Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

-Suy Niệm Phúc Âm CN XV TN C

Filled under:

CN XV THƯỜNG NIÊN C (Lc 10,25-37)

 1. Bài Đọc
 “Và này có người Luật Sĩ kia (1) đứng lên hỏi Chúa Giêsu để thử Người rằng: ‘Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp?’. Người đáp: ‘Trong luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?’. Ông ấy thưa: ‘Ngươi hãy kính mến Thiên Chúa là Chúa Thượng của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và thương người lân cận như chính mình’. Chúa Giêsu bảo ông ta: ‘Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống’. “Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Chúa Giêsu rằng: ‘Nhưng ai là người thân cận của tôi?’. Chúa Giêsu đáp: ‘Có một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh 2 nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lêvi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, và cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng có người Samaria (2) đi đường, tới ngang chỗ người ấy, ông thấy, và chạnh lòng thương. Ông lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quan và nói: ‘Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác’. Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người lân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?’. Người Luật Sĩ trả lời: ‘Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy’. Chúa Giêsu bảo ông ta: ‘Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy”.

 2. Chú Thích 
(1) Người Luật Sĩ kia: Sau khi Chúa Giêsu giảng giải cho các môn đệ, thì có người Luật Sĩ đến với Chúa Giêsu. (2) Samaria: Miền Trung Palestine, thành lập từ đời vua Amri, đến sau vua Hiếtcan tái thiết, chừng hơn 100 năm trước Chúa Giêsu. Tuy dân tộc vẫn là con cháu Israel, nhưng lai giống người ngoại giáo. Vẫn tin độc thần, nhưng chỉ tin bộ Ngũ Kinh của người Do Thái, không tin các sách khác, và có đền thờ riêng ở Caridin, không lên đền thờ Giêrusalem, nên bị người Do Thái ở Giuđê kể như người có tội và ngoại giáo. Hai bên thù oán khinh bỉ nhau. Có nhà đạo sĩ Do Thái đã bảo: ‘Nước người Samaria còn dơ bẩn hơn huyết lợn!’. Người Samaria phá phách giết hại người Do Thái, có lần họ lấy xương người vứt vào trong đền thánh. 3. Suy Niệm (1) Ngày xưa, có nhiều người vẫn nhận Chúa Giêsu là một vị đại cách mạng xưa nay trong nhân loại, chính những người không tin đạo Thiên Chúa cũng nhận như thế với lòng tôn kính và quý mến. Vì hiểu cách mạng theo nghĩa tốt, nghĩa là đem lời nói và việc làm phản đối những điều sai lầm trong truyền thống, phong hóa, tập tục, có thể động chạm những hạng người đương được kính trọng, mong giảm bớt đau khổ và gia tăng hạnh phúc chân thực cho người ta và xã hội. Người đời tôn trọng kẻ giàu sang, Thiên Chúa đã chọn cảnh nghèo nàn. Người đời khinh chê hạng lao động chân tay, Thiên Chúa đã chọn xuất thân trong giới thợ thuyền.
