Ba sinh viên tỉnh Cergy (Pháp) đi Cracovia (Ba Lan) bằng xe đạp để cùng Đức Phanxicô và hàng trăm ngàn người trẻ trên khắp thế giới về đây trong Ngày Thế Giới Trẻ từ 26 đến 31 tháng 7-2016: 1700 cây số «với hành lý tối thiểu nhưng đức tin tối đa», theo bản tin của địa phận Pontoise cho biết.
Khởi hành: Thứ hai 4 tháng 7 lúc 9h30 ỏ nhà nguyện Essec (3 đường Bernard Hirsch 95021 Cergy-Pontoise).
Ba sinh viên ở trường Essec: Antoine Lescuyer, Victor Jacquemont và Humbert Canot sẽ đạp xe đạp đến Ngày Thế Giới Trẻ ở Cracovia mùa hè này, một chặng đường khoảng 1700 cây số, từ nhà nguyện tại trường Essec de Cergy đến nhà thờ chính tòa Wavel ở Cracovia.
Chặng đường với hành lý tối thiểu vì các sinh viên sẽ sống nhờ lòng hảo tâm của những người họ gặp trên đường đi.
Chương trình có tên «Gặp nhau trên đường đi», có nhiều mục đích: đi ra ngoài các giới hạn của mình, dấn thân cổ động cho tình huynh đệ Âu châu, đáp lời kêu gọi của Đức Phanxicô để dấn thân về mặt môi sinh cho Giáo hội, làm chứng đức tin của mình ...
Qua chương trình đặc biệt này, ba người trẻ mong muốn trao đổi với những người họ gặp trên đường đi, những người nghe nói về chuyến đi này để chia sẻ niềm vui kitô hữu của họ. Đối với ba sinh viên, chuyến đi này đúng thật là chuyến đi hành hương: họ luôn khát khao sống đức tin một cách sâu đậm, đặc biệt ở tuổi quyết định và xây dựng này của họ.
Ngoài thách thức về mặt thể lý và các khám phá trong chuyến đi hành hương này, ý tưởng chính là trao đổi và lắng nghe, nhất là nhờ nhật ký đi đường mà tất cả những ai họ gặp, họ sẽ xin khách viết vào đó.
Các bạn có thể trực tiếp theo dõi chuyến đi này trên trang Facebook «A la croisée des chemins».
Những con số của chuyến đi:
Độ dài: khoảng 1750 cây số
Thời gian: 21 ngày (16 ngày đạp xe, 5 ngày nghỉ)
Đoạn đi: khoảng 110 cây số mỗi ngày
Điểm khởi hành: Ngày thứ hai 4 tháng 7 lúc 9h30 ở Nhà nguyện của trường Essec
Điểm đến: Sân trước nhà thờ chính tòa Wawel, Cracovia
Các đoạn chính: Strasbourg, Đan viện Weltenbourg, Tiệp, Katowice
Hành lý tối thiểu: Hai túi xách mỗi xe đạp và một cái lều phòng hờ.
Essec là một trường do các linh mục Dòng Tên xây dựng năm 1907, và may mắn có một nhà nguyện trong khuôn viên trường. Kết nối với chương trình đạp xe đạp đi Ngày Thế Giới Trẻ nhắc lại truyền thống của trường, ngày nay vẫn còn dấn thân trong văn hóa nhân bản của mình.
Marta An Nguyễn chuyển dịch
Gặp người 53 năm, một mình xây nhà thờ chính tòa bằng tay
Ông Justo Gallego đã 90 tuổi.
Trong suốt 53 năm cuộc đời, ông đã và đang xây một nhà thờ chính tòa trên vùng ngoại ô Madrid, xây bằng tay.
Từng là một nông dân, đấu sỹ đấu bò, rồi là một tu sỹ dòng Xitô trong tám năm, nhưng rồi ông phải rời dòng vì bệnh lao phổi vào năm 1961. Trong thời gian bị bệnh, ông đã hứa với Chúa là nếu Chúa chữa lành, ông sẽ xây một nhà nguyện và đặt tên là nhà nguyện Đức Trinh nữ Maria.
Mọi chuyện thành sự, và giữ trọn lời hứa, ông đã khởi công từ năm 1963. Từ đó đến nay, ông miệt mài xây cất, thường là chỉ một mình.
