Mt 13, 10-17
Ghi nhớ: “ Bởi thế, Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không thấy, nghe mà không nghe không hiểu ” (Mt 13,13).
Suy niệm: Thực trạng “ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe không hiểu ” xảy ra rất thường trong cuộc sống chúng ta. Không phải với tất cả mọi người, nhưng nó chỉ đối với những người không có ý ngay lành, không có thiện chí tìm hiểu Lời Chúa, do đó cũng không có lòng yêu mến Chúa thì Lời Chúa đối với họ thật khó hiểu và khô khan mà có khi làm chói tai họ nữa. Thiết nghĩ mỗi người chúng ta khi học hỏi Lời Chúa giáo mà không hiểu hoặc có vẻ chói tai! Chúng ta cần khiêm nhường xin ơn Chúa soi để chúng con có thể hiểu và rao giảng Lời Người.
Sống Lời Chúa: Nhận ra ý Chúa nơi từng biến cố.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Xin đừng bao giờ để chúng con thành những kẻ mù loà và câm điếc, nhưng cho chúng con nghe và thấy được ý Chúa qua từng ngày sống của chúng con. Amen.
Suy niệm với Mẹ.
“Mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc vì được nghe” (Mt 13,16).
Như Mẹ: Là người, ai cũng mong mình được sống hạnh phúc, được sung túc. Nhưng hạnh phúc và sung túc ở đâu? Chúa Giêsu thường dùng những dụ ngôn, hình ảnh quen thuộc với cuộc sống hằng ngày để giảng dạy cho dân chúng hiểu. Ai được thấy và được nghe Chúa Giêsu thì thật là phúc, bởi vì Chúa Giêsu chính là mối phúc lớn nhất mà Chúa Cha ban tặng cho chúng ta.
Với Mẹ: Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn biết dùng tất cả quan năng Chúa đã ban để đón nhận và tin vào chân lý Tin Mừng đã được mặc khải cho chúng con qua Giáo Hội.
Nhờ Mẹ: Lạy Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu, chúng con xin hiệp cùng Mẹ dâng lên Chúa những tâm tình tạ ơn và yêu mến Ngài.
Trong Mẹ: Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi. Ta hãy xin cho được lắng nghe và thực hành lời Chúa.
(Đọc 1 Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng và 1 Kinh Sáng Danh).
Thánh Lawrence ở Brindisi |
Thoạt nhìn qua tiểu sử, có lẽ đặc tính nổi bật của Thánh Lawrence ở Brindisi là ngài biết nhiều thứ tiếng. Ngoài kiến thức của tiếng mẹ đẻ là tiếng Ý, ngài còn có thể đọc và viết thông thạo tiếng Latinh, Do Thái, Hy Lạp, Đức, Bohemia, Tây Ban Nha và tiếng Pháp
Ngài sinh ngày 22 tháng Bảy 1559, và từ trần đúng 60 năm sau cũng vào ngày sinh nhật năm 1619. Tên thật của ngài là Julius Caesare, sau khi cha mẹ mất sớm, ngài được người chú nuôi nấng và cho theo học trường Thánh Máccô ở Venice.
Khi mới 16 tuổi, ngài gia nhập dòng Phanxicô Capuchin ở Venice và lấy tên là Lawrence. Ngài học triết thần, Kinh Thánh, và các ngôn ngữ ở Đại Học Padua và được thụ phong linh mục năm 23 tuổi.
Với khả năng ngôn ngữ trổi vượt, ngài có thể nghiên cứu Phúc Âm bằng tiếng nguyên thủy. Theo lời yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Clêmentê VIII, ngài dành nhiều thời giờ để rao giảng cho người Do Thái ở Ý. Ngài thông thạo tiếng Hebrew đến nỗi các giáo sĩ Do Thái tin rằng ngài là người Do Thái trở lại Kitô Giáo.
Ngài rất nhạy cảm trước nhu cầu của người khác -- đó là một đặc tính không ngờ nơi một học giả tài giỏi như vậy. Ngài được bầu làm bề trên tỉnh dòng Capuchin ở Tuscany khi mới 31 tuổi. Ngài là một con người tổng hợp của sự lỗi lạc, có lòng thương người và khả năng điều hành. Sau một loạt "thăng quan tiến chức", ngài được các tu sĩ Capuchin chọn làm bề trên toàn Dòng vào năm 1602. Với chức vụ này, ngài góp phần lớn trong việc phát triển Dòng về phương diện địa lý.