 3 Người đời xa lánh kẻ tội lỗi, Thiên Chúa đã nhân từ hiền hậu, tha thứ một cách dễ dàng, lại tìm kiếm, hòa mình thân thiện với những người đó. Người ta tôn trọng các đạo sĩ, tin là những bậc chuyên môn bác ái và công bình, Chúa Giêsu lại đem một câu chuyện ví dụ có chính tế và phó tế không cứu giúp người thọ nạn. Vẫn hay đó là một câu chuyện ví dụ, chứ không phải thuật lại một câu chuyện thực đã xảy ra. Chúa Giêsu cũng không có ý nói đến người tôn giáo nào. Nhưng Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh về luật yêu thương người là luật thiết yếu của tôn giáo. Yêu thương người là để ý sẵn sàng giúp đỡ người ta, lấy việc đó làm quan trọng, cần kíp hơn việc gì khác. Cần phải nhớ sinh mệnh của người ta, trước là về tinh thần, sau là về cơ thể, đều quan trọng, mình không thể trì hoãn, không được bỏ qua, bất kỳ vì một cớ gì; cũng không cần nhận biết nạn nhân là ai, thù hay bạn, người tội lỗi hay kẻ đạo đức, có tôn giáo hay không, chỉ biết có một điều đó là một con người, tức là con của Thiên Chúa, anh chị em của mình. (2) Người Samaria kia có tiếng tội lỗi, vô đạo, đã hiểu luật đó. Có khi anh đương đi việc cần kíp, nhưng anh lấy việc cứu người làm quan trọng hơn. Anh dừng lại, làm đủ cách để săn sóc, như Chúa Giêsu đã cố ý mô tả từng chi tiết nhỏ mọn. Lại còn cẩn thận, nhờ ông chủ quán chăm nom săn sóc giúp đỡ và sẵn sàng hoàn lại các thứ phí tổn, mặc dù nạn nhân không phải là bà con bạn hữu của mình. Có khi lại là người Do Thái khinh khi thù ghét mình. Không hại gì, mình chỉ biết đó là một con người bị nạn. Anh cũng không sợ nguy hiểm, biết đâu đó là một tay phản động phá rối trị an, chính quyền đương cho theo dõi. Biết đâu đó là một tay giết người cướp của. Biết đâu lại chính là một người đương tìm cách hại mình. Không quan hệ gì. Mình chỉ biết đó là một con người, lại là một người lâm nạn. Anh thực là một người có lòng thương yêu, và biết phải làm thế nào mới gọi là thương yêu. Anh không ngại tốn công, tốn của, không sợ nguy hiểm cho mình. Có khi anh còn vui mừng thực hiện đức thương yêu, là đức tính cao trọng cần thiết nhất, càng thi hành được chừng nào là càng hạnh phúc chừng ấy. Cũng có khi anh không nghĩ đến hạnh phúc đời sau, anh cũng không nghĩ đến linh hồn của anh, chưa chắc anh là người có tôn giáo; nhưng anh biết chắc có một điều giá trị ý nghĩa của con người là phải yêu thương người; giúp đỡ cho người ta bớt đau khổ bao nhiêu là hay là quý bấy nhiêu, là thêm giá trị xứng đáng của con người. 4 (3) Vì đó, ông Luật Sĩ kia, cũng như Chúa Cứu Thế, đều nhận anh ấy mới thực là anh em của người lâm nạn. Có làm việc thương yêu giúp đỡ nhau mới là anh em, chứ không phải chỉ có tình trong lòng, hay chỉ có lời nói suông ngoài miệng. Có khi phải chịu hy sinh nguy hiểm mới thực là anh em. Ông Luật Sĩ hỏi ai là anh em tôi? Chúa Giêsu hỏi lại, ai là anh em của người lâm nạn? Dường như Chúa Giêsu muốn giải thích hai điều kiện. Có thi hành việc thương yêu giúp đỡ mới là anh em nhau. Đã là anh em, thì phải thương yêu giúp đỡ nhau. Làm người sinh tồn là để thương yêu giúp đỡ nhau, gây điều hạnh phúc cho nhau. Càng thực hiện thương yêu giúp đỡ nhau bao nhiêu là càng sinh tồn bấy nhiêu. Người quen làm việc thương yêu giúp đỡ thì quen được sinh tồn, tức là sinh tồn vĩnh cửu, từ dưới đất lên đến trên trời. Còn người không làm việc thương yêu giúp đỡ, lại còn làm hại anh em, là phản ngược việc sinh tồn. Tuy bề ngoài còn sinh sống, còn được gọi là con người, nhưng phần sinh tồn và ý nghĩa giá trị con người đã giảm mất sa sút thế nào. Càng có nhiều việc độc ác làm hại người ta càng phá tan cuộc sinh tồn, nên những người đó không được sinh tồn vĩnh cửu. Trong mấy lời vắn tắt, Chúa Giêsu đã giải thích rõ ràng ý nghĩa, giá trị và hiệu quả của luật yêu thương người. 

@Thiên Phong-Trần Minh Đức Bảy