Trước đó, ông chẳng có kinh nghiệm trong ngành xây dựng hay kiến trúc, và ông thu lượm vật liệu từ đồ bỏ đi của các công trình khác.
Ông Gallego nhìn nhận rằng mình sẽ không thể hoàn tất nhà thờ chính tòa này khi còn sống, nhưng ông nói mọi sự sẽ phó thác trong tay Chúa.
J.B. Thái Hòa từ CNA
Gặp người muốn hiện đại hóa ‘com’ của Giáo hội
Austen Ivereigh, sáng lập phong trào Tiếng nói Công giáo (CathoVoice), muốn biến những người công giáo bình thường thành các chuyên gia ngoại hạng về truyền thông.
Aleteia: Tại sao thành lập phong trào Tiếng nói Công giáo lại là quan trọng?
Austen Ivereigh: Khi chương trình này ra đời ở London năm 2010, chưa bao giờ cái hố giữa xã hội Phương Tây thế tục và Giáo hội công giáo lại lớn khổng lồ như vậy. Đứng trước sự thù địch của các phê phán của chúng ta và trước hệ thống truyền thông đã là cái thùng chứa không biết bao nhiêu thành kiến, trở nên càng ngày càng khó cho sự truyền thông thực tế và sứ điệp của Giáo hội. Nhân chuyến đi của Đức Bênêđictô XVI ở Anh, chúng tôi đã lên một phương pháp, cho phép chúng tôi nhận ra các thành kiến có một cách vô thức – cái mà chúng tôi gọi là các khuôn – và đi ra khỏi – cái mà chúng tôi nói đó là sự thay đổi khuôn hay tái đóng khung-. Và đã thành công, chúng tôi đã thành công khi giải thích các quan điểm của Giáo hội kể cả các đề tài rất tế nhị, rất dễ gây tranh cãi, một cách giúp giáo dân nhìn khuôn mặt trắc ẩn và thương xót của Giáo hội, không làm nguy hại gì cho sứ mệnh làm chứng cho sự thật của chúng tôi. Sáu năm sau: chúng tôi có mặt trên 22 quốc gia, trong đó có nước Pháp và phương pháp cho thấy rất sinh ích. Phương pháp này là chủ đề của quyển sách có tên Làm sao trả lời các câu hỏi nóng bỏng về Giáo hội mà không làm nguội đi bầu khí (Comment répondre aux questions brûlantes sur l’Église sans refroidir l’ambiance) sẽ có mặt ở Pháp tuần này, được nhà xuất bản Emmanuel dịch và ấn hành.
Với độ lùi, chúng tôi không có mục đích tạo một dự án truyền thông quốc tế: chúng tôi muốn thành lập một nhóm công giáo «bình thường» có thể giải thích sứ điệp của Giáo hội trong chuyến thăm của giáo hoàng. Nhưng tôi cũng nghĩ, thời gian đã chín muồi cho dự án, tôi nghĩ Chúa Quan Phòng cũng không lạ gì cho sự phổ biến này. Đức Phanxicô là tấm gương sống cho những gì chúng tôi làm.
Có thể nào phong trào của ông áp dụng được ở Pháp, vì Giáo hội độc quyền trong công việc truyền thông?
Gần đây tôi gặp các giám mục Pháp ở Paris, và một giám mục nói với tôi: «Chúng tôi phải hỗ trợ dự án này, vì đó là giáo hội học và thần học của Công đồng Vatican II». Và đúng là như vậy. Các giáo dân có ơn gọi, có sứ vụ tông đồ, có sứ mệnh rao giảng Phúc Âm. Giải thích các quan điểm của Giáo hội trên phương tiện truyền thông là hoàn toàn phù hợp với giáo dân, những người ở trong thế giới này, và mặt khác, họ cũng đã làm ở văn phòng, ở quán ăn, ở các buổi ăn uống với bạn bè. Đương nhiên, các giám mục có sự hiện diện trên truyền thông và phải lên tiếng trong các cuộc thảo luận trước công chúng, hoặc chính giám mục, hoặc qua người phát ngôn viên của họ. Nhưng những gì chúng tôi làm không dẫm chân lên đó. Nếu vấn đề là một điểm trong giáo điều rõ rệt của Giáo hội – chẳng hạn vấn đề tự tử có trợ giúp – thì các bạn có thể gọi chúng tôi. Và dĩ nhiên nếu quý vị muốn biết giám mục nghĩ gì về lời tuyên bố mới nhất của Tổng thống, thì quý vị phải tiếp xúc với giám mục. Sự tương tác qua về này rất chạy việc trong nhiều nước mà chương trình này áp dụng. Chúng tôi không phải là phát ngôn viên chính thức của các giám mục, nhưng chúng tôi được họ cho phép. Họ thích chúng tôi làm một cách nghiêm túc và nghề nghiệp những gì mà các giáo dân đã được rửa tội được goi để làm.