Sau khi từ chối việc tái bổ nhiệm chức vụ bề trên vào năm 1605, ngài được đức giáo hoàng chọn làm sứ thần và sứ giả hòa bình cho một vài tranh chấp giữa các hoàng gia. Vào năm 1616, ngài giã từ mọi sinh hoạt trần tục để về sống trong tu viện ở Caserta. Nhưng sau đó, thể theo lời yêu cầu của các nhà cầm quyền ở Naples, ngài đã đến Tây Ban Nha để can thiệp với Vua Philip. Cái nóng bức oi ả mùa hè trong chuyến đi ấy đã làm ngài kiệt sức, và vài ngày sau khi gặp gỡ nhà vua, ngài từ trần ở Lisbon ngày 22 tháng Bảy.
Vào năm 1956, Dòng Capuchin hoàn tất việc biên soạn 15 tuyển tập của ngài. Trong các tuyển tập ấy, mười một tập là các bài giảng, mỗi bài giảng được ngài dựa trên một câu Kinh Thánh để dẫn giải.
Ngài được phong thánh năm 1881 và được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII tuyên xưng là Tiến Sĩ Hội Thánh năm 1959.
Lời Bàn
Đặc điểm của Thánh Lawrence là tận tụy với Kinh Thánh và nhạy cảm trước nhu cầu của người khác, đó là một lối sống hấp dẫn đối với Kitô Hữu của thế kỷ 20. Thánh Lawrence đã quân bình đời sống qua việc hòa hợp giữa tinh thần kỷ luật và biết để ý đến nhu cầu của những người mà ngài được mời gọi để phục vụ.
Lời Trích
"Thiên Chúa là tình yêu, và mọi hoạt động của Người xuất phát từ tình yêu. Một khi Người muốn thể hiện sự tốt lành ấy bằng cách chia sẻ tình yêu của Người ra cho bên ngoài, thì sự Nhập Thể là một thể hiện vượt bực về sự tốt lành và tình yêu và vinh quang của Thiên Chúa. Như thế, Đức Kitô đã được tiền định trước tất cả mọi tạo vật và cho chính Người. Vì Người mà muôn vật được tạo thành, và đối với Người mà muôn vật phải quy phục, và Thiên Chúa yêu quý mọi tạo vật trong Đức Kitô và vì Đức Kitộ Đức Kitô là trưởng tử của mọi tạo vật, và toàn thể nhân loại cũng như thế giới vật chất tìm thấy nền tảng và ý nghĩa của nó trong Đức Kitô. Hơn thế nữa, điều này cũng sẽ xảy ra nếu ngay cả Adong không phạm tội" (Thánh Lawrence ở Brindisi, Tiến Sĩ Hội Thánh).
Lúa Mì VàHoa Mồng Gà
Hòa Lan là một nước nổi tiếng về hoa. Ở phía bắc Hòa Lan, có những cánh đồng hoa chạy dài tắp tít vượt cả tầm nhãn giới. Nhiều loại hoa sặc sỡ tuyệt đẹp làm say mê khách du lịch. Phía nam của Hòa Lan, trái lại, chỉ có những cánh đồng lúa mì bát ngát và khi lúa chín thì khắp nơi chỉ còn là một màu vàng ối làm nổi bật màu đỏ tím của những bông hoa mồng gà.
Cảnh đó đẹp với thi sĩ và họa sĩ nhưng rất đáng buồn đối với nông gia vì mồng gà càng sặc sỡ thì vụ lúa càng kém. Chẳng có cách nào nhổ hết được những cây mồng gà này mà không làm hư hại lúa, đằng khác hoa mồng gà càng nhiều và càng đẹp thì khách du lịch càng làm hư hại lúa nhiều, mỗi khi họ nhảy xuống ruộng để hái hoạ
Sự chung đụng của lúa mì và hoa mồng gà: đó là bức tranh tuyệt hảo của nhân loại chúng ta. Thiên Chúa tạo dựng lúa mì để nuôi sống chúng ta, nhưng Người cũng cho hoa mồng gà mọc lên để làm vui mắt chúng ta. Có lúa mì thì cũng có hoa mồng gà. Có nhà nông thì cũng có thi sĩ, họa sĩ.
Thiên Chúa cho nắng mưa hòa nhịp với nhau. Người nông gia không thể đòi hỏi chỉ có mưa cho lúa tốt. Người nghệ sĩ không thể đòi hỏi chỉ có ánh mặt trời.... Sống là biết chấp nhận sự đa diện của vũ trụ như một bức tranh tuyệt hảo. Sống là biết lấy đau khổ, mất mát của mình làm hạnh phúc cho người khác.