tôi ngồi trên con đường ngập nắng dẫn vào túp lều từ sáng sớm cho đến trưa, mê man trong mộng tưởng giữa những cây thông, trong sự cô đơn và bất động yên tĩnh, trong khi bầy chim ca hát xung quanh tôi.”
Ông đã thu hoạch được gì từ điều đó? Ông nói:
“ Trong những mùa ấy, tôi lớn lên như ngũ cốc trong đêm. Đó không phải là thời gian lấy mắt khỏi đời tôi, những vượt ra ngoài và bên trên sự bớt đi thông thường. Cần cù như những con kiến chưa đủ. Ban cần cù về điều gì? Đừng sợ cuộc đời bạn sẽ kết thúc; đúng hơn phải sợ cuộc đời chưa bao giờ đã bắt đầu.”
Một số người có thể cho rằng Thoreau là một người mơ mộng lười biếng. Nhưng chúng ta cần dành thời gian cho việc cầu nguyện và suy niệm, hoặc chỉ cần thời gian cho việc cầu nguyện và suy niệm, hoặc chỉ cần ngồi thinh lặng trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Đó không phải là thời gian bị lãng phí mà là thời gian được sử dụng tốt. mỗi ngày chúng ta cần phải cố gắng, dù chỉ trong một thời gian ngắn, tìm kiếm khuôn mặt Thiên Chúa.
Với cái nhìn nông cạn, phần việc của Maria có vẻ dể dàng hơn- cô chỉ việc ngồi đó, và phần việc của Mac-ta khó khăn hơn. Nhưng suy nghĩ kỹ, chúng ta có thể thấy ít nhất đối khi phần việc của Maria khó khăn hơn nhiều trong hai phần việc ấy. Gạt bỏ công việc của mình và chú tâm hoàn toàn vào người khác không dễ dàng. Đem sự chú tâm trọn vẹn ấy vào Thiên Chúa lại cũng khó hơn. Nhưng đó là linh đạo sinh ra lợi ích rất lớn lao.
CẦU CHUYỆN KHÁC
Tổng giám mục Anthony Bloom kể lại rằng người đầu tiên đến xin ngài một lời khuyên khi ngài đã được truyền chức thánh là một bà cụ, bà nói: “ Thưa cha, con đã cầu nguyện hầu như không ngừng suốt mười bốn năm, và con Chưa bao giờ có cảm giác gì về sự hiện diện của Thiên Chúa”
“ Con có để cho Thiên Chúa có cơ hội lên tiếng không?” Ngài hỏi.
“Ồ không”, bà nói, “ con đã nói với Người suốt thời gian ấy. Như thế không phải là cầu nguyện sao?”
“Không” ngài nói. “ Cha không nghĩ như thế. Bây giờ cha gợi ý thế này. Con hãy dành riêng mười lăm phút để chỉ ngồi trước mặt Thiên Chúa”
Và bà đã làm như thế. Kết quả là gì? Không lâu sau, bà ta trở lại và nói: “ thật lạ lùng, khi cầu nguyện cùng Thiên Chúa, nói cách khác khi con nói với Người, con không thấy điều gì. Nhưng khi con ngồi thinh lặng, yên tĩnh mặt đối mặt với Người, con cảm thấy được bao trùm sự hiện diện của Người”
Sau cùng cầu nguyện không phải để nhiều lời nhưng hương đến sự hiệp thông với Thiên Chúa. Cầu nguyện là một sự yên nghỉ trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Dây là vấn đề giữ tĩnh lặng trong sự hiện diện của Người hơn là việc đọc kinh.
LỜI NGUYỆN TÍN HỮU
Chủ tế: Ý thức rằng chúng ta cần có ơn lành của Thiên Chúa, chúng ta đem các nhu cầu của chúng ta đến trước mặt Người.
Cộng đoàn: Lạy Chúa, xin nghe lời chúng con
Người đọc: cầu cho những môn đệ của Đức Giê-su: để họ lắng nghe Người và được giáo huấn Người hướng dẫn. ( Nghỉ) chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Cầu cho mọi người đảm nhiệm chức vụ có trách nhiệm: để họ tìm kiếm sự hướng dẫn của Thiên Chúa quá sự cầu nguyện và suy niệm. ( Nghỉ) chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Cầu cho những ai làm việc quá sức và gánh vác nặng nề.( nghỉ) chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Cầu cho chính chúng ta: để chúng ta trưởng thành trọng sự thân mật với Chúa qua việc thực hành kinh nguyện mỗi ngày. ( nghỉ) chúng ta hãy cầu xin Chúa
Cầu cho những nhu cầu riêng của chúng ta.( nghỉ lâu hơn) chúng ta hãy cầu xin Chúa
Chủ tế: Lạy Chúa Cha, con Cha đã ban vinh dự cho Mác-ta và Maria khi đến nhà họ như một người khách xin cho chúng con biết phục vụ Chúa trong anh chị em chúng con, và được Chúa đón tiếp vào Thiên đàng, ngôi nhà thật của chúng con. Chúng con cầu xin nhờ Đức Ki-tô Chúa chúng con.