Ông không bằng lòng chuyện gì trong công việc truyền thông của các tín hữu công giáo chung chung?
Chúng tôi học một bài học quan trọng. Các vấn đề khó mà người công giáo cảm thấy mình khó xử lý – chúng tôi gọi đó là các vấn đề «nóng bỏng» – chính xác là những vấn đề chúng tôi phải truyền thông một cách có hiệu quả. Chúng là điểm cắt đứt giữa Giáo hội và các giá trị của các xã hội hiện đại. Ở đây nảy sinh các tia sáng, nhưng cũng gây sự chú ý của giáo dân. Các chuyện bê bối – theo nghĩa thánh kinh là vấp vào trở ngại – cũng là những chuyện mà Giáo hội gây nhiều chú ý nhất. Những lúc này, lúc mà tất cả mọi tia nhìn hướng về chúng ta: «Bạn là người công giáo, làm sao bạn bào chữa được chuyện này?», chúng tôi phải học để nắm vấn đề, xem đây là dịp để truyền thông. Sứ điệp của chúng tôi: hãy tập dượt, hãy rèn luyện và lợi dụng tất cả các chạm trán này, vì đó là những dịp bằng vàng. Các sách của chúng tôi, sự đào tạo và các khóa học của chúng tôi giúp cho vấn đề này.
Tóm lại, chẳng hạn phải trả lời như thế nào với những người nghĩ Giáo hội công giáo là nguồn gốc của tất cả những chuyện xấu nhất trên hành tinh?
Tôi sẽ bắt đầu bằng cách xin họ giải thích, họ hiểu như thế nào là «những chuyện xấu nhất trên hành tinh» và tại sao họ nghĩ đó là chuyện xấu. Sau đó, tôi hỏi họ từng chuyện xấu, cách mà họ nghĩ Giáo hội đã góp phần vào. Tất cả mọi buộc tội bao gồm một quan điểm dựa trên các giá trị mà người gièm pha của chúng ta xem là bị xúc phạm, vậy thì quan trọng phải nhận dạng các giá trị này. Chẳng hạn, khi có người khăng khăng cho rằng, Giáo hội chống việc dùng bao cao su sẽ làm bệnh SIDA dễ phát triển và làm gia tăng dân số, cuối cùng họ bào chữa cho sự sống, thoát khỏi nạn nghèo đói. Một vài lập luận đơn giản đủ để chứng tỏ đó là những giá trị mà Giáo hội bào chữa trên tất cả! Một khi chúng ta nhận diện được đâu là những vấn đề, thì một cuộc thảo luận đích thực về nội dung sẽ có thể làm được.
Ông có thể cho độc giả chúng tôi một vài ngón nghề để có một đối thoại được tôn trọng và được sinh ích thay vì một cuộc tranh luận lúc nào cũng nghèo nàn?
Còn hơn là ngón nghề, một cuộc gặp gỡ trong tôn trọng là một trạng thái tinh thần, nó không bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi «Làm thế nào tôi có thể bào chữa, bảo vệ đức tin và các lập luận của tôi khỏi bị lây nhiễm?» nhưng bằng câu «Đâu là các giá trị muốn nói ở đây?» Tiếng nói Công giáo không cung cấp súng đạn để chiến đấu, nhưng cung cấp dụng cụ để lấp hố ngăn cách giữa nhận thức và thực tế. Một cuộc đối thoại phong phú là một cuộc đối thoại cho phép hai bên nghiêng về một sự thật lớn hơn. Để lặp lại các ẩn dụ đẹp đẽ của Đức Phanxicô, chỉ cần tạo ra văn hóa gặp gỡ thay vì văn hóa loại bỏ, nơi ý kiến của người khác đáng vứt đi. Tôi sẽ hạnh phúc, nếu dự án của chúng tôi có thể làm được như vậy.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
Bạn có thấy điều gì từ trời trên tấm hình này?
Gần đây trên các trang mạng xã hội luân lưu một bức hình lạ lùng, bức hình không qua chỉnh sửa, đó là bức hình lễ rửa tội của một em bé mà giòng nước linh mục xối trên đầu em khi rơi xuống có hình tràng chuỗi mân côi. Bức hình này do bà Raquel Gatti chụp, bà là người Argentina và đầu tháng 6 vừa qua bà đã dự buổi tiếp kiến chung của Đức Phanxicô ở Quảng trường Thánh Phêrô và bà đã nhờ Cận vệ Thụy Sĩ trao lại cho ngài. «Tôi nghĩ Chúa muốn tôi tiếp tục chụp hình; tôi rất xúc động khi lần đầu tiên nhìn bức hình. Dù tôi không được tự tay đưa cho Đức Giáo hoàng nhưng tôi biết ngài đã làm phép, và giữ bức hình», bà vui mừng cho biết trong cuộc phỏng vấn với hãng tin ACI Prensa.
Em bé sơ sinh tên là Bernabé, em được linh mục Martín Aversario thuộc giáo xứ Đức Bà Bác Ái, tiểu bang Tucumán, Argentina rửa tội. Bà giải thích, «để tôi không bị cho là thiếu khách quan, tôi đã gởi bức hình cho mẹ của em bé để hỏi bà xem, khi bà nhìn bức hình này, bà có thấy như tôi thấy không, bà xác nhận đã thấy như tôi thấy.»
«Tôi đã khóc vì xúc động»
Còn về phần Evelyn, mẹ của em bé Bernabé, bà cho hãng tin ACI biết, lần đầu tiên bà nhìn tấm hình, bà tưởng «linh mục đang cầm tràng chuỗi trong tay», sau đó bà nhận ra đây là phản ảnh của giòng nước rửa tội. Bà thú nhận mình «đã khóc vì xúc động», vì thêm một lần nữa, Chúa lại chứng tỏ Ngài hiện diện trong gia đình bà.
Bà Evelyn giải thích bà bị bệnh gọi là «hội chứng chống-phospholipide, một loại chất béo» (SAPL), đặc biệt của hội chứng này là nó tạo những cục máu ở mạch máu làm cho máu luân lưu khó, trong khi mang thai, máu khó luân lưu đến cuống rún. «Guadalupe, con gái đầu tiên của tôi bị bệnh nặng hai tháng đầu tiên, cháu phải chuyền máu và phải thở oxy, nhưng nhờ ơn Chúa, tình trạng của cháu được khá. Chúng tôi không bao giờ ngừng lần hạt trong gia đình».
Bức hình được Đức Giáo hoàng làm phép
Mẹ của em bé Barnabé tin chắc bức hình «là dấu cho gia đình bà biết Chúa hạnh phúc» với họ và nói họ tiếp tục «rao giảng Tin Mừng qua tràng chuỗi và qua câu chuyện này». Bà nói thêm: «Được Đức Giáo hoàng làm phép và nhận tấm hình là cả một phép lạ cho gia đình chúng tôi, một cái gì như chạm được trời một chút qua bàn tay mình. Chúng tôi không bao giờ nghi ngờ Chúa và Đức Mẹ cùng đi với chúng tôi trong từng bước chúng tôi đi», bà khẳng định.
Đây là lần thứ nhì một sự kiện như vậy xảy đến với nhiếp ảnh gia Rachel Gatti trong lễ rửa tội. Cách đây hai năm, lần trước là hình bồ câu trắng trong nước, bà kể. «Tôi gọi đó là «Deusidência», các tình cờ của Chúa. Bởi vì theo ý nghĩa thiêng liêng của việc này là tôi ở đúng lúc, đúng chỗ mà tôi phải đứng và với đủ ánh sáng. Rất nhiều sự trùng hợp để chụp được tấm hình như vậy ...», bà Raquel cho biết.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch